Có phải không khí trong nhà sạch hơn không khí ngoài trời

Sức khỏe đời sống

Hiện nay ngày càng có nhiều cư dân ở thành phố sống trong các khu nhà tầng vừa mới xây dựng, và trang trí trong phòng ở của mình những nào là tranh treo trên tường, lát gạch men lên nền nhà hoặc lại trải thảm nền nhà, trông thật lộng lẫy sáng sủa, rồi lau chùi cửa sổ sạch bóng, sau đó lại đóng kín cửa sổ vào, nhiều người cho rằng nhà của mình sạch sẽ ấm cúng, không khí tốt và ít ô nhiễm hơn ở ngoài trời nhiều. Nhưng qua kiểm đo khoa học thì lại chứng tỏ, trong rất nhiều nhà ở thành phố, mức độ ô nhiễm không khí trong phòng ở vượt xa không khí ở ngoài trời.

Trong những căn hộ khép kín ở những thành phố hiện đại, nhà bếp liền với nhà ở, lại trong môi trường tương đối bịt kín, những lò than, hơi than, hơi dầu hỏa, hơi ga khi đốt cháy đều sẽ sản ra lượng lớn các khí độc hại như dioxide carbon, carbon monoxide, sulfur dioxide, hydrogen sulfìde, PAH (PHA: Polycyclic aromatic hydrocarbons )v.v… rất có hại đối với cơ thể, làm ô nhiễm trong phòng ở. Nhiều dụng cụ và đồ dùng trong nhà cũng phát tán ra những thành phần có độc hại như các chất phenethylene, chlorine trong các đồ nhựa, chất dẻo; chất benzene trong thuốc tẩy rửa; chất aldehyde trong các tấm xơ sợi, các tấm ván gỗ dán; các chất methanol, aldehyde v.v… có trong các đồ dùng có quét sơn, các loại sơn trang trí, trong các chất kết dính; rất nhiều thành phần hóa học hữu cơ trong vật liệu trang trí kiến trúc và chất kết dính trong nhà ở; một số bào tử nấm mốc từ các thực phẩm, các thức dùng hàng ngày ẩm mốc bốc lên, đó đều là nguồn ô nhiễm. Hơn nữa, trong một số thổ nhưỡng và vật liệu xây dựng (như gạch, xi măng) ở một chỗ nào đó phát tán ra một chất có tính phóng xạ nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người – khí radon. Khí radon là sản vật của những nguyên tố có tính chất phóng xạ radium, thorium biến chất thành, áp lực sản sinh ra do nhiệt độ giữa trong và ngoài nhà chênh lệch sẽ làm cho các chất đó bị nén ép thoát ra từ thổ nhưỡng và vật liệu xây dựng, phát tán vào trong không khí. Người sống dài ngày trong môi trường khí radon nồng độ cao sẽ làm cho hệ thống tạo máu của con người sinh ra các bệnh ác tính, như bệnh ung thư máu (còn gọi bệnh máu trắng). Trong các mùa đông, xuân, người ta thường do vì hàn lạnh và gió cát bụi nên không muốn mở cửa sổ cho thông gió, như vậy sẽ làm cho mức độ ô nhiễm không khí trong nhà ở càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Một số những thành phần có độc hại đó trong không khí thường là không có màu sắc, không có mùi vị, có những thứ tuy có những mùi vị khác lạ bốc ra, nhưng khi nồng độ của nó không cao thì người ta cũng cảm thấy như không có mùi vị gì khác lạ cả. Hơn nữa, người ta hàng ngày sống trong môi trường đó lâu dần cũng sẽ quen đi, không bị dị ứng. Còn các thể khí có độc hại cũng sẽ gây ra những nguy hiểm độc hại đối với cơ thể con người một cách lặng lẽ âm thầm không ai hay biết.

Ở bang New Jersey của Mỹ đã từng lắp ráp máy kiểm đo không khí trong 350 hộ sống ở thành phố để tiến hành kiểm đo mức ô nhiễm không khí, kết quả phát hiện: Mức độ ô nhiễm không khí trong nhà ở nói chung cao hơn không khí ở ngoài trời 2-5 lần, có những lúc thậm chí còn cao tới hơn 100 lần. Điều này chứng tỏ không khí trong nhà ở không phải là sạch, mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất chính là ở trong nhà ở.

Biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà ở là: Một là phải thường xuyên mở cửa sổ và cửa ra vào, tăng cường thông gió; hai là, sử dụng quạt, ở bếp nên lắp đặt máy hút khói khí dầu, chất đốt, như vậy không những có thể hạ thấp rõ rệt nồng độ những khí có độc hại ở trong nhà ở, mà còn có thể hạ thấp rất nhiều số lượng vi khuẩn gây bệnh ở trong phòng ở. Có nhà nghiên cứu đã từng tiến hành điều tra thế này: về mùa đông xuân, tất cả những nhà ở thông gió không tốt, lưu tốc không khí bình quân nhỏ hơn 0,05 m/giây, số người ở họng có song cầu khuẩn gây viêm màng não chiếm tới 50%; nếu ở những nhà được thông gió tốt, lưu tốc không khí lớn tới 0,15 m/giây, số người mang loại song cầu khuẩn gây viêm màng não chỉ có 16,6%. Từ đó có thể thấy, việc thông gió thường xuyên, có hiệu quả, có thể giảm thiểu rất nhiều cơ hội ô nhiễm đường hô hấp.

Thực ra mở cửa sổ, cửa ra vào để thông gió sẽ mang theo các bụi cát bẩn vào trong nhà, nhưng để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà ở, làm tăng sức khỏe cho mọi người trong nhà, chúng ta phải tập thành thói quen tốt là thường xuyên thông gió cho nhà ở.

Sức khỏe đời sống
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận