Uống trà chữa bệnh ho gà ở trẻ em

Sức khỏe đời sống

Bệnh ho gà là chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường thấy ở trẻ nhỏ, nguyên nhân là do vi khuẩn ho gà gây ra, biểu hiện thường thấy là: ho dài từng cơn, ho có tính co giật, thậm chí có tiếng khò khè như tiếng gà từ sâu bên trong. Biểu hiện ở trẻ sơ sinh thường không xuất hiện chứng ho co giật, nhưng ho thành từng cơn rồi dứt là chủ yếu. Nếu không điều trị thích đáng, bệnh có thể kéo dài đến 2- 3 tháng, do đó nó còn có tên gọi là bệnh “ho một trăm ngày”.

Phát bệnh ho gà, chỉ có một nguồn lây lan duy nhất, lây lan qua đường hô hấp, đó là đờm của người bị bệnh ho gà, khi đó sẽ lây lan thành dịch, nếu phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thì sẽ bị lây nhiễm. Con người ta rất dễ bị nhiễm bệnh ho gà. Bệnh này quanh năm 4 mùa đều có thể xảy ra, thường xảy ra nhiều vào hai mùa đông và mùa xuân, khi đó trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh, bao gồm cả trẻ sơ sinh, nhưng bị nhiều nhất vẫn là trẻ ở lứa tuổi từ 1 đến 4 tuổi. Sau khi mắc bệnh ho gà, cơ thể bệnh nhân đã có sự miễn dịch lâu dài đối với căn bệnh này, rất hiếm thấy có trường hợp người nào trong đời hai lần mắc bệnh này.

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Cỏ tai hổ tính vị cay, hơi đắng nhưng hàn, có công năng thanh nhiệt giải độc, làm mát máu và tiêu viêm, trừ phong, giảm đau. Trong cuốn “Thảo dược dân gian Giang Tây” có viết: “Cỏ tai hổ trị phổi nóng, ho, nôn ra máu, đau phổi, ho gà”. Căn cứ vào các nghiên cứu về dược lý, khi đun cỏ tai hổ sôi lên ở môi trường 6,5 pH, nếu đem pha loãng nồng độ đó đi 50%, sẽ có tác dụng ức chế đối với sự biến hình của vi khuẩn gây thương hàn, vi khuẩn gây bệnh lỵ và cầu khuẩn đào thải kim hoàng sắc. Nếu ở nồng độ 12,5%, sẽ có tác dụng ức chế đối với vi khuẩn mủ xanh.

Các loại trà nên sử dụng

  • Trà củ cải mía

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 150 ml nước củ cải, 10 ml nước ép mía, thêm lượng đường phèn vừa đủ vào để uống, ngày uống 3 lần.

Công dụng chữa trị: Trị ho khò khè, mất tiếng, viêm amiđan, ho gà.

Chú ý: Phương trà này thích hợp cho những trẻ bị bệnh ho gà sử dụng.

  • Trà quế viên hạt sen

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam quế viên, 15 gam hạt sen, 3 quả hồng táo. Hạt sen bỏ tâm, bỏ vỏ. Hồng táo bỏ hạt, thêm nước sôi vào ngâm trong khoảng 1 giờ đồng hồ, thêm quế viên vào đun sôi trong khoảng 10 phút là được.

Công dụng chữa trị: Dưỡng tâm kiện tỳ, bổ huyết an thần.

Chú ý: Loại trà này thích hợp điều trị bệnh ho gà ở trẻ nhỏ.

  • Trà actiso hoa hồng

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam actiso, 10 gam hoa hồng khô. Cho actiso vào nước ấm ngâm rửa sạch, sau đó cho actiso và hoa hồng cùng một lượng nước vừa phải vào đun sôi trong khoảng 10 phút, chờ cho đến khi nước nguội thì uống như uống trà.

Công dụng chữa trị: Mát gan giải độc, điều khí hành huyết.

Chú ý: Loại trà này thích hợp điều trị bệnh ho gà ở trẻ nhỏ.

  • Trà cỏ tai hổ

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam cỏ tai hổ, 10 gam đường phèn. Cho cỏ tai hổ vào giã nát, cho nước nóng vào trong cốc, cho cỏ tai hổ vào đậy nắp hãm trong khoảng 20 phút. Sau đó thêm đường phèn vào hoà tan. Uống nhiều lần như uống trà khi còn nóng ấm. Ngày uống 1 lần.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt giải độc, làm mát máu, tiêu viêm.

Chú ý: Loại trà này chủ trị chứng ho ở trẻ nhỏ do phong nhiệt hoặc phổi nóng, ho gà. Cỏ tai hổ có đôi chút chất độc, cho nên không nên dùng với lượng quá nhiều. Ví dụ như cùng bài thuốc như trên, nếu có thể thêm được khoảng 2- 3 nhánh tỏi giã nát vào, rồi đậy nắp hãm trong khoảng 20 phút rồi uống thành nhiều lần thì hiệu quả càng tốt hơn nữa.

  • Trà trị ho gà

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 30 gam giang bản quy (thuỷ lục thảo) khô. Cho thuỷ lục thảo vào sao đến độ khô vừa phải, cho thêm đường phèn và nước vào đun sôi lên làm thành trà uống. Mỗi ngày 1 lần, không cần cố định thời gian, uống như trà khi còn nóng ấm.

Công dụng chữa trị: Mát phổi hoá viêm, cầm ho, chống co giật.

Chú ý: Loại trà này chủ trị chứng ho gà thời kỳ đầu và chứng ho có kèm theo co giật. Nên nhớ rằng, thời kỳ hồi phục của bệnh ho gà thường biểu hiện là phổi âm không tốt, hoặc thận phế hư khí, không có biểu hiện tốt. Giang bản quy (thuỷ lục thảo) tính vị hơi cay, bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoá viêm trị ho, lợi thuỷ tiêu thũng. Dân gian thường dùng để trị vết thương do rắn cắn, thống phong xuất huyết, ho gà, ung nhọt sưng tấy. Trong cuốn “Liệu phương trà trị bệnh dưỡng sinh có viết về loại dược phẩm này như sau: “Đây là loại thuốc quan trọng để trị bệnh ho gà lâm sàng. Có lúc chỉ dùng một mình loại dược phẩm này để điều trị, hiệu quả cũng rất tốt. Một bệnh viện Đông y ở tỉnh Giang Tây của Trung Quốc đã dùng loại dược liệu này để trị 7 loại bệnh ho gà cho bệnh nhân, sau 3 -4 ngày dùng thuốc, bệnh đã được chữa trị khỏi hẳn”.

  • Trà lạc

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lạc, dưa chuột mỗi thứ 5 gam; 1,5 gam hoa hồng, 30 gam đường phèn, lá trà vừa đủ. Dưa chuột cho vào nồi giã nhuyễn, sau đó cho lạc, hoa hồng, đường phèn, lá trà vào đun sôi trong khoảng nửa giờ đồng hồ, uống lúc nào cũng được, lạc có thể ăn được. Mỗi ngày làm uống 1 lần.

Công dụng chữa trị: Hoá viêm, cầm ho, hoạt huyết, bổ phế.

Chú ý: Loại trà này thích hợp điều trị chứng ho gà.

  • Trà thái phúc

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 15 gam hạt thái phúc, 2 gam trà xanh, đường trắng vừa đủ. Cho hạt thái phúc vào nghiền nát ra, cho vào cùng với lá trà đun sôi lên, có thể thêm lượng đường trắng thích hợp.

Công dụng chữa trị: Hạ khí, cầm ho, tiêu thực, hoá viêm.

Chú ý: Phương trà này thích hợp với bệnh ho gà, chứng viêm khí quản mãn tính.

  • Trà giá đậu nành

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 90 gam giá đậu nành, 30 gam xa tiền thảo tươi; 1,5 gam lá trần bì. Cho nước lạnh vào cùng với 60 gam đường phèn, đun sôi 3 lần, làm thành nước đường uống. Trẻ 1 tuổi trở lên mỗi lần uống 6-12 gam, uống 1 ngày 4 lần. Trẻ từ 5 tuổi, mỗi lần uống 15 gam. Trẻ từ 6 – 10 tuổi, mỗi lần uống 18 gam.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, sáng mắt, cầm ho.

Chú ý: Phương trà này có hiệu quả tốt trong điều trị chứng ho gà.

Những điều cần ghi nhớ

Bệnh ho gà là chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường thấy ở trẻ nhỏ. Đặc điểm của bệnh này là ho từng cơn, ho có kèm theo co giật, đồng thời có tiếng khò khè như tiếng gà từ sâu bên trong cổ họng, trẻ bị mắc bệnh tuổi càng nhỏ, càng có nguy cơ biến chứng thành viêm phổi.

Thời gian ủ bệnh thường từ 7 – 14 ngày, trong thời gian đầu có thể thấy sốt nhẹ, hắt xì hơi, ho, triệu chứng giống hệt với viêm đường hô hấp, nhưng hiện tượng ho ngày càng nghiêm trọng, ho nhiều về đêm, sau đó nhanh chóng diễn biến thành ho từng cơn, ho có kèm theo co giật. Nhiều người hình dung ho có kèm theo tiếng khò khè như của gà, khi ho nhiều có thể thấy có rất nhiều đờm tích trong đường hô hấp, sau khi ho người nhẹ nhõm hẳn đi, nhưng sau lại ho nhiều thành từng cơn. Mắt mũi, mặt bệnh nhân xuất hiện vết phù tấy, hai hàm xám xịt, thường nôn ra kéo theo là hiện tượng thiếu chất dinh dưỡng. Thường thường, chứng ho có kèm theo co giật đạt đến đỉnh điểm là khi nó ở tuần thứ 3, sau đó ho gà dần dần giảm nhẹ. Thời gian bệnh lúc dài lúc ngắn bất định, ngắn thì chỉ khoảng 1- 2 tuần, lâu có thể kéo dài đến 3 – 4 tháng.

Tiêm chủng dự phòng là một biện pháp tốt để phòng ngừa bệnh ho gà. Sau khi tiêm chủng, cơ thể con người sản sinh ra một loại chất đề kháng một loại bệnh nào đó, gọi là sức đề kháng đặc thù. Tiêm chủng ngừa bệnh ho gà cũng căn cứ vào nguyên lý đó. Trong đó, có mấy phương pháp cụ thể như sau:

  • Chế độ miễn dịch tự động: Sau khi trẻ được sinh ra khoảng 2 -3 tháng, có thể bắt đầu tiêm chủng vi khuẩn ho gà. Hiện nay chúng ta đang dùng loại vắc xin kết hợp, trong đó tiêm một mũi vào cơ thể trẻ đồng thời cả vi khuẩn ho gà, bạch hầu, uốn ván. Tiêm vắc xin vào cơ thể trẻ 3 lần, 1 năm sau tiêm nhắc lại, từ 4 – 6 tuổi tiêm nhắc lại lần 2, như vậy bảo đảm ổn định khả năng miễn dịch cho trẻ trong thời gian dài.
  • Chế độ miễn dịch bị động: Những trẻ sơ sinh cơ thể yếu không thể tiếp nhận chế độ miễn dịch tự động, có thể tiêm vào cơ thể protein miễn dịch ho gà liều cao, phương pháp tương tự như trên.
  • Dự phòng bằng thuốc: Những trẻ có tiếp xúc trực tiếp với trẻ bị ho gà, có nguy cơ nhiễm bệnh cao có thể uống vắc xin hồng hoặc thuốc phòng bệnh trong 7 – 10 ngày.
  • Cách ly bệnh nhân: Thời gian cách ly tính từ khi mắc bệnh là trong vòng 40 ngày, tính từ khi bị ho có kèm theo hiện tượng co giật là 30 ngày. Trẻ 10 tuổi trở lên có nguy cơ nhiễm bệnh cao do tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, cần được kiểm dịch trong 21 ngày, sau khi hết thời gian kiểm dịch, có thể bắt đầu toàn bộ quá trình tiêm chủng ho gà.
  • Điều trị bệnh: Có thể sử dụng những vi khuẩn chống lại vi khuẩn ho gà để điều trị bệnh. Vấn đề bảo vệ cho trẻ cũng vô cùng quan trọng, có thể phòng ngừa việc mắc bệnh và cả bệnh viêm phổi. Có thể dùng thuốc Đông y kèm theo những phương pháp bổ trợ, như: Lấy nước mật gà thêm đường trắng vào đun nóng lên uống, trẻ 1 tuổi trở lên mỗi lần uống 1/2 cái, trẻ 1 -3 tuổi mỗi lần uống 1 cái, mỗi ngày uống 2 lần.

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận