Aspirin – thuốc giảm đau Acid acetylsalicylic

Tác dụng thuốc

Acid acetylsalicylic (Aspirin)

Aspirine Bayer ®.

Aspirine pH8 © (3M Santé).

Aspirine (Lafran)

Aspirine 500 Nicholas © (Roche Nicholas)

Aspirine (Upsa).

Aspirine để nhai (Monot). Aspirine du Rhône © (Bayer)

Aspirine tan ở ruột Sarein © (Synthelabo).

Aspro © (Roche Nicholas). Clarazine (Roche Nicholas).

Rhonal © (Théraplix). Sargépirine © (Sarget).

Dưới dang muối natri Catalgine © (Schwarz).

Dưới dạng muối lysin

Aspégic © (Synthélabo).

Aspirine hoà tan (Evans). Kardégic © (Synthélabo). Aspirin với các vitamin

Aspirin với vitamin B1 c Derot © (Genodex)

Aspirin với vitamin c (Upsa). Aspro © Vít. c (Roche Nicholas).

Tính chất:

Aspirin là một thuốc đáng chú ý mà cơ chế tác dụng chưa được biết rõ nhưng vẫn là thuốc được chọn lưạ trong điều trị triệu chứng các cơn đau do bệnh thấp (do ức chế men cyclo – oxygenase); với liều thông thường, nó có tác dụng giảm đau và hạ sốt và ở liều thấp, nó chống sự tập kết các tiểu cầu; với liều cao, nó có tác dụng chống viêm. Thuốc được hấp thu nhanh chóng khi uống, đi qua dịch não tuỷ, rau thai và sữa mẹ.

Có nhiều biệt dược có chứa phối hợp với các hoạt chất khác nên cần cân nhắc các tác dụng riêng về tác dụng không mong muốn, đôi khi trầm trọng; việc thêm các vitamin không giúp gì cho tác dụng điều trị.

Chỉ định

  • Giảm đau: đau nhẹ tới vừa phải.
  • Giảm sốt: khi sốt.
  • Chống viêm: thấp khớp cấp, viêm đa khớp dạng thấp.
  • Chống tập kết tiểu cầu, nhất là trong dự phòng tiên phát và thứ phát cơn nghẽn mạch vành và các tai biến nghẽn mạch máu não.

Liều dùng (dùng sau bữa ăn):

Người lớn:

  • Để giảm đau và hạ sốt: 0,5 – lg/ngày (tới 3g/ngày).
  • Để chống viêm: trung bình 3g/ngày chia ra nhiều lần. Tối đa 2g/lần và 6g/ngày chia làm 3 – 4 lần; một số người bệnh không chịu được liều cao liên tục vì gây ra các rối loạn về tiêu hoá.
  • Để chống tập kết tiểu cầu: việc cho dùng aspirin kéo dài nên theo liều 160 – 300mg/ngày ở những người bệnh có biểu hiện lâm sàng bệnh lý về mạch vành, nếu không có chống chỉ định đặc hiệu, có lẽ là liều thấp (30mg/ngày) cũng có tác dụng dự phòng như vậy và ít gây ra các tác dụng không mong muốn ở dạ dày hay tai biến chảy máu
  • Liều tối đa ở người lớn là 2g/lần và 6g/2 ngày chia 3 – 4 lần.

Trẻ em: 25 – 50mg/kg/ngày trong 4 lần cách nhau 6 giờ. Các liều lớn hơn chỉ là ngoại lệ, ví dụ như trong bệnh chất tạo keo ở trẻ em. Liều tối đa: 80mg/kg/ngày với trẻ tối 30 tháng tuổi, 100mg/kg/24h cho trẻ từ 30 tháng tuổi tới 15 tuổi, chia làm 4 lần, cách nhau 6h.

Ghi chú: Đường trực tràng và đường tiêm (Aspégic ®)chỉ được chỉ định khi không cho uống được; ở trẻ trên 6 tuổi, người ta đã đề nghị cho 10 – 25mg/kg/ngày acid acetylsalicylic dước dạng muối lysin.

Thận trọng

  • Thận trọng trong các trường hợp có tiền sử loét đường tiêu hoá và bị hen.
  • Lời khuyên với người bệnh: uống aspirin trong hay sau bữa ăn với một cốc nước.

Các viên bao tan trong ruột không được nhai, cũng không uống cùng với thuốc kháng acid.

Không dùng aspirin một thời gian dài mà không hỏi ý kiến thầy thuốc.

  • Không dùng quá các liều được khuyến cáo.

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với aspirin, thuốc ho salicylic hay thuốc chống viêm giảm đau không steroid
  • Loét dạ dày tá tràng đang tiến triển, viêm dạ dày, thoát vị khe.
  • Bệnh dễ chảy máu và các bệnh khác về máu.
  • Điều trị chống đông máu.
  • Xơ gan cổ trướng.
  • Thông phong (bệnh gout).
  • Thiểu năng thận với độ thanh thải creatinin dưới 10ml/phút.
  • Không dùng ở trẻ dưới 12 tuổi đang sốt cấp tính do virus, nhất là cúm hay thuỷ đậu (vì có nguy cơ bị hội chứng Reye xem ở dưới đây).
  • Có thai, nhất là trong 3 tháng cuối: nguy cơ kéo dài thời gian máu chảy ở người mẹ và đứa trẻ và thai nhiễm độc ở phổi (tăng áp lực phổi với việc sổm đóng kênh động mạch) và thận; nguy cơ kéo dài thời gian mang thai.
  • Cho con bú: vì thấm qua sữa mẹ (nguy cơ nhiễm toan, hội chứng chảy máu).
  • Phối hợp với các thuốc chống đông máu uống hay các methotrexat.

Tác dụng phụ

  • Rối loạn tiêu hoá: chán ăn, buồn nôn, nôn, đau thượng vị.
  • Dùng acid acetylsalicylic được thấy tăng 70% các trường hợp chảy máu đường tiêu hoá (phân có máu vi thể) có nguồn gốc từ các tổn thương có sẵn hoặc vết loét cấp hay viêm dạ dày do dùng thuốc; việc chảy máu ít bị hơn với các aspirin hoà tan hay với các aspirin giải phóng ở ruột.
  • Các phản ứng dị ứng: không liên quan với liều dùng và là chống chỉ định vĩnh viễn không dùng thuốc; các phản ứng chéo hay xảy ra với các thuốc chống viêm không steroid khác gồm:

+ Chảy nước mũi và ngạt mũi.

+ Nổi ban, mày đay, phù mạch + Phù Quincke.

+ Hen phế quản; co thắt phế quản do aspirin (hoặc một thuốc chống viêm không steroid khác), gặp ở những người lớn bị hen nội tại phối hợp với polyp mũi, xoang, tạo nên hội chứng Fernand – Widal hay Widal – Abrami – Lermoyez.

+ Kéo dài thời gian chảy máu tới vài ngày sau khi ngừng dùng thuốc.

+ Chứng nhiễm độc salicylic: độc ở tai (ù tai và kém thính), ra nhiều mồ hôi, đau đầu, lẫn lộn, kích thích hay trầm cảm.

+ Thiếu máu tan huyết khi thiếu men gluco-6-phosphat dehydrogenase.

+ Các tai biến giảm tiểu cầu.

+ Hội chứng Reye: suy gan thoái hoá nhiễm mỡ cấp với các bệnh về não được quan sát thấy ở các trẻ em bị sốt do nhiễm virus được chữa trị bằng acid acetylsalicylic.

Tương tác: với các thuốc uống chống đông (tăng tác dụng chống đông máu); với cồn etylic, các thuốc chống viêm không steroid khác và các corticoid (tăng tần suất tai biến chảy máu dạ dày – ruột); với methotrexat (tăng độc tính và giảm thanh thải của thận); với zidovudin (tăng nồng độ trong huyết tương của zidovudin). Các thử nghiệm lâm sàng bị biến đổi: thử đường niệu (kết quả dương tính giả), thời gian chảy máu (kéo dài), định lượng cholesterol và kali trong máu (giảm).

Tác dụng thuốc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận