Bệnh viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không

Sức khỏe gia đình

Mùa xuân cũng là mùa mà bệnh dị ứng phát tác nhiều nhất trong năm. Trong số các bệnh dị ứng thì viêm mũi dị ứng chiếm tỉ lệ người mắc cao nhất. Tuy những triệu chứng của bệnh viêm dị ứng không nguy hại lắm, nhưng làm ta bực mình, đôi khi cản trở sinh hoạt hàng ngày.

Một người thấy cay mắt và hắt hơi khi ngồi gần khói thuốc lá là người đó quá nhạy với khói thuốc chứ không phải là bị dị ứng. Còn dị ứng thì phức tạp hơn. Trong tác động dị ứng, có ít nhất ba thành phần tham dự: Chất gây ra dị ứng (hạt phấn của cỏ cây hoa lá, hạt bụi bặm và vi sinh vật lởn vởn trong không khí…), chất kháng thể IgE (ở trong máu, là một thành phần của hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể khi chất gây dị ứng xâm nhập) và hoá chất trung gian histamin (là sản phẩm của sự tác động giữa chất gây dị ứng và kháng thể, làm giãn nở các mạch máu ở mũi, chất lỏng thoát ra và đưa đến những dấu hiệu, triệu chứng khó chịu của người bệnh).

viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng

Triệu chứng:

Chảy nước mũi, ngứa lỗ mũi và miệng, nghẹt mũi khiến phải thở bằng miệng, hắt xì hơi, mắt ngứa, chảy nước mắt, mí mắt sưng húp, ho khan, thở hụt hơi, khò khè trong phổi nhất là ban đêm bị mất ngủ. Trường hợp nặng có thể đưa tới viêm xoang mũi, viêm tai trong, mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, cáu kỉnh, ói mửa, ăn uống không được.

Điều trị:

Hiện nay điều trị bệnh viêm mũi dị ứng mới chỉ dừng lại ở việc làm giảm thiểu các khó chịu do chất histamin gây ra. Dược phẩm thường dùng gồm các thuốc anti-histamin uống và xịt mũi; thuốc uống, chích hoặc xịt mũi có chất steroid; thống chống nghẹt mũi; phối hợp thuốc chống histamin và thuốc chống nghẹt mũi. Trong các loại thuốc này thì anti-histamin là thuốc được dùng trước tiên để làm giảm các triệu chứng như ngứa ngáy, hắt xì hơi, chảy nước mũi, ngứa và chảy nước mắt. Thuốc ngăn sự sinh sản hoá chất histamin nhưng không có công hiệu với nghẹt mũi. Để tránh tác dụng phụ của anti-histamin, thuốc chống nghẹt mũi cũng như các thuốc khác, xin tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Vị thuốc ké đầu ngựa điều trị viêm mũi dị ứng
Vị thuốc ké đầu ngựa điều trị viêm mũi dị ứng

Phòng ngừa:

  1. Dị ứng với phấn hoa:

Số lượng phấn hoa trong không khí cao nhất từ nửa đêm tới 8 giờ sáng, đặc biệt vào những ngày nắng ấm và khô. Trong khoảng thời gian này cần tránh tối đa việc đi ra ngoài tròi và nên đóng kín cửa. Nếu cần ra ngoài, mang mạng che mũi miệng. Không nên phơi quần áo ngoài sân vườn để phấn hoa không rơi vào áo quần.

  1. Dị ứng với mốc meo:

Cần vệ sinh nhà sạch sẽ, nhất là phòng tắm, gầm cầu thang, gầm giường. Tránh làm vườn, cào lá… để khỏi hít mốc, bụi.

  1. Dị ứng với bụi bặm trong nhà:

Giữ cho nhà ít bụi chừng nào hay chừng đó, nhất là ở buồng ngủ, bọc gối, nệm. Giặt khăn trải giường hàng tuần với nước nóng để trừ mặt; dùng loại màn cửa giặt được dễ dàng. Nên chạy máy điều hoà không khí để làm giảm độ ẩm trong nhà.

  1. Dị ứng với súc vật:

Với vật nuôi cần tắm cho chúng hàng tuần. Không để chó mèo nằm trên thảm trong phòng khách, phòng ngủ.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm mũi dị ứng:

Nếu không được điều trị và phòng bệnh thì bệnh có thể dẫn đến các bệnh khác như:

Viêm xoang cấp và mạn tính: do ứ đọng dịch tiết tạo thành các ổ viêm, gây tắc nghẽn các lỗ thông xoang tạo ra giảm oxy, rối loạn chức năng lông chuyển và ứ đọng chế tiết nhầy bít tắc lỗ thông xoang.

Viêm mũi xoang dị ứng là bệnh viêm xoang
Viêm mũi xoang dị ứng

Viêm họng- thanh quản, viêm tai giữa: do tình trạng ngạt mũi gây ra bởi viêm xoang nên người bệnh thường phải thở bằng miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn, khí lạnh tấn công vào họng. Bên cạnh đó, các ổ viêm nhiễm ở niêm mạc mũi và xoang mũi cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa.

Suy giảm thị lực: khi bị viêm mũi dị ứng, nhiều người không chỉ ngứa mũi mà còn bị ngứa cả mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt dễ nhầm với bệnh viêm kết mạc hoặc do bệnh nhân gãi và dụi mắt nhiều có thể gây xước giác mạc, ảnh hưởng đến thị giác của người bệnh.

Đặc biệt viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết với bệnh hen suyễn: Các yếu tố gây viêm mũi dị ứng cũng thường là các yếu tố gây khởi phát cơn hen. Do đó, ở những bệnh nhân viêm mũi dị ứng kéo dài sẽ có nguy cơ cao mắc hen hơn người bình thường và đối với bệnh nhân hen bị viêm mũi dị ứng nếu không điều trị tốt thì các cơn hen sẽ bùng phát nặng hơn.

 

Sức khỏe gia đình
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận