Chóng mặt hay ngất xỉu – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao

Triệu chứng bệnh

Triệu chứng chóng mặt hay ngất xỉu

Bạn đang ăn tại một tiệm ăn oi bức, trong phòng toàn là mùi thuốc lá. Bạn đang uống một ít rượu khai vị, chờ thức ăn mang tới, đột nhiên bạn cảm thấy trong mình rất yếu ớt, chóng mặt, như bị chích thuốc tê, tầm nhìn bắt đầu mơ màng, buồn nôn, nếu không kịp thời nắm lấy chiếc ghế bên cạnh, có thể bạn sẽ bị ngất xỉu. Vài phút sau bạn mới cảm thấy đỡ hơn.

Người bên cạnh nếu chú ý quan sát, sẽ thấy bạn có nét mặt xanh xao, đổ mồ hôi hột, nếu bạn không kịp ngồi xuống có lẽ bạn sẽ bị ngất và nhờ tới sự cứu giúp của người bên cạnh. Tuy nhiên nếu người đó cho rằng bạn bị bệnh tim, mà vội vàng tiến hành cấp cứu, đè lên ngực bạn, làm hô hấp nhân tạo, trong khi chờ xe cứu thương nhưng bạn đã kịp tỉnh lại, khiến đối phương còn tưởng là chính anh ta đã giúp cho bạn tỉnh đó !

Thực ra, bạn đâu cần phải nhờ tới sự cấp cứu như vậy.

Trong trường hợp như vậy, những hiểu biết nửa vời thật hết sức nguy hiểm. Nếu như thực sự muốn cứu người cần phải qua khóa học cấp cứu CPR, vì khóa học này không những giúp bạn biết cấp cứu khôi phục hoạt động tim phổi một cách đúng đắn, đồng thời dạy cho bạn phân biệt sự khác nhau giữa bệnh tim tái phát với ngất xỉu. Cho nên nếu bạn giúp một ai bị té xuống giữa đường, chỉ cần giúp cho tư thế thoải mái một chút, đứng quan sát vài phút, kê cao chân người bệnh, cho tăng lượng máu chảy về não, đa số người bệnh sẽ tự động tỉnh, vì đa số trường hợp như vậy thường do bị ngất. Tuy nhiên khi người đó bị ngất, bạn nên gọi dùm xe cấp cứu, nếu ngất hơn 30 giây, thì phải tiến hành động tác cấp cứu tim phổi, nhưng với điều kiện là bạn phải có trình độ về phần đó. Trước khi tiến hành cấp cứu nên kiểm tra xem người đó có mạch đập và hơi thở hay không.

Chóng mặt
Chóng mặt

Sở dĩ bị ngất là do máu chảy về đầu đột nhiên bị giảm, khiến huyết áp bị tụt, mà muôn huyết áp giữ được một trạng thái ổn định cần sự phối hợp hết sức nhịp nhàng của rất nhiều cơ chế trong cơ thể, trong đó có những cơ chế khiến huyết áp tăng, một số lại khiên huyết áp giảm, khi cơ chế khiến huyết áp giảm mạnh hơn cơ chế khiến huyết áp tăng, thì sẽ xuâl hiện hiện tượng bị ngất. Trường hợp nêu ở phần đầu là chứng bệnh có tên gọi là giãn mạch đột ngột, thông thường xuất hiện ở nơi oi bức, bụng đói uống vào chút rựơu. Ngoài ra, như đau, bị thương, sợ hãi cũng có những triệu chứng như trên, có khi người ta lấy máu trong tư thế ngồi cũng có hiện tượng ngất xỉu.

Ngoài ra, còn có một hiện tượng gây chứng bệnh giãn mạch đột ngột là : ho dữ dội, rặn phân quá sức, tiền liệt tuyên bị sưng khiến tiểu khó….Nếu thật sự là trường hợp tiền liệt tuyến bị sưng thì phải chú ý vị trí ngồi khi tiểu, từ từ không nên căng thẳng gấp gáp mà sinh bệnh. Còn có trường hợp do đang nằm và ngồi dậy quá đột ngột, vì huyết áp hạ thấp khiến ngât xỉu, nhất là những người già thường dùng thuốc hạ huyết áp.

Trên cổ có một bộ phận hết sức nhạy cảm, đó là xoang động mạch cảnh (Carotid Sinus), bạn dùng tay ấn vào phía trên cổ bên phải, là phần dưới của xương cằm, dễ dàng cảm thấy mạch đập. Nếu người bệnh nhịp tim quá nhanh, cần giảm nhẹ nhịp, bác sĩ thường ấn nơi đó, có một số người lớn tuổi chỉ cần chuyển động nhẹ cái đầu, cũng có thể đè trúng xoang động mạch cổ, khiến nhịp tim trở nên chậm, huyết áp tụt và ngất xỉu, chỉ cần nơi đây bị đè trúng thì dẫn tới hiện tượng ngất.

Huyết áp đột nhiên hạ thấp hoặc máu chảy vào não bị giảm, đều có thể khiến người ta bị ngất xỉu, thuốc men cũng có thể gây triệu chứng tương tự, mỗi thứ thuốc an thần, thuốc trị bệnh tim, hay hạ huyết áp, đều có thể khiến người sử dụng bị ngất,nhất là người già có tỉ lệ phát bệnh cao. Khi bạn ngậm nitroglixerin để giảm cơn đau thắt ở tim, sau một phút, triệu chứng sẽ giảm hẳn, thuốc này có tác dụng thư giãn động mạch toàn thân, kể cả động mạch vành ở tim, cho máu được trôi chảy, nhưng sau khi đạt tới yêu cầu này, lại khiến huyết áp trong mạch máu hạ thấp, dễ xuất hiện hiện tượng ngất xỉu, (đây là lý do tại sao đứng thường dễ ngất hơn), cả quá trình xem ra dường như tương tự chứng giãn mạch đột ngột. Chỉ cần người bệnh nằm xuống sẽ có thể tự tỉnh, tuy nhiên để bảo đảm an toàn, cũng nên cho tiến hành đo điện tim, để xác định bệnh tình.

Triệu chứng chóng mặt trong Hội chứng Mênie
Triệu chứng chóng mặt

Nếu như nhịp tim đột nhiên chậm lại, cũng khiến người ta bất tỉnh. Khi nhịp tim giảm xuống còn dưới 45-50 lần / phút, không phải trường hợp tôi nêu, vì có một số vận động viên có nhịp tim còn thấp hơn. Tôi muốn nói tới khi nhịp tim cứ tiếp tục xuống cho tới dưới 30 lần / phút ! Khi uống chung những thứ thuốc như Inderal cùng với Dương địa hoàng, rất dễ có triệu chứng như vậy. Ngoài ra còn có một thứ bệnh gọi là nghẽn nhịp, cũng gây hiện tượng tương tự. Dù chứng nào đi nữa nhưng với nhịp tim như vậy, tim sẽ đưa máu về não bộ không đủ, khiến người bệnh bị ngất.

Ngược lại nếu nhịp tim nhanh quá cũng có thể khiến bị ngất, nhưng không phải chỉ ở tình huống sau một lần đánh banh, nhịp tim lên tới 150/ phút, mà đôi khi bạn chỉ ngồi mà nhịp tim cũng nhảy hơn 200/ phút ! Lúc này, giữa mỗi lần nhảy không có cơ hội cho tim trở lại trạng thái bình thường, để duy trì những nhịp thở cho nhịp nhàng, tim không thể tống máu, cuối cùng khiến người bệnh bị ngất, tuy nhiên chúng ta chưa thể tìm ra nguyên nhân cụ thể, chỉ biết hiện tượng này thường xảy ra trên những ai mắc chứng bệnh tim.

Xin giúp các bạn nắm được cách phân biệt giữa giãn mạch đột ngột và chứng ngất xỉu do bị bệnh nặng khác, khi ngất một cách đơn thuần, ngực ít thấy có bị đè nặng, đau hay thắt chật, cũng không thứ sốc, tuy chỉ có hơi chóng mặt, buồn nôn. Còn nếu do loạn nhịp tim, sẽ không liên quan tới tư thế lúc đó của người bệnh, còn chứng giãn mạch đột ngột thì chỉ phát bệnh khi với tư thế đứng, còn nếu người bệnh ngất ngay khi nằm trên giường thì không phải là chứng ngất đơn thuần mà là chứng bệnh nghiêm trọng không thể sơ ý.

Lo âu và tâm trạng hốt hoảng cũng khiến người ta khi thở quá nhanh (Hyper Vetilates) mà xuất hiện chóng mặt, thậm chí ngất xỉu, lúc này hình thái hô hấp là một tràng thở vừa nhanh lại vừa sâu. Thông thường con người trong trạng thái căng thẳng cũng có triệu chứng tương tự, có người từ đó trở thành thói quen khi thở như luôn cảm thây thiếu không khí mà dẫn tới thở cho thật sâu, làm như vậy khiến hít vào quá nhiều CO2 của mình thở ra, bị ngất, bạn cứ thử thở sâu vài cái, tay chân sẽ nhanh chóng có cảm giác đau nhức, đầu cũng hơi choáng váng. Nếu cứ kiên trì với kiểu thở như vậy sẽ rất dễ bị ngất xỉu.

Chóng mặt phải làm sao
Chóng mặt phải làm sao

Tuy nhiên, còn có một số chứng bệnh nghiêm trọng khiến người ta bất tỉnh, như chứng bệnh hệ thần kinh, mất nhiều máu, biến chứng van tim, máu tắc nghẽn ở phổi, bệnh tim, người bệnh trúng gió, tiểu đường do có quá nhiều Isuline dẫn tới đường máu hạ thấp …

Duới đây xin đơn cử một số triệu chứng để giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây ngất xỉu :

  • Có thường gặp hiện tượng ngất xỉu hay không ? Có khi một ngày xảy ra mấy lần ? Nếu thường xảy ra như vậy thì có thế do chứng bệnh tim hay chứng động kinh chưa phát hiện đang tiềm ẩn ở cơ thể.
  • Sau khi ngất, có tỉnh lại nhanh chóng hay không ? Nếu nhanh chóng tỉnh lại có thể do chứng giãn mạch đột ngột hay một nguyên nhân nào đó khiến huyết áp hạ nhanh. Nếu ngược lại, thí dụ như sau một giờ mới tỉnh, người bệnh có bệnh tiểu đường, thì có lẽ do máu đường hạ, hay hệ tim mạch, thần kinh.
  • Khi bạn cúi xuống thấy chóng mặt, hoa mắt thậm chí ngất, đây có lẽ là chứng bệnh u nhầy nhĩ trái (Atrial Myxoma) khá hiếm thấy.
  • Hiện tượng ngất khi làm việc cật lực, hay dùng sức quá mạnh thường là do nhiều nguyên nhân, nhưng đa số vẫn do chứng bệnh tim hay phổi.
  • Chóng mặt khi nằm xuống thấy khỏe hơn, vấn đề thường do huyết áp quá thấp.
  • Khi xuất hiện đột quỵ, kể cả hiện tượng ngất xỉu, thường do bệnh tim, hệ thần kinh hay bị động kinh.
  • Sau khi ngất phát hiện thải phân màu đen hay như dầu hắc, tức là xuất huyết bên trong, và gáy thiếu máu nghiêm trọng, ngất chính do thiếu máu.[1]

Định hướng biện pháp xử lý

Triệu chứng : Bất tỉnh nhân sự

Khả năng mắc bệnh Biện pháp xử lý
1. Ngất xỉu thường (giãn mạch đột ngột). • Cho nằm ngửa chờ tới khi tỉnh, kiêm tra tìm ra nguyên nhân bệnh.
2. Xoang động mạch cổ bị chèn ép. • Giảm nguyên nhân gây stress.
3. Thuốc an thần hay trị cao huyết áp. • Giảm đường hay ngưng thuốc.
4. Thuốc Nitroglycerin dành cho người bệnh tim. • Ngồi xuồng trước khi uống.
5. Nhịp tim quá chậm. • Nếu do thuốc, nên điều chỉnh lượng thuốc, nếu do nghẽn nhịp thì phải cây vào máy chỉnh nhịp.
6. Nhịp tim quá nhanh. • Thuốc.
7. Trúng gió. • Chăm sóc động viên.
8. Chứng bệnh tim mạch. • Điều trị thích đáng.
9. Đường máu quá thấp. • Không chế trạng thái insulin trong cơ thể nếu là bệnh tiểu đường, chọn chế độ ăn thấp đường cao protein.
10. Xuất huyết. • Cầm máu, truyền máu.

Xem chi tiết bệnh

Nhịp xoang chậm trong bệnh tim mạch

Hội chứng nhịp chậm-nhịp nhanh (rối loạn chức năng nút xoang)

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết đột ngột và điều trị bệnh

Rối loạn nhịp nhanh – nhịp tim nhanh

Nhịp nhanh xoang – nguyên nhân, điều trị

Triệu chứng bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận