Efferalgan – thuốc giảm đau hạ sốt tác dụng nhanh

Thuốc Tân dược

Efferalgan là viên nén sủi bọt dễ dùng với tác dụng giảm đau hạ sốt nhanh nên rất hay được dùng cho các trường hợp sốt cao trên 38,5oC, tùy theo mức độ đau mà người dùng có thể sử dụng thuốc Efferalgan như sau:

  • Người lớn: 0,5-1 g, 3 lần/ngày. Không dùng quá 3 g/ngày.
  • Trẻ em: 60 mg/kg/24 giờ, chia làm 4-6 lần/ngày.

Các lần dùng thuốc nên cách nhau ít nhất 4 giờ. 

Tổng liều Efferalgan hàng ngày không được vượt quá 80 mg/kg/ngày cho trẻ dưới 37 kg.

Suy thận nặng (thanh thải cr atinine dưới 10 ml/phút): cách khoảng các lần dùng thuốc ít nhất 8 giờ.Thuốc efferalgan-500mgThuốc efferalgan-500mg

CÁCH DÙNG

Uống thuốc Efferalgan với một cốc nước to (thả viên thuốc vào cốc nước cho tới khi tan hết rồi uống). Không dùng cho trẻ em dưới 15 kg. Đối với trẻ em từ 15 kg trở lên (từ khoảng 3 tuổi trở lên) dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn sử dụng thuốc có trong hộp (lọ) thuốc. Các lần dùng thuốc Efferalgan nên cách nhau ít nhất 4 giờ.

Xem thêm Hướng dẫn dùng thuốc giảm đau đúng cách

THÀNH PHẦN

Efferalgan cho 1 viên sủi bọt
Paracétamol 500 mg
(Na: 412,4 mg hoặc) (17,9 mEq)

cho 1 muỗng lường 5 ml
Paracétamol 150 mg

cho 1 gói bột dùng cho trẻ nhỏ
Paracétamol 150 mg

Efferalgan cho 1 toa dược dùng cho trẻ nhũ nhi
Paracétamol 80 mg

Xem thêm Thuốc Efferalgan Codeine

TÁC DỤNG VÀ CHỈ ĐỊNH CỦA EFFERALGAN

Thuốc Efferalgan Điều trị triệu chứng các bệnh gây đau và/hoặc sốt. Ngoài ra còn có thể chỉ định rộng rãi trong các trường hợp cơ khớp đau do chấn thương, thấp khớp, viêm thần kinh như đau lưng, vẹo cổ, bong gân, căng cơ quá mức, gãy xương, trật khớp, đau sau giải phẫu…Điều trị cảm sốt, nhức đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau nhức cơ quan vận động…

Efferalgan là viên nén sủi bọt dễ dùng với tác dụng giảm đau hạ sốt nhanh
Efferalgan dùng với tác dụng giảm đau hạ sốt nhanh

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Chuyển hóa ở gan: Efferalgan được chuyển hóa theo 2 đường và được đào thải trong nước tiểu dưới dạng liên hợp glucuronic (60-80%) và liên hợp sulfonic (20-30%), và dưới 5% dưới dạng không đổi. Một phần nhỏ (< 4%) được chuyển hóa dưới tác dụng của cytochrome P450 thành chất chuyển hóa, chất này sau đó được khử độc nhanh chóng bởi glutathion. Trường hợp ngộ độc do dùng liều cao, lượng chất chuyển hóa này tăng lên.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Quá mẫn cảm với Efferalgan. Vài trường hợp dị ứng biểu hiện bởi các phát ban ngoài da với hồng ban hoặc mề đay, cần phải ngưng thuốc.
  • Suy tế bào

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

  • Những bệnh nhân có tiền sử về viêm loét dạ dày hoặc xuất huyết đường tiêu hóa cần thận trọng khi dùng thuốc, khi dùng cần đặc biệt theo dõi.
  • Ở trẻ em dùng liều 60 mg/kg/ngày, Efferalgan chỉ dùng phối hợp một thuốc hạ sốt khi thuốc không có hiệu quả này.
  • Khi phải theo chế độ ăn nhạt, lưu ý đến lượng sodium có trong thuốc.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Vài trường hợp dị ứng: phát ban ngoài da với hồng ban hoặc mề đay. Hiếm khi giảm tiểu cầu. Thuốc thường làm tăng men gan khi dùng nhiều nhưng thường men gan sẽ trở lại bình thường sau khi ngừng sử dụng thuốc.

QUÁ LIỀU

  • Quá liều Efferalgan :
    • Triệu chứng: buồn nôn, nôn, chán ăn, xanh xao, đau bụng.

    Dùng liều quá cao, trên 10 g ở người lớn (liều thấp hơn ở người nghiện rượu) và trên 150 mg/kg ở trẻ em, dùng một lần, có thể gây phân hủy tế bào gan đưa đến hoại tử hoàn toàn và không hồi phục, nhiễm toan chuyển hóa, bệnh não dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.Cơn đau quặn

    • Xử trí cấp cứu :

    Chuyển ngay đến bệnh viện.

    Rửa dạ dày để loại trừ ngay thuốc đã uống.

    Dùng càng sớm càng tốt chất giải độc N- acétylcystéine uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Quá liều codéine :

    • Dấu hiệu ở người lớn: ức chế cấp các trung khu hô hấp (tím tái, thở chậm), buồn ngủ, phát ban, nôn ói, ngứa, mất điều hòa, phù phổi cấp.
    • Dấu hiệu ở trẻ em (ngưỡng gây độc 2 mg/kg, 1 lần dùng): giảm tần số hô hấp, các cơn ngừng thở, co đồng tử, co giật, dấu hiệu “phóng thích histamine”, phù mặt, ban ngứa, trụy mạch, bí tiểu.
    • Xử trí cấp cứu: Trợ hô hấp.
  • Làm gì để phòng tránh quá liều Thuốc Efferalgan?

Khi bị cảm cúm, đặc biệt là trẻ em không nên dùng Thuốc Efferalgan để tự điều trị quá 5 ngày, đối với người lớn không quá 10 ngày.Những người bị bệnh gan, suy dinh dưỡng, nghiện rượu, những người đang bị mất nước (do sốt cao kéo dài), người đang dùng các thuốc chống co giật (điều trị động kinh) phải thận trọng và chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

Người ta ghi nhận đã có khá nhiều trường hợp ngộ độc Thuốc Efferalgan dẫn đến hoại tử tế bào gan, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc ở người có chức năng gan hoạt động kém: Thuốc Efferalgan gây nhiễm độc gan là do dùng quá liều. Vì vậy, nên lưu ý:

  • Không được dùng Thuốc Efferalgan để tự điều trị cảm sốt, giảm đau quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ con, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn
  • Đối với người lớn, liều thông thường không nên quá 3g/ngày (mỗi lần chỉ nên dùng 500mg- 1000mg, một ngày không quá 3 lần). Riêng người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan đã kém. Ở nước ngoài, người ta ghi nhận người cao tuổi dễ bị ngộ độc, do dùng quá liều Thuốc Efferalgan, chỉ vì tự ý dùng nhiều thuốc với tên biệt dược khác nhau, nhưng thực chất chứa cùng một hoạt chất là Thuốc Efferalgan mà bản thân người đó không biết.
  • Người uống rượu nhiều không nên dùng bừa bãi Thuốc Efferalgan, đặc biệt không nên uống thuốc với mục đích “ngừa nhức đầu, để uống rượu không say” (cũng giống như một số người trước khi uống rượu thường uống vài viên aspirin để tăng “đô”, nhưng tăng “đô” đâu không thấy, chỉ làm hại dạ dày, có nguy cơ bị xuất huyết tiêu hóa!). Thuốc Efferalgan và rượu đều có hại cho gan, do đó nếu kết hợp sẽ làm tăng độ nguy hại lên nhiều lần.

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

3 Comments

  1. Da thua bac si
    Em moi uong xong thuoc cam sui.mui ho.Vay gio lai uong them vien sui bot dau dau EFFERALGAN CODEINE co duoc khong a?

    Reply

Trả lời Thuốc chữa bệnh Hủy