Chữa Phù thũng bằng phương pháp uống trà thuốc

Sức khỏe đời sống

Phù thũng là do thành phần của nước và natri lưu lại trong cơ thể, dẫn tới đầu, mặt, hai chi dưới và toàn thân bị phù. Dùng đầu ngón tay ấn nhẹ phần trên mắt cá chân của cẳng chân, nếu thấy vết lõm là có biểu hiện của bệnh phù thũng; một biện pháp mang tính nhạy cảm hơn là theo dõi sự thay đổi trọng lượng của cơ thể: nếu chỉ trong mấy ngày mà trọng lượng cơ thể tăng từ hơn 1 cân trở lên là cũng có biểu hiện của bệnh phù thũng. Có rất nhiều loại bệnh có thể dẫn tới phù thũng, ví dụ như bệnh đau tim, bệnh thận, bệnh đau gan và thiếu chất dinh dưỡng, v.v…

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Bệnh phù biểu hiện rõ nhất là ở trên mặt, từ đó sẽ ảnh hưởng đến công việc của bạn. Để chữa bệnh phù chủ yếu là đào thải lượng nước trong cơ thể cho tới khi tiêu phù. Trong thời gian bị phù cần kiên trì uống trà ngải cao, nó có tác dụng lợi niệu giải độc, là cách đắc lực để chữa tiêu phù.

Các loại trà nên sử dụng

(1) . Trà vỏ đậu tằm với vỏ bí đao

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Vỏ bí đao 50 gam, vỏ đậu tằm 20 gam, hồng trà 20 gam. Trộn lẫn ba loại trên rồi đổ ba bát nước vào, đun cho đến khi còn một bát, bỏ cặn uống như trà. Mỗi ngày uống một thang.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, lợi niệu, giảm áp.

Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị viêm thận phù thũng, đau tim phù thũng.

(2) . Trà cá quả rễ cỏ gianh

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Cá quả 500 gam, rễ cỏ gianh 500 gam, vỏ bí đao 500 gam, lá trà 200 gam, gừng tươi 50 gam, táo đỏ 300 gam, đường kính 250 gam, hành 7 cây. Cho rễ cỏ gianh, vỏ bí đao, lá trà, táo đỏ, gừng tươi vào nước nấu thành canh. Sau khi bỏ cặn, rửa sạch phần nội tạng bên trong của cá quả, tiếp tục nấu chín cá quả, cho thêm đường kính, hành đã cắt nhỏ là có thể dùng được. Mỗi ngày uống ba lần, chia hợp lí việc uống canh với ăn cá quả.

Công dụng chữa trị: Bổ thận, kiện tì, lợi niệu, tiêu phù.

Chú ý: Phương trà này dùng với những người viêm thận tiêu phù.

Vị thuốc bạch mao căn
Vị thuốc bạch mao căn – rễ cỏ gianh

(3) . Trà vạn niên thanh

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Vạn niên thanh 30 gam, lá trà 6 gam. Cho nước vào đun sôi 5 phút là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, chia làm 2-3 lần uống.

Công dụng chữa trị: Lợi niệu, thông lâm, thanh nhiệt.

Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị đau tim phù thũng.

Những điều cần ghi nhớ

Trừ khi trước khi đi ngủ uống nhiều nước, còn ngoài ra bệnh phù thũng không thể mắc phải trong một thời gian ngắn. Muốn giảm bớt phù thũng, biện pháp cơ bản nhất là bắt đầu từ thói quen ăn uống trong sinh hoạt hàng ngày, từ đó sẽ có thể giảm lượng nước bị tích trữ trong cơ thể. Để loại bỏ căn bệnh phù thũng cần cố gắng tránh những thói quen dưới đây:

(1) . Do phù thũng là một loại bệnh phát ra toàn thân, vì vậy nên nhanh chóng tiến hành kiểm tra những nơi liên quan, từ đó mới có thể xét rõ được căn bệnh, đặc biệt phải nhằm vào điều trị nguyên nhân phát bệnh (như đau tim, đau gan…).

(2) . Không được thường xuyên ăn đồ nóng như xoài, tôm, cua.

(3) . Không được thường xuyên mặc đồ chật, đặc biệt là bó chật phần cánh tay, quần bò bó phần đùi và những đồ bó ở bụng, eo. đều làm tăng triệu chứng phù thũng trên cơ thể.

(4) . Khống chế lượng nước, natri hấp thụ vào cơ thể, kiêng dùng những thực phẩm có chứa hàm lượng natri nhằm giảm lượng thể dịch, từ đó sẽ giảm được chứng phù thũng.

(5) . Cố gắng kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi, làm việc quá sức sẽ khiến cho quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu trở nên kém đi, tạo ra chứng phù thũng.

(6) . Đi giầy chật hoặc giầy cao gót sẽ không có lợi cho tuần hoàn máu ở chân, trong một thời gian dài cũng sẽ bị phù thũng.

(7) . Đứng hoặc ngồi quá lâu, không vận động trong một thời gian dài khiến sự hồi máu ở nửa dưới cơ thể bị ngăn trở dẫn tới hai chi dưới bị phù.

(8) . Không nên ăn những đồ ngấm quá nhiều gia vị, ở đây không chỉ là vị mặn hoặc những gia vị tinh, mà toàn bộ các loại tương, chất muối hoặc những đồ ăn chứa nhiều hàm lượng natri, ví dụ như nước điện phân, chất cà chua. đều không nên ăn nhiều. Bình thường cũng phải khống chế lượng muối ăn hấp thụ vào cơ thể, ví dụ như khi nấu ăn phải chú ý khống chế lượng muối ăn.

(9) . Cần xét tới tình hình cụ thể để sử dụng những loại thuốc lợi niệu, chú ý cân bằng chất điện phân. Bổ sung chất dinh dưỡng, làm thay đổi các chất còn thiếu trong máu.

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận