Táo bón – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao

Triệu chứng bệnh

Triệu chứng táo bón

Táo bón là một hiện tượng luôn khiến người ta bực mình và phải tìm mọi cách để điều trị. Trước hết tôi muốn nói một điều rằng không có ai qui định mỗi ngày đều phải đi cầu một lần. Tuỳ theo thói quen đi cầu của mỗi người khác nhau, thời gian ăn, số lượng ăn, trạng thái trao đổi chất, uống vào bao nhiêu nước, hay có dùng thuốc gì không… đều là nguyên nhân dẫn tới số lần và thời gian đi cầu. Một người có sức khoẻ bình thường, thường một ngày hai lần hay một ngày một lần đi cầu theo những khoảng thời gian nhất định.

Hiện tượng táo bón với trạng thái khác với thói quen vốn có. Ví dụ một người đã quen đi cầu sau bữa ăn sáng nhưng đột nhiên thói quen đó bị thay đổi, đôi khi phải chờ vài ngày mới đi một lần, phân rất cứng như trái banh nhỏ, hay trở thành những sợi phân khác với kích thước thường, đây chính là triệu chứng táo bón.

Trước hết xin giới thiệu sơ qua quá trình thải phân của cơ thể. Thức ăn đi từ thực quản tới dạ dày, sau đó chất dinh dưỡng được trích ra, do máu hấp thụ, những thứ còn lại sẽ đi xuống ruột non, tiếp tục quá trình hấp thụ, và cuối cùng những gì còn lại là những chất không cần thiết sẽ được thông vào ruột già. Lúc đó chất nước được tiết ra từ thành trong ruột già sẽ trộn với chất thải trên khiến chúng trở nên mềm, trơn, dễ dàng di động, đi tới phần thấp nhất của trực tràng và kết tràng. Kết tràng sẽ phình lên và kích thích thần kinh, thần kinh ra tín hiệu lên não bộ, não sẽ hạ lệnh cho cơ thể tiến hành những công việc cần làm là đi cầu.

Triệu chứng Táo bón
Triệu chứng Táo bón

Bất kỳ một sự thay đổi của nhu động ruột đều cho thấy tình trạng cơ thể khác thường, có thể là trạng thái thay đổi ngắn ngủi và nhẹ nhàng nhưng cũng có thể là tình hình hết sức nghiêm trọng gây tổn hại vĩnh viễn. Xin ví dụ : sự nhu động của ruột bị chậm lại do một số chứng bệnh như suy tuyến giáp, hay dị ứng thuốc. Như vậy thì đồ thừa sẽ đi xuống rất chậm dẫn tới một ngày không có đi cầu. Giả sử người đó có hiện tượng mất nước, phân sẽ vì thiếu nước mà trở nên khô tụ thành một cục. Khi trong ruột có tổ chức tăng sinh, tắc nghẽn đường thải phân, cũng gây tới táo bón, đồng thời phân bị biến dạng trở nên dài hẹp. Có một số người thích nhịn không đi cầu, thật là tự làm phiền cho mình ! Cứ nuôi mãi thói quen như vậy khiến dây thần kinh trực tràng có phản ứng chậm chạp, khi trực tràng phình tới cực độ mới phát ra tín hiệu đi cầu.

Trên đây là một số khái niệm về táo bón, dưới đây xin nêu một số triệu chứng táo bón để phân tích tình hình cụ thể của mình:

Nếu như táo bón luân phiên xuất hiện với tiêu chảy, bác sĩ cần kiểm tra đường thông phân, có bị tắc nghẽn hay không, rất có thể do kết tràng túi thừa hay khối u. Tuy nhiên hiện tượng luân phiên như vậy đa số là một triệu chứng xấu, cũng có khi người bệnh tiểu đường hay ruột dị ứng cũng có triệu chứng tương tự.

Khi táo bón, có thải ra hơi không, nếu không cho thấy trong ruột hoàn toàn bị tắc nghẽn cần cấp cứu ngay. Nếu như vậy người bệnh sẽ đau bụng dữ dội và bụng cũng bị phình to.

Nếu táo bón thường xuyên lặp đi lặp lại, thường là do thức ăn bạn thiếu chất xơ hay bổ sung nước không đầy đủ. Tuy nhiên ruột bị dị ứng cũng là một nguyên nhân.

Các loại thuốc dưới đây có thể gây táo bón: loại thuốc chứa morphin hay cocain;thuốc verapamil, thuốc an thần khác nhau, thuốc trị loãng xương như thuốc bể sung canxi, hay một số thuốc ức chế toan.

Đi cầu chỉ thải ra hơi ? Lúc này bạn nên hối hận vì trước đây mình không chịu tập một thói quen đi cầu cho tốt.

Khi táo bón, bạn nên chú ý hình dáng của phân nếu trở nên hình sợi, cho thấy tắc nghẽn xuất hiện ở vị trí thấp hơn trong ruột, thông thường có phân như vậy là mắc chứng ung thư. Nhưng dị ứng ruột đơn thuần cũng khiến phân có hình dáng thay đổi.

Khi phát hiện táo bón, nên chú ý màu phân, nếu phân có máu chắc bị trĩ hay hậu môn bị thương nhưng phải chú ý là đôi khi chứng bệnh ung thư cũng gây hiện tượng máu ở phân.

Nếu phân có chất nhờn mà không có máu, cho thấy kết tràng bị kích thích. Nếu phân toàn máu chắc có khối u. Nếu phân có màu đen chắc do phần trên đường tiêu hoá bị xuất huyết như uống quá nhiều rượu,quá liều thuốc aspirin dẫn tới loét hay thành dạ dầy bị xâm thực.

Khi đi cầu có cảm giác đau chắc có trĩ to nơi hậu môn, hay làn da bị thương nứt.

Sau khi đi cầu nhưng cứ như là đi chưa hết, tình hình này là triệu chứng táo bón lâu ngày hay chứng dị ứng ruột. Nhưng cũng có thể có khối u trong vị trí thấp hơn của ruột hay ở trực tràng.

Trong khi bạn bị táo bón lại có hiện tượng lên cân có thể bạn bị suy tuyến giáp. Do tốc độ trao đổi chất trở nên chậm chạp, khiến nhu động ruột chậm theo, tăng dinh dưỡng hâp thụ nên tăng cân.

Nếu bạn táo bón mà sụt cân trước hết nên kiểm tra mình có bị khối u trong cơ thể hay không ? Nhưng không cần quá lo lắng, vì một người có tâm trạng lo nghĩ cũng có thể khiến thói quen đi cầu thay đổi, đồng thời ảnh hưởng tới sự thèm ăn, khiến sụt cân.

Hay bạn đang thử một chế độ ăn mới, đột nhiên thay đổi thói quen ăn và nhất là hấp thụ ít lại chất xơ, cũng gây triệu chứng táo bón.

Thiếu vận động hay đối với người bệnh nằm một chỗ cũng dễ bị táo bón, nếu là đối tượng sau thì nên uống một số thuốc giúp mềm phân, cho tới khi trở lại bình thường.

Nếu bạn táo bón kèm theo bí tiểu chắc do khối u đè vào bàng quang khiến bạn luôn thấy mắc tiểu, cho dù không cần tiểu.

Nếu bạn bị táo bón kèm theo số lượng đi tiểu ít lại, do biến chứng ở cột sống có thể gây ảnh hưởng tới co thắt bàng quang và chức năng dạ dày và ruột.

Tóm lại nguyên nhân dẫn tới táo bón tuy rất nhiều, nhưng hiện tượng nêu trên đã bao gồm 95% nguyên nhân gây bệnh. Cuối cùng muốn nhắc nhở các bạn một điều, ngày thường không nên quan trọng hóa vấn đề đi cầu, nhưng khi có thay đổi liên tục và rõ rệt thì cũng không nên sơ ý.

táo bón ở trẻ em
Táo bón ở trẻ em

Định hướng biện pháp xử lý

Triệu chứng : TÁO BÓN

Khả năng mắc bệnh Biện pháp xử lý
1. Không tập thói quen đi cầu từ nhỏ.

2. Hấp thụ không đủ chất xơ và nước.

3. Phản ứng thuốc.

4. Suy tuyến giáp.

•   Nên đi cầu theo tín hiện sinh lý chá nên “nhịn”.

•  Hàng ngày hâp thụ ít nhât 30gr chất xơ và 8 ly nước.

•  Uống những thứ thuốc không gây táo bón.

•  Bổ sung kích thích tố tuyến giáp.

5. Hiện tượng mất nước. • Bổ sung chất nước hay chất lỏng.
6. Thịt dư kết tràng hay khối u. • Mổ.
7. Ruột bị kích thích hay viêm • Thuốc men, thuốc an thần.
8. Thiếu vận động. • Nên siêng vận động.
9. Cản ngại về cột sống. • Điều trị cho đúng chứng bệnh

Xem chi tiết bệnh

Thuốc chữa trị bệnh táo bón

Chứng táo bón – Nguyên nhân và điều trị

Chữa táo bón theo Y học cổ truyền (Chứng đại tiện bí)

Bệnh Suy giáp ở người lớn

Triệu chứng bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận