Bách hợp

Vị thuốc Đông y

Bách hợp ( 百合 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: BÁCH HỢP (Xuất xứ: Bản kinh).

+ Tên khác: Bạch bách hợp (白百合), Bạch bách hợp, Toán não thự (蒜脑薯).

+ Tên Trung văn: 百合 Bǎi Hé

+ Tên Anh văn: Lanceleaf Lily Bulb Greenish Lily Bulb Low Lily Bulb

+ Tên la tinh:

Dược liệu Bulbus Lilii, Bách hợp nguồn gốc thực vật Lilium brownii F. E. Brown var.colchesteri Wils.

+ Nguồn gốc: Bổn phẩm là lá vảy chất thịt khô ráo của Quyển đơn Lilium lancifolium Thunb, Bách hợp Lilium brownii F.E.Brown var. viridulum Baker hoặc Bách hợp lá nhỏ Lilium pumilum DC thực vật họ Bách hợp (Bunchflower).

Bách hợp Lilium brownii F.E.Brown var. viridulum Baker

Dược liệu Bách hợp

Thu hái

Mùa thu, đông móc lên, lọai bỏ bộ phận trên mặt đất, rửa sạch đất, bóc lấy vỏ chồi, dùng nước sôi vớt qua hoặc sau khi hấp sơ qua, sấy khô hoặc phơi khô.

bách hợp
bách hợp

Bào chế

Bách hợp: Lựa bỏ tạp chất, vảy đen,

– Mật bách hợp: Lấy Bách hợp sạch, thêm mật ong luyện chín (100 cân Bách hợp dùng 6 cân 4 lượng mật luyện) với nước sôi lượng vừa phải. Quấy đều, đậy kín hãm 1 chút, để vào trong nồi dùng lửa nhỏ rang đến khi sắc vàng không dính tay là mức, lấy ra để nguội.

– Phẩm hối tinh yếu: Hấp chín dùng.

Phân biệt tính chất, đặc điểm:

Bách hợp có dạng hình bầu dục dài, bề mặt mầu trắng, mầu vàng be nhạt hoặc hm tim, có những đường vân dọc mầu trắng chạy song song tụm đầu lại với nhau, phía đầu ngọn hơi nhọn, phía gốc hơi rộng, chung quanh mỏng, hơi gợn sóng, hơi cong về phía trong. Chất cứng mà giòn, mặt cắt khá bằng phẳng, có dạng sưng. Không có mùi, vị hơi đắng. Loại nào cảnh đều, nạc dây, màu trắng vàng, chất cứng, gân ít là loại tốt.

Tính vị

– Trung dược đại từ điển: Ngọt hơi đắng, bình.- Trung dược học: Ngọt, hơi lạnh.

– Bản kinh: Vị ngọt, bình.

– Biệt lục: Không độc.

– Cứu hoang bản thảo: Vị ngọt cay, bình.

– Trường sa dược giải: Vị ngọ hơi đắng, hơi hàn.

Qui kinh

– Trung dược đại từ điển: Vào kinh Tâm, Phế.- Trung dược học: Vào kinh Phế, Tâm, Vị

– Lôi Công bào chế dược tính giải: Vào 4 kinh Tâm Phế, Đại, Tiểu trường.

– Bản thảo hối ngôn: Vào kinh Thủ túc thái âm, Thủ túc quyết âm, Thủ túc dương minh.

– Dược phẩm hóa nghĩa: Vào 3 kinh Phế, Tâm, Đởm.

Công dụng và chủ trị

Nhuận Phế cầm ho, thanh tâm an thần.

Trị phế tổn ho lâu, ho nhổ máu đàm; Sau khi bệnh nhiệt, hư nhiệt chưa sạch, hư phiền hồi hộp, đánh trống ngực, thần chí hỏang hốt ; chân tê phù (cước khí phù thũng).

(1) Nhuận phế cầm ho: Dùng trị ho, khạc huyết do phế táo hoặc âm hư, thường phối hợp với Xuyên Bối.

(2) Thanh tâm an thần: Dùng trị dư nhiệt không sạch sau khi bệnh nhiệt, hư phiền không ngủ, thần chí hốt hỏang, thường phối hợp với Địa hòang.

(3) Bản kinh: Chủ tà khí bụng trướng đầy, đau tim, lợi đại tiểu tiện, bổ trung ích khí.

(4) Biệt lục: Trừ phù thũng lư trướng, bĩ mãn (khối cứng đầy), nóng lạnh, thông thân đau nhức, cùng với nhũ nan, hầu tý, cầm nước mắt.

(5) Dược tính luận: Trừ dưới Tâm cấp, đầy, đau, trị cước khí, nấc do nhiệt.

(6) Thực liệu bản thảo: Chủ Tâm cấp hòang.

(7) Nhật Hoa tử thảo bản: An tâm, định đởm, ích trí, dưỡng ngũ tạng. Trị điên tà khóc lóc, kêu gọi ngông cuồng, tim hồi hộp, đánh trống ngực, giết sâu độc (cổ), trừ độc khí, nhũ ung, phát bối cùng với các chứng nhọt sưng, và trị sản hậu huyết cuồng vận.

(8) Bản thảo diễn nghĩa: Trị thương hàn họai hậu bách hợp bệnh.

(9) Bản thảo mông thuyên: Trừ nấc thời dịch.

(10) Y học nhập môn: Trị Phế nuy, Phế ung.

(11) Cương mục thập di: Thanh đàm hỏa, bổ hư tổn.

(12) Thượng Hải thường dùng Trung thảo dược: Trị ho Phế nhiệt, ho khan, ho lâu ngày, hư nhiệt sau bệnh nhiệt, phiền táo không an.

Cách dùng và liều dùng

– Trung dược đại từ điển: Trong uống: Sắc thang, 0,3 ~ 1lượng; hấp ăn hoặc nấu cháo ăn. Dùng ngòai: Giã đắp.

– Trung dược học: Sắc uống 6 ~ 12g. Chích mật có thể tăng thêm tác dụng nhuận Phế.

Kiêng kỵ

– Trung dược đại từ điển: Ho đàm do phong hàn, tiêu chảy do trúng hàn kỵ dùng.

– Bản thảo phùng nguyên: Trung khí hư hàn, nhị tiện họat tiết kỵ dùng.

– Bản thảo cầu chân: Mới ho không nên vội dùng.

Những cấm kỵ khi dùng thuốc:

Người nào tỳ vị hư hàn dẫn tới đau lạnh ổ bụng, ỉa chảy và bị ngoại cảm phong hàn dẫn tới ho, đều phải kiêng không được dùng thuốc.

Bảo quản:

Để nơi khô ráo, phòng ẩm, phòng hoá độc.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học: Thân củ Bách hợp hàm chứa Colchicines v.v… nhiều lọai Ancaloit cùng với Tinh bột, Protein, Chất béo v.v… (Trung dược đại từ điển).
  2. Tác dụng dược lý: Dịch lấy nước Bách hợp có tác dụng cầm ho, trừ đờm đối với thực nghiệm động vật; Có thể chống suyễn cóc do histamine gây ra; Dịch lấy nước Bách hợp còn có tác dụng cường tráng, trấn tĩnh, chống dị ứng; Dịch lắng cồn nước sắc Bách hợp có tác dụng chịu đựng thiếu ô xy; Còn có thể ngăn ngừa chứng giảm bạch cầu do cyclophosphamide gây ra (Trung dược học).

Theo các nghiên cứu hiện đại, bách hợp có hàm chứa nhiều loại kiềm sinh vật, chất tinh bột, chất albumin, chất béo. Thuốc sắc có tác dụng giảm ho, và tăng lưu lượng hấp thụ của phổi.

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị ho không thôi, hoặc trong đàm có máu: Khỏan đông hoa, Bách hợp (sấy, hấp) lượng bằng nhau. Thuốc trên nghiền nhỏ, luyện mật làm hòan, lớn bằng hạt nhãn . Mỗi lần 1 hòan, sau bửa ăn, trước khi đi ngủ nhai nhỏ, nước gừng nuốt ngậm tan tốt nhất.

(Tế sinh phương, Bách hoa cao).

+ Phương thuốc 2: Trị bệnh phổi thổ huyết: Bách hợp mới giã nước, hòa nước uống, cũng có thể nấu ăn.

(vệ sinh giản dị phương)

+ Phương thuốc 3:

Trị tạng Phế ủng nhiệt phiền muộn: Bách hợp mới 4 lượng, dùng mật nửa chén nhỏ, trộn với Bách hợp, hấp cho mềm, thường ngậm bằng quả táo, nuốt nước.

(Thánh huệ phương).

+ Phương thuốc 4:

Trị tai điếc, tai đau : Bách hợp khô nghiền bột, uống 2 chỉ với nước ấm, ngày 2 lần.

(Thiên kim phương)

+ Phương thuốc 5: Bách hoa tiển.

Bách hợp 30g, Đông hoa 15g, sắc nước uống, có thể trị ho do Phế nhiệt, họng khô miệng khát.

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 6: Bách hợp Tri mẫu thang

Bách hợp 30g, Tri mẫu 15g, sắc nước uống, dùng trị các lọai triệu chứng do sau khi bệnh nhiệt.

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 7: Bách hợp 30g, Ô dược 10g, sắc nước uống, có thể trị đau bao tử lâu ngày không khỏi.

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 8:

Bách hợp 50g, Sa sâm 15g, Đường phèn 15g, sắc nước uống. Trị ho khan, miệng khô họng ráo.

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 9:

Bách hợp, Liên ngẫu tiết mỗi vị 20g, sắc nước uống, nước thang hòa vào Bạch cập bột 10g uống, có thể trị ho ra máu do Phế âm hư gây ra.

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 10:

Bách hợp 15g, Mạch đông 10g, Ngũ vị tử 10g, Đông trùng hạ thảo 10g, Xuyên bối mẫu 6g, sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang, có thể trị chứng ho suyễn, đàm ít, họng khô, hơi ngắn mệt mỏi v.v…

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 11:

Bách hợp 30g, Bắc sa sâm 15g (Cũng có thể gia Đông hoa 10g), Đường phèn 15g, sắc uống, mỗi ngày 1 thang, trị ho khan ít đàm, họng khô miệng ráo.

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 12: Bách hợp mật

Bách hợp 100g, mật ong 50g trộn đều hấp chín, vào lúc trước khi ngủ ăn.

Thích hợp dùng trị chứng suy nhược thần kinh, ngủ không tốt, ho lâu, miệng khô v.v…

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 13: Thanh chưng Bách hợp

Bách hợp tươi rửa sạch, hấp chín ăn, có thể dùng liên tục, có hiệu quả tốt đối với viêm gan, bệnh bao tử, thiếu máu, cơ thể hư nhược.

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 14: Bách hợp đường thủy.

Bách hợp 100g, đường trắng lượng thích hợp, nấu canh ăn.

Thích hợp dùng vào người mắc lao phổi và thời kỳ sau bệnh nhiệt cùng với các chứngmất ngủ, tim hồi hộp, tinh thần không an, phế nuy, phế ung, đàm hỏa khạc huyết v.v…

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 15: Cháo Bách hợp

Bách hợp 50g, gạo tẻ 100g, cùng nấu cháo, thêm đường phèn cho hợp vị ăn.

Có tác dụng nhuận Phế cầm ho, dưỡng tâm an thần. Thích hợp dùng trị các chứng Viêm phế quản mãn, phế nhiệt hoặc phế táo gây ra ho khan, cùng với lao phổi, ho lâu không khỏi, ngủ không ngon, phiền táo không an, phế khí thũng, khạc huyết, hội chứng thời kỳ mãn kinh, suy nhược thần kinh v.v…

Tỳ vị hư yếu hoặc ho cảm mạo phong hàn không nên dùng.

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 16: Cháo Bách hợp

Bách hợp, Hột sen, Ý dĩ các vị lượng thích hợp, cùng nấu cháo, thêm đường phèn hoặc đường trắng cho hợp vị ăn.

Có tác dụng tư bổ, an thần, ích vị, nhuận phế.

Thích hợp dùng trị các chứng hư yếu, tim hồi hộp, đại tiện lỏng, bệnh chân tê phù (cước khí) v.v…

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 17:Phế tạng ủng nhiệt. Phiền muộn ho.

Dùng Bách hợp mới 4 lượng, thêm mật hấp mật mềm, thường ngậm 1 miếng nuốt nước.

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 18:

Bệnh phổi thổ huyết.

Dùng Bách hợp mới giã nước uống.

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 19:

Nhọt sưng không vỡ.

Dùng Dã bách hợp cùng muối giã bôi đắp.

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 20: Trường phong hạ huyết, có Bách hợp tử, sao rượu hơi đỏ, nghiền nhỏ, uống với nước sôi

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 21: Bách hợp cố kim thang

– Công hiệu: Dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận phế hóa đàm.

– Chủ trị: Chứng Phế Thận âm khuy, hư hỏa thượng viêm gây ra hầu họng khô đau, ho đàm máu, lòng bàn tay chân phiền nóng, lưỡi đỏ rêu ít, mạch tế sác v.v…Có thể dùng trị lao phổi do âm hư, mà thấy yết hầu viêm, hoặc ho ra máu.

– Thành phần: Sinh địa 4 chỉ, Thục địa 6 chỉ, Mạch đông 3 chỉ, Bối mẫu 2 chỉ, Bách hợp 8 chỉ, Đương qui 1, 5 chỉ; Bạch thược 3 chỉ, Cam thảo 1,5 chỉ; Huyền sâm 3 chỉ, Cát cánh 3 chỉ.

– Cách dùng: Sắc nước uống.

(Trung dược đại từ điển)

+ Phương thuốc 22: – Chủ trị: Giãn phế quản, khạc huyết.

– Thành phần: Bách hợp 2 lượng, Bạch cập 4 lượng, Cáp phấn 2 lượng, Bách bộ 1 lượng.

– Cách dùng: Tất cả nghiền nhỏ, luyện mật làm hòan, mỗi hòan nặng 2 chỉ, mỗi lần 1 hòan, ngày 3 lần.

(Tân Cương Trung thảo dược thủ sách)

+ Phương thuốc 23: – Chủ trị: Thần kinh suy nhược, tâm phiền mất ngủ.

– Thành phần: Bách hợp 5 chỉ, Toan táo nhân 5 chỉ, Viễn chí 3 chỉ.

– Cách dùng: Sắc nước uống.

(Tân Cương Trung thảo dược thủ sách)

+ Phương thuốc 24:

Theo báo cáo dùng Bách hợp, Bồ công anh mỗi vị 30g; Ô dược, Thanh bì, Ngũ linh chi mỗi vị 10g, sắc nước, uống sau bữa cơm tối, điều trị loét tiêu hóa, có hiệu quả nhất định.

Các phương thuốc bổ dưỡng thường dùng:

Bách hợp chúc (Cháo bách hợp)

Bách hợp 20g

Gạo tẻ 30g

Nấu cháo ăn như thường.

Chữa các bệnh ho khan, khạc ra máu, trong tim phiền nhiệt.

Bách hợp kê đản hoàng thang (thang bách hợp lòng đỏ trứng gà)

Bách hợp 45g

Trứng gà 1 quả

Bách hợp ngâm 1 đêm, nổi bọt trắng, đổ nước ấy đi, cho nước lã vào nấu, khi đánh lòng đỏ trứng vào quấy đều lại đun tiếp, cho đường phèn hoặc đường kính vào cho ngọt.

Dùng để chữa các bệnh thần kinh thất thường sau khi ốm nặng, phụ nữ bị histeria và hoảng hốt bất an, bị nôn mửa do bị thần kinh.

Bách hợp lục đậu thang (thang bách hợp đậu xanh)

Bách hợp tươi 100g

Đậu xanh 300g

Gia vị vừa phải.

Nhặt hết tạp chất trong đậu xanh, bách hợp bẻ ra, bỏ lớp vỏ già bên ngoài, rửa sạch. Đặt nồi lên bếp đun to lửa, cho nước vào đun sôi, cho đậu xanh, bách hợp vào, đun sôi, vớt lớp bọt nổi ỏ’ bên trên. Chuyển sang đun nhỏ lửa, khi nào đậu xanh nở bung ra, bách hợp nhừ tơi ra thì nhắc nồi ra, cho mì chính, muối tinh, hành hoa vào là được.

Dùng để chữa các bệnh mùa hè cảm nắng, miệng khát, tâm phiền, đái đỏ, đái dắt, sưng tấy lở loét v.v…

Bách hợp nhưỡng lê (Bách hợp hấp lê)

Bách hợp 9g

Lê 1 quả

Đường trắng 15g

Bách hợp rửa sạch, lê thái miếng, cho vào bát cùng với đường, hấp chín là được.

Dùng để chữa viêm phế quản.

Bách hợp trư phế thang (thang bách hợp, phổi lợn)

Bách hợp 30g

Phổi lợn 250g

Hai vị thuốc trên sắc nhỏ lửa cho tới khi phổi lợn chín nhừ, cho thêm muối tinh mì chính. Uống thang, ăn phôi lợn, ngày 1 thang chia 2 lần. Uống liền 10 – 15 ngày.

Dùng để chữa bệnh lao hạch, ho ra máu, triều nhiệt, đổ mồ hôi trộm, tiêu gầy, hấp thụ kém …

Bách hợp đồn kê (Bách hợp hầm gà)

Bách hợp 100g

Thịt gà 500g

Gia vị vừa phải

Cho nước vào hầm chung, làm thức ăn ăn cơm.

Dùng để chữa các chứng thân thể hư nhược, viêm phế quản mạn, phù thũng.

Bách hợp địa hoàng chúc (cháo bách hợp, địa hoang)

Bách hợp 30g

Sinh địa 30g

Gạo lức 30g

Sắc sinh địa 2 lần lấy nước nấu bách hợp gạo lức thành cháo, ăn hết trong 1 ngày.

Dùng để chữa bệnh âm hư phế táo, ho ra máu, triều nhiệt, đổ mồ hôi trộm, gan bàn chân bàn tay nhiệt, trong lòng buồn bực, đêm ngủ không yên, hoặc thường xuyên đổ máu cam v.v…

Bạch đường bách hợp thang (thang bách hợp, đường trắng)

Đường trắng 30 – 50g

Bách hợp 50 – 100g

Cho nước vào sắc 1 giờ, lấy thang uống ngay, hoặc uống nhiều lần thay trà.

Dùng để chữa các chứng phế âm bất túc, sinh ra ho khan không có đờm, đổ mồ hôi trộm, tâm âm bất túc, hư nhiệt tác động đến hệ thần kinh sinh ra tâm phiền bất an, mất ngủ v.v…

Bách hợp noạ mễ chúc (Cháo bách hợp, gạo nếp)

Bột bách hợp 30g

Gạo nếp 100g

Đường phèn vừa phải

Gạo nếp đem nấu cháo, khi nào sôi cho bách hợp vào, đun nhỏ lửa cho cháo chín, đánh đường phèn vào. Ăn làm 2 lần sớm, tối.

Dùng cho các bệnh do âm hư phế táo sinh ra và các bệnh suy nhược thần kinh, ung thư phổi, viêm phế quản mạn, các chứng bệnh của phụ nữ thời kỳ sạch kinh.

Cẩu ngư đồn bách hợp (bách hợp hầm cá oa oa)

Cá oa oa: là 1 món ăn quí hiếm của Trung Quốc, tên là “đại nghê”, tục gọi “cá oa oa ” là động vật lưỡng thê, mình dài bẹt, mắt nhỏ, mồm to, 4 chân ngắn, sống trong các khe nước trong hang núi, nhiều nhất ở Quảng Tây, tiếng kêu như trẻ con khóc.

Cẩu ngư (cá oa oa) 250g

Bách hợp 50g

Hầm chung 2 thứ với nhau, cho gừng, muối, gia vị vào ăn.

Dùng để chữa các bệnh mất ngủ, tim thảng thốt, hay quên v.v… do thân thể hư nhược hoặc âm huyết bất túc gây nên.

Bách hợp tỳ bà ngẫu trà (trà tỳ bà, bách hợp, ngó sen)

Bách hợp (được loại tươi thì tốt) 30g

Ngó sen tươi 30g

Tỳ bà (bỏ hạt) 30g

Ngó sen tươi rửa sạch, thái miếng, sắc chung với bách hợp, tỳ bà, lấy nước, pha thêm đường trắng lượng vừa phải nêu được đường phèn càng quí. Uống liên tục thay trà.

Dùng để chữa các chứng táo nhiệt thương phế, hư nhiệt nhiễu hung, gây ra viêm phổi ho khan mãi không khỏi, thậm chí có khi trong đờm dãi lẫn máu, miệng khô lưỡi rộp, má và môi đỏ chót, tưa lưỡi mỏng và khô, mạch đập rất yếu v.v…

Liên tử bách hợp ôi sấu nhục (hạt sen, bách hợp hầm thịt nạc)

Hạt sen 50g – Thịt nạc 250g

Bách hợp 50g – Gia vị vừa phải

Hạt sen bỏ tâm, rửa sạch cùng với bách hợp; thịt lợn thái miếng dài 3cm, rộng l,5cm. Bỏ cả ba thứ vào nồi, cho nước vừa phải cùng với hành, gừng, muối, rượu gia vị, đun sôi, sau đó ninh nhỏ lửa 1 giờ. Hằng ngày ăn vào 2 bữa sớm, tối.

Dùng để chữa tâm hư tỳ hư gây ra tim thảng thốt, mất ngủ và chứng phế âm hư sinh ra ho khan nhiệt thấp, tạng người tiêu gầy, ăn uống không ngon miệng…

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận