Loại thực vật nào gây viêm da dị ứng với ánh nắng

Ngộ độc

Có nhiều loại rau có thể gây ra dị ứng như rau dền, rau gai, rau sam, mã thầy, lá cây bách hòe, lá cây du, v.v… Ngoài ra còn một số loại nấm độc như nấm hình gan bò màu đen cũng gây ra dị. ứng da. Dị ứng của con người với các loại thực vật kể trên có khác nhau. Phụ nữ khi hành kinh và cho con bú dễ bị dị ứng hơn.

Các chất gây dị ứng có thể là các chất màu tím, hoặc các sinh vật có màu tím, có thể làm cho cơ thể phải chịu dị ứng do ánh nắng tăng lên, khi ánh nắng chiếu vào một số bộ phận có thể xảy ra viêm da.

Chế biến thức ăn hợp lý có thể phòng tránh xảy ra viêm da, các loại thực vật trước khi làm rau ăn phải chần qua, hoặc ngâm nước, thay nước vài lần rồi mới sào nấu. Rau phơi khô cũng có thể phá hủy chất tím.

Đặc điểm của biểu hiện lâm sàng là:

Thời kỳ ủ bệnh dài ngắn không giống nhau, ngắn thì vài tiếng, còn dài có thể kéo đến hơn chục hôm.

Khi bệnh phát, đầu tiên là các chỗ da lộ ra như mặt, cổ, mu bàn tay, mu bàn chân đến cánh tay, chân, v.v… bị ngứa, tê dại, tấy đỏ, đau rát, dần dần sưng tấy lên, có khi còn phù cả lên mặt và hai mí mắt. Các triệu chứng này khi ra ánh nắng sẽ nặng hơn. Người bị nặng có thể có các mụn nước nhỏ, vỡ ra, thậm chí còn bị hoại tử cục bộ, có thể còn lây nhiễm. Thông thường không có triệu chứng toàn thân, khi bị lây nhiễm sẽ làm cho tuyến hạch Lympho sưng đau, miệng bị sưng lên có thể làm chảy dãi.

Tất cả các triệu chứng trên đều có xu hướng tự rút đi, sau 2 đến 3 ngày sẽ hoàn toàn rút hết, nhưng cũng có khi kéo dài 1 tuần.

Tình trạng khi bị ngộ độc nấm hình gan bò màu đen còn nặng hơn nhiều, mặt bị phù nặng, môi sưng tấy lên, dưới niêm mạc bị rất nặng, có thể còn bị sưng vếu lên, trông rất khó coi. nên gọi nấm hình gan bò màu đen là nấm mõm lợn. Ngoài việc bị sưng tấy lên còn cảm thấy đau, kèm theo đau nhói ở đầu ngón tay, chảy máu ở kẽ móng tay, v.v…

Những điểm quan trọng trong khi điều trị:

Đầu tiên cần tạm thời tránh không cho ánh nắng mặt trời chiếu vào, nếu như ăn vào chưa lâu thì có thể dùng Sunfat Magiê để thụt, uống nhiều nước trà cho lợi tiểu, với những người bị sưng môi, có thể phải truyền dịch để có nhiều nước tiểu, thường không cần dùng thuốc lợi tiểu. Có thể uống thuốc chống dị ứng như Phenyl Lamin, mỗi lần 25 mg, ngày 3 lần; Purmin, mỗi lần 4 mg, mỗi ngày 3 lần, uống thuốc liên tục trong 2 đến 3 ngày. Phát ban đỏ không cần bôi thuốc bên ngoài. Nếu như bị loét ra, cần coi trọng để xử lý cục bộ ngay, chống lây nhiễm.

Ngộ độc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận