Chăm sóc trẻ khi ốm đau

Chăm sóc bé

Khi con ốm, các bậc cha mẹ không những cần chăm sóc một cách chu đáo hơn, mà còn phải hiểu được một số thường thức.

Cho uống thuốc và tiêm

Một số cha mẹ thích cho trẻ ăn viên thuốc bổ Diệu linh đơn. Thực ra, như vậy là hoàn toàn không nên. Vì thuốc bao giờ cùng có ba phần độc. Thường ăn thuốc như vậy không có lợi, đặc biệt là trẻ mới sinh (gan. thận chưa hoàn chỉnh, năng lực giải độc, bài tiết đối với các vị thuốc còn tương đối kém). Nếu uống quá lượng, hoặc uống thuốc lâu dài sẽ mang lại cho thân thể trẻ nhiều tai hại. Ví dụ: Lục thần hoàn, trong đó có chứa Thiềm tô (độc tố tuyên biếu bì do cóc tiết ra), uống quá lượng sẽ dẫn đến tiêu hóa không tốt, rối loạn tuần hoàn, khó chịu, nôn mửa, thậm chí rối loạn nhịp tim, hoảng sợ. Trẻ mới sinh mỗi lần uống 1 viên, uống liên tục sau 3 – 5 ngày, sẽ có thể xuất hiện triệu chứng trúng độc nói trên. Loại Aspirine trẻ em dưới 3 tháng, sau khi uống vào, sẽ ra mồ hôi nhiều dẫn đến thoát dương (hạ đường huyết do mất máu mất nước). Chloromycetin dùng uống sau 34 ngày cũng dễ xuất hiện triệu chứng trúng độc nghiêm trọng, nôn mửa, bỏ ăn, bụng trướng, khó thở, nhiệt độ thân thể xuống quá thấp, sắc mặt tái nhợt, y học gọi là chứng tổng hợp trẻ sơ sinh. Nhất là trẻ đẻ non lại càng dễ xảy ra loại phản ứng đó.

Cho dù có một số thuốc bổ dinh dưỡng, tính độc tương đối nhỏ, nhưng nếu uống lâu dài. không lựa chọn, thì cũng sẽ xảy ra những phản ứng không tốt. Ví dụ vitamin C có tác dụng tốt về nhiều mặt đối với sự hoạt động của con người, không những có thể trị bệnh hoại huyết, mà còn có thể chữa trị nhiều bệnh tật khác. Có thể nói nó là một loại thuốc tốt. Thế nhưng trong một thời gian dài uống một lượng lớn, sẽ làm cho nồng độ vitamin c trong máu luôn luôn ở trạng thái bão hòa. dẫn đến muối Oxalate trong máu tăng nhiều, dễ hình thành kết sỏi muối Oxalate. Hoặc dầu gan cá, là loại thuốc tốt chữa bệnh còng lưng, nhưng nếu uống lượng nhiều quá, thời gian dài, cũng dễ xảy ra trúng độc.

Sản phẩm bổ dinh dưỡng pha chế chuyên dùng cho trẻ, như Phì nhi linh, Trĩ nhi linh, chứa nhiều loại vitamin, mỡ, protein và đường, có giá trị dinh dưỡng tương đối cao. Nhưng cũng không nên uống lâu dài với lượng lớn. Nếu không sẽ dẫn đến tiêu hóa không tốt, đầy bụng, đi ỉa chảy. Hoặc Ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) hàm lượng protein, vitamin đều rất phong phú, là loại sản phẩm dùng tẩm bổ thân thể con người tuyệt vời, thế nhưng ngâm không kĩ, nấu không nhừ, ăn quá lượng, cũng ảnh hưởng tiêu hóa, hấp thụ, ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Đường glucose, tinh bột lúa mì, sôcôla, tuy hàm lượng cao, tiêu hóa hấp thụ nhanh, nhưng hàm lượng protein lại rất thấp, cho nên ăn nhiều dễ gây ra thừa nhiệt lượng mà thiếu protein, ảnh hưởng sinh trưởng của trẻ.

Không được rót thuốc cho trẻ

Trẻ ốm là phải cho uống thuốc, nhưng phải chú ý mấy điểm sau đây:

Thứ nhất: Thuốc đắng quá thì nên cho ít đường pha trộn đều. Thứ hai: trước khi cho uống thuốc. không nên cho ăn sữa no, để phòng sau khi ăn no trẻ không chịu uống hoặc sẽ nôn trớ. Thứ ha: khi cho uống thuốc không được bóp mũi rồi rót thuốc vào, để tránh thuốc sặc vào đường phê quản. Thông thường có thể dùng chiếc thìa con bón vào trong miệng, khi bón đố từ từ vào một bên ở trong vòm miệng. Cũng có thể dùng đầu vú của bình cao su trống rỗng, đặt vào trong vòm miệng trẻ, sau đó rót nước thuốc vào trong đầu vú của bình cho trẻ ăn như ăn sữa. Nếu như nước thuốc trong một lần uống tương đối nhiều, thì có thể trực tiếp đựng vào trong bình sữa rồi cho trẻ mút; nếu là lượng thuốc bột ít, có thể bỏ trực tiếp vào trong miệng trẻ, không cần hòa sẵn trong nước, sau đó dùng nước đường hoặc nước sôi để ấm, cho trẻ uống một chút là có thể đẩy thuốc vào dạ dày. Nếu lượng thuốc rất ít thì cho uống (nuốt) trực tiếp không cần nước.

Tiêm và uống thuốc

Đặc điểm thuốc tiêm là lượng thuốc chính xác, hấp thụ nhanh, tác dụng nhanh, nhất là tiêm vào trong tĩnh mạch, có thể hiệu quả ngay lập tức. Đồng thời tiêm có thể tránh được sự phản ứng dạ dày đường ruột mà một số thuốc uống có thể gây nên. Rất nhiều người cho rằng tiêm thuốc tốt hơn uống. Đặc biệt là khi trẻ ốm, bố mẹ rất sợ cho con uống thuốc phải bóp mũi rót rất vất vả, cho nên cứ muốn dùng thuốc tiêm. Thực ra tiêm không thể thay cho uống thuốc. Ví dụ sốt cao mà không giảm, tiêm thuốc giảm sốt cũng còn phải uống thuốc giảm sốt

và một số thuốc khác để giữ ổn định. Ngoài ra, tiêm cũng có một số tai hại nhất định. Ví dụ, tiêm làm cho trẻ đau đớn, rất nhiều đứa trẻ sợ tiêm. Thuốc tiêm hấp thụ nhanh, nhưng độc tính và tác dụng độc hại cũng xuất hiện rất nhanh, có thể gây sốc (Shock) nhạy cảm và các phản ứng nghiêm trọng khác. Tiêm thuốc còn dễ gây viêm, làm mủ cục bộ, và các sự cố gẫy kim, cong kim; tiêm còn có thể dễ gây nên các bệnh truyền nhiễm máu, viêm gan virut. Cho nên trẻ em sau khi bị cảm. nếu có thể chữa trị bằng thuốc uống thì không nên tiêm. Cần tiêm thì phải khử trùng một cách nghiêm ngặt, đồng thời phải thực hiện triệt để mỗi người một ông tiêm một kim tiêm, không dùng chung, mà còn cứ mỗi lần tiêm xong là khử trùng một lần.Sốt nhẹ kéo dài

Đo nhiệt độ cho trẻ

Để kịp thời biết được nhiệt độ thân thể của trẻ, trong gia đình nên có sẵn cặp nhiệt độ. Phương pháp thường dùng đề đo nhiệt độ thân thể, có hai loại: một là đo ở nách, hai là đo ở hậu môn.

Cách đo ở nách: đặt 1/3 chiều dài cặp nhiệt độ vào trong nách kẹp chặt lại. Trẻ sơ sinh không thể tự kẹp chặt, người lớn phải dùng tay giữ lấy cánh tay trẻ. Thông thường kẹp sau 5 phút lấy ra, số đọc ở trên cặp nhiệt là bao nhiêu, cộng thêm 0,5°c chính là nhiệt độ thân thể của trẻ. Nếu trẻ ra mồ hôi nhiều, nên lau khô mồ hôi trước, chờ một lát rồi mới đo.

Cách đo ở hậu môn: cách đo này phải dùng loại cặp nhiệt đo ở hậu môn, trước hết dùng cồn lau khử trùng phần đầu của cặp nhiệt độ, bôi một lớp dầu mỡ mỏng để giảm nhẹ sự kích thích đối với hậu môn, sau đó nhẹ nhàng cắm đầu cặp nhiệt độ sâu vào trong hậu môn 2 – 5cm và đồng thời dùng tay giữ chắc một đầu kia của cặp nhiệt độ, đề phòng tuột, rơi võ, sau 3 phút thì lấy ra, dùng giấy xốp mềm lau sạch cặp nhiệt độ.

Bất cứ là cách đo nào, trước khi đo đều phải vẩy cho thủy ngân trong cặp nhiệt độ tụt xuống dưới 35°c. Trước và sau khi sử dụng đều phải dùng cồn 75% lau khử trùng đối với cặp nhiệt độ.

Chườm nóng

Chườm nóng có thể làm cho trẻ ấm áp, dễ chịu, cơ bắp thư giãn, huyết quản lưu thông mà giảm nhẹ chỗ đau, xúc tiến máu tuần hoàn, và tăng nhanh sự hấp thụ chất thấm ra, có tác dụng tiêu viêm, tiêu thũng.

Chườm nóng chia làm hai loại, nóng ướt và nóng khô. Khi chườm nóng bằng phương pháp nóng ướt, trước hết bôi một ít dầu ở chỗ cần chườm nóng (dầu vaseline hay dầu ăn đều được), che lên một lớp vải mỏng, dùng khăn mặt nhỏ hay vải cũ gập thành mảnh, ngâm vào nước sôi, lấy ra vắt khô, phủ lên chỗ đau, ở phía trên có thể dùng tấm khăn khô đắp mục đích để giữ nhiệt độ, 3 – 5 phút thay một lần. Cũng có thể đặt túi đựng nước nóng trên tấm vải chườm để duy trì nhiệt độ.

Khi chườm nóng bằng phương pháp nóng khô dùng nước nóng với tỉ lệ 2/5 nước sôi 3/5 nước lạnh đổ vào trong túi nước nóng, đặt từ từ túi nước nóng nằm ngang, làm cho nước chảy đến miệng túi, đẩy hết không khí trong túi ra ngoài, vặn chặt nắp lại, chúc ngược túi nước nóng lên xem thử nước có dò ra không, sau đó lau thật khô mặt ngoài của túi nước nóng, kẹp thử vào nách không nóng bỏng là vừa, dùng vải hoặc khăn mặt bọc lại, đặt lên chỗ cần chườm nóng.

Chườm lạnh và xoa lau cồn

Chườm lạnh có tác dụng làm cho huyết quản co lại, giảm đau, cầm máu, không cho làm mủ, dùng để trấn tĩnh, hạ nhiệt toàn thân.

Phương pháp chườm lạnh ướt: dùng khăn mặt hoặc vải cũ sạch gập lại thành nhiều lớp, bỏ vào trong nước lạnh hoặc trong nước đóng băng, vắt nửa khô nghĩa là không nhỏ giọt là được, chườm cục bộ. Tốt nhất là dùng hai tấm vải chườm thay nhau, cứ 03 phút thay đổi một lần, làm liên tục 15-20 phút. Nếu dùng để hạ nhiệt cho bệnh cảm sốt, thì ngoài chỗ chườm trên đầu ra, còn có thể chườm ở các chỗ động mạch lớn đi qua như ổ nách, ổ khuỷu tay, ổ sau đầu gối, háng.

Phương pháp chườm lạnh bằng túi nước đá: lấy số lượng nước đá vừa phải, đập thành cục to nhỏ bằng quả đào, bỏ vào trong chậu nước, dùng nước dội cho nó tự mất hết các góc cạnh sắc, dồn vào trong túi đựng nước đá, số lượng đầy 1/2 túi là được, cho thêm một lượng vừa phải nước lạnh. Đặt túi nước đá nằm ngang cho không khí ra hết, đậy kín nắp lại, dùng khăn mặt, hoặc vải cũ bao bọc ngoài bao, đặt lên vị trí cần chườm lạnh. Khi trên da cục bộ thay đổi màu Sắc, hoặc xuất hiện cảm giác tê dại thì phải ngừng sử dụng.

Phương pháp lau tắm bằng cồn: cồn rất dễ bốc hơi, dùng cồn lau rửa toàn thân, sẽ nhanh chóng làm cho nhiệt lượng trong cơ thể tỏa ra, phần lớn dùng cho trường hợp cảm sốt cao. Thông thường thì dùng rượu trắng 60° hoặc cồn 70% trộn với nước tỉ lệ 1:1.

Khi lau tắm, trước hết đặt túi nước đá hoặc vải chườm lạnh lên đầu của trẻ bị cảm, dùng khăn mùi xoa hoặc vải mềm nhúng cồn lau bên cổ, hai tay, lưng, hai chân, mỗi chỗ lau khoảng 3 phút; khi lau đến dưới nách, khuỷu tay, háng, phía sau đầu gối, chỗ gần huyết quản lớn, phải lau thật chậm để tăng hiệu quả hạ nhiệt. Lau được 1/2 giờ thì đo lại nhiệt độ cơ thể. Nếu người bệnh xuất hiện hiện tượng lạnh run, mặt tái nhợt, thở và mạch đập thấy không bình thường, thì lập tức ngừng lau, cho uống loại nước uống cung cấp nhiệt.

 

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận