Viêm cơ tim và một số điều cần biết

Sức khỏe đời sống

Viêm cơ tim là tình trạng viêm khối cơ dày của thành tim. Bệnh có thể là biến chứng của một bệnh nhiễm trùng, thường do nhiễm virus, hay gặp ở nam hơn ở nữ, và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. .

Dấu hiệu và triệu chứng

Rất khác nhau tuỳ theo nguyên nhân và mức độ nặng của bệnh. Những dấu hiệu và triệu chứng hay gặp nhất gồm:

– Đau ngực mơ hồ

– Nhịp tim nhanh hoặc bất thường

Khó thở, nhất là khi hoạt động thể lực

ứ nước gây phù chân

Mệt mỏi

Một số triệu chứng khác ít gặp hơn, như:

  • Ngất hoặc đột ngột mất ý thức, có thể liên quan với nhịp tim không đều
  • Những triệu chứng nhiễm virus: đau đầu, đau người, đau khớp, sốt, đau họng hoặc tiêu chảy.

Nguyên nhân

Hay gặp nhất là coxsackievirus B. Nhưng adenovirus, parvovirus B19, echovirus, ivirus cúm, virus Epstein-Barr và virus rubella cũng gây viêm cơ tim. Virus HIV có thể xâm nhập trực tiếp vào cơ tim.

Vi khuẩn. Bao gồm tụ cầu vàng, Boưelia burgdorferi (gây bệnh Lyme) Corynebacterium diphtheriae (gây bệnh ho gà).

Ký sinh trùng. Như Trypanosoma cruzi và toxoplasma (gây bệnh Chagas)

Nấm. Candida, aspergillus và histoplasma là những nguyên nhân hiếm gặp.

Hóa chất. Như asen và hydrocarbon.

Các thuốc gây phản ứng dị ứng hoặc nhiễm độc. Gồm một số kháng sinh như penicillin và sulfonamide, một số loại ma tuý như cocaine.

Bệnh hệ thống. Lupus, bệnh mô liên kết, viêm mạch và bệnh nhiễm bạch cầu hạt Wegener.

Xét nghiệm và chẩn đoán

  • Điện tâm đồ.
  • Chụp X quang ngực.
  • Siêu âm tim.
  • Xét nghiệm máu đếm tế bào máu và đo nồng độ một số enzym báo hiệu tổn thương cơ tim.
  • Thông tim và sinh thiết mô cơ tim.

Điều trị

Trường hợp nhẹ:

  • Nghỉ ngơi.
  • Thuốc chống nhiễm trùng.
  • Thuốc trợ tim và giảm lượng dịch thừa.

Trường hợp nặng

  • Thuốc đường ứnh mạch để cải thiện chức năng bơm máu của tim
  • Đặt bơm trong động mạch chủ.
  • Sử dụng tim nhân tạo tạm thời.
  • Ghép tim khẩn cấp.

Phòng bệnh

  • Tránh tiếp xúc với người nhiễm virus.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt.
  • Tránh các hành vi nguy cơ, thực hành tình dục an toàn và không tiêm chích ma tuý.
  • Tiêm chủng đầy đủ.

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận