Vì sao hũ rượu làm bằng thiếc lại xảy ra ngộ độc chì

Ngộ độc

Dụng cụ đựng làm bằng thiếc nhưng không phải thuần túy bằng thiếc là loại hợp kim chì và thiếc có chứa từ 10% đến 15% chì. Qua quá trình ôxy hóa trong tự nhiên, bề mặt của các dụng cụ thiếc được phủ một lớp ôxy hóa chì thiếc. Khi đựng rượu trong hũ thiếc thường thấy trên mặt rượu có phủ một lớp bột xám đen, đó chính là chất chì ôxy hóa bị tróc ra.

Kim loại chì và chất chì ôxy hóa độ tan trong nước rất thấp. Nhưng trong môi trường acid và cồn hòa tan thì lại có thể cao gấp vài lần hoặc vài chục lần, thậm chí có thể cao gấp vài trăm lần trong cồn nóng. Khi các hạt chì ôxy hóa chưa hòa tan được theo vào cơ thể với rượu, qua tác dụng của vị toan, một bộ phận chì có thể tan trong đó.

Trong tình trạng bình thường, chì trong thức ăn có thể tác động với muối Photphate, đa số đều biến thành chất không tan rồi được bài tiết ra ngoài theo phân, đây chính là một tác động bảo vệ tự nhiên. Sau khi uống rượu, dạ dày sẽ xung huyết, máu tuần hoàn với tốc độ nhanh, có tác dụng hấp thu mạnh, việc hấp thụ chất độc cũng rất nhanh, nên đã phá vỡ tác dụng bảo vệ tự nhiên.

Khi uống 200 đến 300 ml rượu, có thể sẽ nạp vào cơ thể 100 mg chì hoặc nhiều hơn. Người lớn lượng thuốc ngộ độc qua miệng ít nhất chừng 300 mg. Cho dù mỗi ngày nạp 10 đến 20 mg, thì sau vài tuần cũng có thể phát bệnh.

Nhìn vào hàng loạt các ca ngộ độc ở các nơi phản ánh lên, thì ngộ độc chì không chỉ xảy ra với số đông người, mà bệnh tình lại rất nặng. Các ca bệnh nặng về não, về liệt cánh tay và viêm gan do ngộ độc chì nhiều năm không gặp, gần đây mới lại xuất hiện. Hơn nữa do thiếu những hiểu biết về căn bệnh, dẫn đến dễ chẩn đoán nhầm. Các bác sỹ ở nông thôn phải có trách nhiệm tuyên truyền về sự nguy hiểm khi đựng rượu vào hũ thiếc. Nghiêm cấm ngay việc chế tạo hũ đựng rượu bằng thiếc.

Biểu hiện khi ngộ độc chì cấp tính là nôn oẹ, bụng đau quặn, mồm có mùi của kim loại, người bị ngộ độc nặng còn bị tổn thương gan, gan bị sưng to, hoàng đản; tổn thương về hệ thống thần kinh như mê sảng, giật mình, huyết áp tăng cao, v.v…

Ngộ độc chì mãn tính thì phát bệnh chậm chạp, thường biếng ăn, kèm theo đau bụng, trướng bụng và táo bón, trí nhớ giảm sút, mệt mỏi cơ bắp, khớp xương đau nhức, có các viên màu đen quanh chân răng gọi là đường viền chì. thiếu máu ở mức độ khác nhau, thỉnh thoảng có đau bụng quặn lên từng cơn ngày càng nặng lên, người bị nặng có thể sinh ra bệnh về não do ngộ độc và thường sinh ra viêm hệ thống thần kinh, biểu hiện là phát cuồng, mê sảng, phản ứng chậm chạp, mù lòa, ú ớ không nói được, chân tay nặng nề, rã rời ra, đồng thời có kèm theo tổn thương chức năng gan do bị ngộ độc.

Khi chẩn đoán bệnh này, cần hỏi kỹ quá trình tiếp xúc với rượu đã uống, thức ăn đã nhiễm bệnh, kết hợp với các biểu hiện lâm sàng điển hình, loại trừ các bệnh có biểu hiện tương tự. Khi xét nghiệm thấy khí trong nước tiểu tăng cao, tức là có thể chẩn đoán được. Triệu chứng có biểu hiện nhẹ hoặc không điển hình, hoặc khi phân biệt với các triệu chứng khác gặp khó khăn, thì định lượng chì trong nước tiểu có ý nghĩa quyết định. Các phương pháp hóa nghiệm khác như đếm số lượng hồng cầu, xét nghiệm bilirubin trong nước tiểu… có giá trị để tham khảo.

Trong tình hình đặc biệt, sau khi làm xét nghiệm khử chì xong các triệu chứng giảm dần nhanh chóng, có tác dụng giúp ích cho chẩn đoán nhận xét.

Nguyên tắc để điều trị căn bệnh này là khi cần phối hợp điều trị tích cực, cần có kế hoạch khử chì từng bước. Ngoài trường hợp cá biệt đã nạp vào cơ thể một lượng lớn chất chì ra, khi chẩn đoán người bệnh phát bệnh trong nhiều ngày thì việc cho nôn và rửa dạ dày đều trở nên vô giá trị.

Việc khử chì có thể dùng cali ci Sodium Ethlendia- mine, mỗi ngày tiêm 1 gam, hoặc tiêm bắp, hoặc pha dung dịch đường Glucose tiêm từ từ vào tĩnh mạch, còn có thể dùng Natri dimercap to succinate (DNS) mỗi ngày 1 gam tiêm tĩnh mạch. Kế hoạch dùng thuốc, dùng thuốc trong 3 ngày là một liệu trình, dừng dùng thuốc 4 ngày, rồi lại tiếp tục liệu trình thứ hai. Căn cứ vào hiệu quả khử chì mà điều trị liên tục 3 đến 4 liệu trình.

Điều đáng chú ý là đối với những bệnh nhân ngộ độc có triệu chứng khá nặng ở hệ thần kinh trung ương cần hết sức chú ý khi khử chì. Thuốc khử chì có thể nhất thời làm cho chì trong máu tăng cao, làm cho triệu chứng thần kinh trung ương nặng thêm. Vì thế trong 1 đến 2 ngày đầu chỉ điều trị bằng một nửa lượng thuốc. Hoặc khi tiêm thuốc pha thêm một lượng Gluicse vào tiêm từ từ vào tĩnh mạch. Nếu như quan sát không thấy có phản ứng nghiêm trọng^ mới tiếp tục cho dùng đủ lượng thuốc theo kế hoạch.

Khi khử chì triệu chứng đau bụng sẽ hết rất nhanh, thường thì không cần phải có biện pháp xử lý đặc biệt nào. Nếu như thấy bị nặng có đau quặn bụng có thể pha thêm 10 ml Calcium vào Gluicse acid 10% để tiêm tĩnh mạch một lần.

Ngộ độc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận