Mấy kiêng kỵ trong bảo vệ mũi

Sức khỏe đời sống
  1. Kỵ lấy ngón tay ngoáy lỗ mũi: về mùa đông xuân hoặc mùa hè viêm nhiệt, khí hậu tương đối khô táo, khoang mũi dễ sinh khô và ngứa, thậm chí bị khô nứt, chảy máu, nhất là khi trong mũi có vật gì lọt vào sẽ làm cho người ta ngứa ngáy, muốn ngoáy lỗ mũi và day mũi. Gặp trường hợp như vậy, cần dùng khăn mùi xoa mềm hoặc dùng que bông ướt để khử trùng lau rửa trong khoang mũi, nhất thiết không được dùng ngón tay ngoáy. Nếu ngoáy mũi bằng ngón tay sẽ tổn thương đến niêm mạc trong khoang mũi, phá hoại tác dụng sinh lí của khoang mũi, dễ sinh viêm mũi cấp tính.Cảm cúm
  2. Kỵ bóp nặn ở những bộ vị bị lên mụn nhọt ở trong khoang mũi: Bởi vì các huyết quản trong khoang mũi rất nhiều, tĩnh mạch không có van, nếu có vi khuẩn khuếch tán có thể sẽ làm cảm nhiễm ở hốc hõm xương xốp hoặc bị chứng bệnh bội nhiễm nghiêm trọng trong sọ não.
  3. Kỵ hô hấp bằng mồm: Khi há mồm hít thở, khoang mũi có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ, làm ẩm và làm sạch khí hít vào. Nếu hô hấp bằng mồm thì rất bất lợi đối với những người bị. bệnh ở khí quản và ở phổi.
  4. Không nên cắt và nhổ lông mũi: Mỗi người trong lỗ mũi đều có lông mũi, chỉ có nhiều hay ít, dài hay ngắn ở mỗi người có sự khác nhau mà thôi. Lông mũi cũng giống như rừng cây phòng hộ, có thể ngăn cản bụi bặm và vi khuẩn vào cơ thể, là tuyến phòng hộ đầu tiên ở đường hô hấp của con người, cắt hoặc nhổ lông mũi đi rất có hại. Bởi vì tổ chức dưới da ở chỗ lỗ mũi tương đối ít, da sát liền ngay với sụn ở mũi, cắt hoặc nhổ lông mũi dễ sinh cảm nhiễm, xuất hiện sưng, tấy đỏ, nóng, đau, lạnh dạ dày, sốt, hình thành các mụn nhọt ở tiền đình của mũi. Hơn nữa chỗ đó là “vùng tam giác”, có tuyến dịch limpha, huyết quản rất nhiều, sau khi bị cảm nhiễm rất dễ gây nên viêm tổ chức xương xốp giống như tổ ong. Nếu vi khuẩn cùng với huyết dịch chảy vào trong tĩnh mạch ở hốc hõm xương xốp vào tới trong sọ não sẽ gây nên các bệnh nguy hiểm đến tính mệnh như viêm màng não có mủ, sưng não có mủ. Do đó, không nên cắt và nhổ lông mũi. Nếu lông mũi mọc dài ra khỏi lỗ mũi thì có thể rửa sạch lỗ mũi, dùng kéo con vô trùng để cẩn thận cắt những chiếc lông mũi dài thò ra ngoài, quyết không được làm tổn thương đến da ở đó.

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận