Thuốc kháng acid và bọc lót dạ dày – ruột

Tác dụng thuốc

Những thuốc kháng acid tiếp xúc làm tăng pH của dịch dạ dày nhờ khả năng đệm và trung hoà acid chlohydric của chúng; những thuốc bọc lót dạ dày có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại những yếu tố xâm hại nhờ khả năng che phủ của chúng.

Với liều tương đương nhau, thì hydroxyd. nhôm, và hydroxyd magiê có cùng một hiệu quả kháng acid và hiệu quả đắp rịt như nhau. Hyđroxyd nhôm có khả năng trung hoà quan trọng và kéo dài, trong khi hyđroxyd magiê có tác dụng nhanh và ngắn. Vì tác động nhuận tràng, nên người ta chọn hydroxyd magiê cho những bệnh nhân hay bị táo bón. Ngược lại, hydroxyd nhôm lại là thuốc gây táo bón, do đó được ưu tiên sử dụng cho những bệnh nhân mà tốc độ vận chuyển của ruột nhanh. Việc sử dụng phối hợp những thuốc tường tự với magiê (có tác dụng nhuận tràng) và với nhôm (tác dụng gây táo bón) về nguyên tắc phải trung hoà được hiệu quả của chúng đối với sự vận chuyển ở ruột. Những chế phẩm dạng nhũ tương có hiệu quả hơn so với dạng thuốc viên.

Dimeticon (polysilan) không có tác dụng kháng acid, nhưng chủ yếu có tác dụng kháng-sủi bọt và chống đày hơi.

Những alginat trong môi trường acid sẽ hình thành một thể keo (gel) nổi lên phần trên của dịch vị, và được sử dụng trong trường hợp trào ngược dạ dày-thực quản.

Tất cả những muối nhôm trừ muôi phosphat, đều có khả năng thu giữ phosphat trong thức ăn. Vì vậy, người ta cũng kê đơn hydroxyd nhôm trong điều trị chứng tăng phosphat-huyết. Ở những bệnh nhân suy thận đang làm thẩm phân máu, sử dụng các muối nhôm có khả năng bị biến chứng bệnh não do nhôm.

Bicarbonat natri và carbonat calci có tác dụng trung hoà hiếm

thấy; nhưng đã bỏ không dùng vì hiệu quả bột phát của chúng.

Thgo nguyên tắc chung, nên sử dụng những thuốc dạng nhũ tương hơn, so với thuốc dạng viên.

Chỉ định: điều trị triệu chứng những dấu hiệu chức năng của bệnh loét dạ dày-tá tràng, của chứng trào ngược dạ dày-thực quản, và của bệnh viêm dạ dày.

Loét dạ dày-tá tràng: cho thuốc kháng acid vào 1-2 giờ sau bữa ăn và buổi tối trước lúc đi ngủ. Trong trường hợp loét cấp tính có thể cần phải cho thuốc mỗi giờ một lần.

Trào ngược dạ dày-thực quản: cho thuốc kháng acid ngay sau bữa ăn và buổi tối lúc đi ngủ.

Viêm dạ dày với tăng acid: cho thuốc kháng acid như trong trường hợp loét.

Liều lượng: phụ thuộc vào nồng độ hoạt chất trong viên thuốc hoặc trong thuốc dạng keo (nên hỏi ý kiến của củă những nhà sản xuất thuốc); nên uống thuốc vào một giờ sau bữa ăn hoặc vào lúc có triệu chứng xuất hiện.

Tác dụng phụ

Táo bón (muôi nhôm) hoặc ỉa chảy (muôi magiê).

Muối nhôm: sử dụng kéo dài và với liều cao có thể gây ra mất phospho, và đôi khi gây ra nhuyễn xương; ngoài ra, ở những bệnh nhân suy thận ngay cả khi họ đang được làm thẩm phân máu, thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh não do tích luỹ nhôm.

– Muối magiê: có thể gây ra chứng viêm đại tràng do thuốc nhuận tràng, với rối loạn các chất điện giải, nhất là giảm kali-huyết.

Tương tác thuốc: làm giảm hấp thu nhiều loại thuốc khác (do đó phải uống cách nhau ít nhất 2 giờ).

CÁC THUỐC KHÁNG ACID

Alcloxa + aldioxa + calci Carbonat Ulfon ® (Lafon).

Alginat

Gaviscon ® (SmithKline Beecham).

Topaal ® (Sinbio)

Hydrotalcit

Ultacite ® (Roche Nicholas) Hydroxyd nhôm. + hydroxyd magiề Contracide ® (Norgine)

Gelox ® (Beaufour).

Gelusil ® (Warner Wellcome) Maalox ® (Théraplix).

Mucal ® (Irex).

Rocgel ® (Roques).

Supralox ® (Théraplix). Hydroxyd magiê

Chlorumagène ® (Thepenier). Phosphat nhôm

Phosphalugel ® (Yamanouchi).

Các thuốc bọc lót dạ dày

Dimeticon

Dụng gel Polysilane (Upsa).

Polysilane Jouille ® (Synthelabo) [+ hydroxxyd nhôm, sorbitol].

Siligaz ® (SmithKline Beecham)

Silicat

Actapulgite ® (Beauíour).

Bedelix ® (Beaufour). Gastropulgite ® (Beaufour). Smecta ® (Ipsen).

Sucraựat

Kéal ® (Biogalénique).

Sucralfat – tên thông dụng Ulcar ® (Houdé).

Tính chất: những muối phức hợpvnhôm có hiệu quả tại chỗ bảo vệ tế bào, và hiệu quả chống loét đối với niêm mạc dạ dày.

Chỉ định và liều lượng

Loét dạ dày-tá tràng tiến triển: lg, uống 4 lần mỗi ngày, vào nửa giờ trước các bữa ăn và vào lúc đi ngủ, trong 4-6 tuần.

Phòng ngừa loét tá tràng tái phát: 1 g, uống 2 lần mỗi ngày, vào nửa giờ trước bữa điểm tâm và lúc đi ngủ.

Phòng ngừa loét do stress: ở những bệnh nhân có nguy cơ cao, nên uống 1 g, 6 lần mỗi ngày.

Thận trọng

Xác minh loét là lành tính.

Tránh điều trị kéo dài trong trường hợp suy thận (vì nguy cơ tích tụ thuốc và bệnh não) hoặc trường hợp giảm phosphat-huyết (vì nguy cơ tăng năng tuyến cận giáp trạng, hoặc còi xương loạn dưỡng kháng vitamin).

Nếu uống sucraíalt phối hợp vơi những thuốc khác thì phải uống các thuốc cách nhau ít nhất 2 giờ.

Tác dụng phụ

Táo bón, buồn nôn, nôn.

Khô miệng.

Phát ban ở da..

Trong điều trị thuốc dài ngày: có nguy cơ hấp thụ nhôm, mất phospho, và bệnh não trong trường hợp suy thận.

Tương tác thuốc: với các thuốc chống đông máu uống, với digitalis, phenytoin (làm giảm hấp thu các thuốc này); sau khi uống sucrafalt, mà cần uống các thuốc khác nữa, thì phải uống cách nhau ít nhất 2 giờ.

Các thuốc chống loét và chống tiết dịch vị

Thuốc kháng histamin H2

Tính chất: những thuốc kháng histamin H2 làm giảm chế tiết ở dạ dày bằng cách kìm hãm các thụ thể H2 của những tế bào thành của tuyến niêm mạc dạ dày.

Những thuốc này được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh loét tá tràng; thường thì sử dụng những thuốc này, có thể đạt kết quả khỏi bệnh được khoảng từ 4-6 tuần, và sau đó thì có thể tiếp tục điều trị với liều lượng thấp hơn để làm trì hoãn lại thời gian tái phát. Tuy nhiên, nếu loét tá tràng dai dẳng hoặc tái phát mặc dù đã được điều trị nghiêm túc, thì điều trị liên tục vẫn là đúng.

Trong bệnh loét dạ dày, chỉ được kê đơn những thuốc kháng histamin H2 sau khi đã chắc chắn là không có tổn thương ác tính (nội soi với sinh thiết nhiều chỗ), vì lý do tác dụng giảm đau của thuốc có thể làm cho chẩn đoán ung thư bị chậm lại một cách nguy hiểm.

Không được kê đơn những thuốc này đối với những trường hợp khó tiêu thông thường và viêm dạ dày. Thuốc cũng có chống chỉ định dùng trong bệnh viêm dạ dày teo đét (vì làm nặng thêm chứng giảm acid chlohydric).

Chỉ định

Bệnh loét dạ dày hoặc tá tràng tiến triển.

Loét miệng nối sau phẫu thuật (nối thông dạ dày-hỗng tràng).

Hội chứng Zollinger-Ellison.

Viêm thực quản do trào ngược (hồi lưu) dạ dày-thực quản, khi các biện pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc có chống chỉ định.

Phòng ngừa loét tá tràng tái phát.

Phòng ngừa hội chứng hít phải chất chứa từ dạ dày (hội chứng Mendelson).

Dạng thuốc tiêm: sử dụng trong trường hợp chảy máu do bệnh loét, loét do stress.

Thận trọng

Trong trường hợp loét dạ dày,phải làm nội soi và sinh thiết nhiều chỗ trước khi bắt đầu điều trị và khi kết thúc điều trị để có thể loại trừ khả năng ung thư.

Trong trường hợp suy thận, cần giảm liều lượng tuỳ theo mức thanh thải creatinin.

Cho thuốc rất thận trọng trong trường hợp có rối loạn ở gan hoặc não.

Chống chỉ định

Nếu bệnh nhân tăng mẫn cảm vôi thuốc.

Khi có thai (chưa xác định được tính vô hại) và đang cho con bú (thuốc bài tiết theo sữa).

Tác dụng phụ

Rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy.

Khó chịu, nhức đầu, chuột rút (co cứng cơ).

Lú lẫn tâm thần, giãy giụa, mê sảng.

Nhịp xoang chậm (nhất là sau khi tiêm thuốc), nhịp tim nhanh, bloc nhĩ-thất.

ức chế tuỷ xương gây ra giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tuy hiếm xảy ra.

Rối loạn nội tiết ở nam giới (trong trường hợp sử dụng thuốc kéo dài, biến chứng này rõ rệt hơn nếu sử dụng cimetidin): bất lực, chứng vú to ở nam giới, tăng hàm lượng prolactin, giảm số lượng tinh trùng (hiệu quả kháng androgen).

Làm cho các vi khuẩn trong dạ dày dễ phát triển vì giảm độ acid (độ toan) trong dạ dày.

Tăng transaminase và phosphatase kiềm.

Ban ở da, tan tế bào gan, hiếm xảy ra.

Nếu ngừng thuốc đột ngột, thì có thể gây ra tái phát cấp tính, thủng, chảy máu.

Tương tác thuốc: những thuốc kháng histamin H2 có thể làm quá trình chuyển hoá một số chất ở gan

chậm lại (Do đó phải hiệu chỉnh liều lượng, hoặc sử dụng thuốc không liên tục), nhất là chuyển hoá các chất chống đông máu thuộc loại coumarin, các thuốc phenytoin, theophyllin, thuốc chẹn beta, và những benzodiazepin; gây kém hấp thu vitamin B12.

CÁC BIỆT DƯỢC (thuốc kháng histamin H2)

Cimetidin

Cimetidin – tên thông dụng Stomédine ® (SmithKline Beecham). Tagamet ® (SmithKline Beecham).

Liều lượng: người lớn 800 mg/ ngày uống một lần vào buổi tối. Trẻ em: 20-25 mg/ngày chia làm 4-6 lần.

Tiêm tĩnh mạch hoặc bắp thịt: 800-1600 mg/ ngày.

Famotidin

Pepcidac ® (Martin).

Pepdine ® (M. s. & D.-Chibret)

Liều lượng: người lớn 40mg/ ngày, uống một lần vào buổi tối.

Hội chứng Zollinger-Ellison: 80mg/ ngày chia làm 4 lần.

Tiêm tĩnh mạch: 20 mg cứ 2 giờ một lần.

Nizatidin

Nizaxid ® (Lilly).

Liều lượng: người lớn: 300 mg/ ngày uống 1 lần vào buổi tối.

Truyền tĩnh mạch: 100 mg 3 lần mỗi ngày.

Ranitidin

Azantac ® (Glaxo Wellcome). Raniplex ® (Fournier).

Liều lượng: người lớn 300 mg/ ngày uống 1 lần vào buổi tối.

Hội chứng Zollinger-Ellison: 600 mg/ ngày chia làm 4 lần.

Tiêm bắp thịt hoặc tĩnh mạch : 50 mg, 1-4 lần mỗi ngày.

Truyền tĩnh mạch:                   0,125-

0,250mg/kg/giờ.

Các thuốc ức chế bơm proton

Tính chất:      là dẫn xuất của benzimidazol, có tác dụng làm giảm chế tiết acid ở dạ dày, bất kỳ do loại kích thích nào, bằng cách ức chế enzym H+ K+ ATPase (được gọi là “bơm proton”).

Chỉ định

Loét tá tràng hoặc loét dạ dày tiến triển.

Viêm thực quản do trào ngược dạ dày-thực quản.

Loét dai dẳng (dạ dày hoặc tá tràng): 40 mg mỗi ngày trong vòng 8 tuần.

Chảy máu ổ loét tá tràng.

Hội chứng Zollinger-Ellison.

Thận trọng

Trong trường hợp loét dạ dày, xác minh tính chất lành tính của ổ loét bằng sinh thiết.

Khi điều trị với liều cao thì không được ngừng thuốc đột ngột.

Chống chỉ định

Bệnh nhân quá mẫn với thuốc.

Khi có thai (chưa khẳng định được tính vô hại) và đang cho con bú.

Tác dụng phụ

Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, ỉa chảy (có thể cần phải tạm ngừng thuốc).

Có khả năng vi khuẩn trong dạ dày phát triển mạnh vì thiếu độ acid (mất độ toan).

Phản ứng da dị ứng: phát ban, hãn hữu nhạy cảm ánh sáng, ban đỏ đa dạng, viêm da bọng nưác, hoặc bong vảy.

Ngủ lơ mơ hoặc mất ngủ, trầm cảm, chán ăn.

Xuất hiện các khối u carcinoid ở dạ dày sau khi cho thuốc kéo dài ở chuột công, nhưng chưa thấy hiện tượng này ở người.

CÁC BIỆT DƯỢC (thuốc ức chế bơm proton)

Lanscorazol

Lanzor ® (Houdé)

Ogast ® (Takeda)

Liều lượng: người lớn: 30 mg/ ngày uống một lần.

Omeprazol

Mopral ® (Astra)

Zoltum ® (Bellon)

Liều lượng: người lớn: 20mg/ ngày uống một lần.

Hội chứng Zollinger-Ellison: 60mg/ ngày uống một lần.

Tiêm tĩnh mạch: 40 mg/ ngày. Pantoprazol

Eupantol ® (Byk)

Inipomp ® (Synthélabo)

Liều lượng: người lớn: 40 mg/ ngày uống một lần.

prostaglandin chống loét

Misoprostol

Cytotec ® (Searle).

Tính chất: chất tổng hợp tương tự như prostaglandin nội sinh El, có hiệu quả ức chế những thụ thể đối với somatostatin, hiệu quả ức chế chế tiết acid ở dạ dày và hiệu quả bảo vệ tế bào. Thời gian bán huỷ trong huyết tương là 1,5 giờ.

Chỉ định và liều lượng

Loét dạ dày và tá tràng tiến triển: 800pg mỗi ngày, chia làm 4 lần, mỗi lần 200pg, uống sau những bữa ăn chính và lúc đi ngủ, trong vòng 4-8 tuần.

Phòng ngừa những tổn thương dạ dày-ruột do các thuốc chống viêm không phải steroid gây ra: 200|ig uống 2 đến 4 lần mỗi ngày.

Thận trọng

Xác minh loét dạ dày là lành tính trước khi điều trị (vì điều trị có thể che lấp nhũng dấu hiệu ác tính).

Chống chỉ dịnh

Bệnh nhân quá mẫn với pros­taglandin.

Suy thận hoặc suy gan.

Khi có thai (phải sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong suốt thời kỳ dùng thuốc) và đang cho con bú.

Tác dụng phụ

ỉa chảy (hay xảy ra), buồn nôn, nôn, co cứng cơ ở bụng.

Phản ứng da dị ứng, hiếm xảy ra.

Chảy máu âm đạo ngoài thời kỳ hành kinh (băng huyết).

Các test chức năng gan bị biến đổi.

Tác dụng thuốc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận