Zentel

Thuốc Tân dược
Thuốc tẩy giun Zentel
Thuốc tẩy giun Zentel (Albendazole)

ZENTEL

SMITHKLINE BEECHAM

viên nén 200 mg: vỉ 2 viên, hộp 1 vỉ. viên nén 400 mg: vỉ 1 viên, hộp 1 vỉ. hỗn dịch uống 4% (w/v): lọ 10 ml.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên
Albendazole 200 mg

 

cho 1 viên
Albendazole 400 mg

 

cho 100 ml
Albendazole 4 g

TÍNH CHẤT

Zentel có tác động diệt giun, trứng và ấu trùng nhờ ức chế phản ứng trùng hợp tubulin. Tác động này phá vỡ sự chuyển hóa của giun, sán làm suy kiệt năng lượng, từ đó bất động và tiêu diệt các giun nhạy cảm.

CHỈ ĐỊNH

Zentel là một benzimidazole carbamate có hoạt tính diệt giun sán và động vật đơn bào tác động trên các ký sinh trùng tại mô và đường ruột:

Giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun kim (Enterobius vermicularis), giun móc (Necator americanus, Ancylostoma duodenale), giun tóc (Trichuris trichiura), giun lươn/giun chỉ (Strongyloides stercoralis), sán dãi (Taenia spp và Hymenolepsis nana, chỉ trong trường hợp nhiễm ký sinh phối hợp), bệnh sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis), bệnh sán Opisthorchis gan (Opisthorchis viverrini) và bệnh ấu trùng da di chuyển ; bệnh Giardia (G. gamblia, G. duodenalis, intestinalis, Lamblia intestinalis) ở trẻ em.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không nên dùng trong thai kỳ hoặc ở phụ nữ nghi có thai.

Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với thuốc (albendazole hoặc các tá dược).

LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ

Để tránh sử dụng Zentel trong lúc mới có thai, đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh sản nên bắt đầu dùng thuốc trong tuần lễ đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi xét nghiệm thai âm tính. Hiện nay việc albendazole hoặc các chất chuyển hóa của nó có tiết ra trong sữa mẹ ở người vẫn chưa được biết rõ. Do đó, không nên dùng Zentel lúc đang nuôi con bú trừ khi đã nhận định lợi ích điều trị nhiều hơn nguy cơ có thể gặp phải khi dùng thuốc.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Praziquantel được ghi nhận làm tăng nồng độ trong huyết tương của chất chuyển hóa có hoạt tính của albendazole.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Cũng như các benzimidazole khác, hiếm khi xảy ra các triệu chứng đường tiêu hóa trên (như đau thượng vị hoặc đau bụng, buồn nôn, nôn) và tiêu chảy khi dùng thuốc. Nhức đầu và chóng mặt cũng hiếm gặp. Các tác dụng này cũng xảy ra khi bị nhiễm giun, sán.

Các phản ứng dị ứng bao gồm phát ban, ngứa và nổi mề đay cũng được ghi nhận nhưng rất hiếm.

Không thấy các tác dụng bất lợi ảnh hưởng lên khả năng lái xe hoặc vận hành máy.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Liều lượng:

Chỉ định Tuổi Liều dùng Thời gian điều trị
–  Giun đũa.

–  Giun kim*.

–  Giun móc.

Người lớn và trẻ em > 2 tuổi 400 mg (2 viên 200 mg hoặc

10 ml hỗn dịch 4%)

Liều duy nhất
Trẻ em từ 1-2 tuổi 200 mg (1 viên 200 mg hoặc Liều duy nhất
– Giun tóc 5 ml hỗn dịch 4%)
–  Bệnh giun lươn.

–  Bệnh sán dãi Taenia.

–  Bệnh sán Hymenolepis**

Người lớn và trẻ em > 2 tuổi 400 mg (như trên) 1 liều/ngày x

3 ngày

–  Bệnh sán lá gan nhỏ do Clonorchis.

–  Bệnh sán Opisthorchis gan

Người lớn và trẻ em 2 tuổi 400 mg (như trên) 2 liều/ ngày x 3 ngày
– Bệnh Giardia Chỉ ở trẻ 2-12 tuổi 400 mg (như trên) 1 liều/ ngày x 5 ngày
  • Để khỏi bệnh hoàn toàn trong trường hợp nhiễm giun kim, cần thực hiện những biện pháp giữ vệ sinh triệt để và đồng thời cũng phải điều trị cho thân nhân và những người sống chung nhà.

** Trường hợp xác định nhiễm bệnh sán Hymenolepis, cần tái điều trị sau 10- 21 ngày.

Cách dùng:

Nếu bệnh nhân không khỏi bệnh sau 3 tuần, chỉ định liều điều trị thứ hai.

Không cần áp dụng những biện pháp đặc biệt như nhịn đói hoặc dùng thuốc xổ khi dùng thuốc. Viên nén: có thể được nhai hoặc uống với nước.

Hỗn dịch: lắc kỹ chai trước khi dùng.

QUÁ LIỀU

Trong trường hợp quá liều, nên điều trị triệu chứng (rửa dạ dày) và các biện pháp nâng đỡ tổng trạng.

BẢO QUẢN

Viên nén: bảo quản < 30oC.

Hỗn dịch: bảo quản < 30oC và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Dùng trước hạn sử dụng được nêu rõ trên nhãn thuốc.

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

6 Comments

    1. Author

      Bạn nên đọc kỹ: “Không cần áp dụng những biện pháp đặc biệt như nhịn đói hoặc dùng thuốc xổ khi dùng thuốc. Viên nén: có thể được nhai hoặc uống với nước.
      Hỗn dịch: lắc kỹ chai trước khi dùng.”
      Như vậy không quan trọng về thời gian uống trước hay sau ăn.

      Reply
  1. Con e 33 tháng uống zentel 200mg, Bs kê uống hai viên nhưng e nhìn nhầm chỉ uống 1 viên vậy trường hợp này sử chỉ thế nào? Có nên uống lại từ đầu ko, uống hai hôm rồi thì e mới phát hiện ra mình uống thiếu một viên

    Reply
  2. cho em hỏi con em 4 tuổi em mua zentel 200mg cô bán thuốc bảo uống 1 viên còn 1 viên 3 tuần sau mới uống có đúng ko ạ

    Reply

Trả lời Thuỳ dương Hủy