Phòng và chữa trị bệnh ỉa chảy trẻ em

Chăm sóc bé

ĐIỀU TRỊ VÀ CHỌN KHÁNG SINH CHO TRẺ ỈA CHẢY

  1. Ỉa chảy cùng cần điều trị triệu chứng

Sau khi trẻ có hiện tượng ỉa chảy, rất nhiều ông bố) bà mẹ đều mong thầy thuốc nhanh chóng cho thuốc cầm ngay cho trẻ nhưng như vậy là  điều trị không đúng. Bởi vì, trong thời gian cấp tính của ỉa chảy có chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh và các độc tố đối với đường ruột, uống thuốc cầm tả là ức chế sự nhu động của ruột, kéo dài làm trì trệ việc thải phân ra ngoài, tức là một lượng lớn vi sinh vật gâv bệnh đình trệ lưu lại trong khoang ruột, các độc tố bị đường ruột hấp thụ. Do vậy cho uống thuốc cầm tả quá sớm là không có lợi đối với trẻ. Nếu như thời gian mắc bệnh tương đối dài, triệu chứng ngộ độc đã tiêu hết, dùng kính hiển vi kiểm tra phân đi ra thấy bạch cầu rất ít, thì có thể cho uống albumin Tannate 0,15 – 0,3g, mỗi ngày uống 3 lần, Bismutb hypo Carbonate 0,15 – 0,3g, mỗi ngày 3 lần.

Nôn mửa là một trong những biểu hiện lâm sàng khi ngộ độc acid. Sau khi truyền loại dung dịch tính kiềm có chứa sodium bicarbonate hoặc Sodium lactate vào đa số trẻ bị nôn đều giảm nhẹ và hết nôn. Nếu như nôn không giảm nhẹ thì sau khi nôn xong có thể tiêm vào bắp loại thuốc cắt nôn Wintermin.

Bụng đầy hơi là triệu chứng thường thấy của ỉa chảy. Phần lớn là do vi khuẩn trong đường ruột phân giải chất đường sinh ra thể khí quá nhiều mà gây ra trướng bụng, triệu chứng này đánh rắm nhiều là khỏi. Nếu như trướng bụng mà càng ngày càng nặng thì phải đo lại kali trong huyết thanh, nếu kali thấp hơn 3,5 mEg/lít, hoặc điện tâm đồ biểu hiện kali huyết thấp, có thể chẩn đoán đó là chứng huyết thấp kali, truyền nhỏ giọt dung dịch Kcl vào tĩnh mạch thì triệu chứng trướng bụng sẽ dần dần giảm nhẹ. Những bệnh nhân ỉa chảy loại nhẹ, có thể uống loại thuốc Mistura Pepsơni 2,5 – 5ml, ngày uống 3 lần, Bioíerminum 0,3g mỗi ngày 3 lần.

  1. Liệu pháp châm cứu

Châm cứu một hiệu quả điều trị rất độc đáo đối với bệnh ỉa chảy.

Châm cứu để điều trị ỉa chảy đối với trẻ con thường chia làm hai loại, đó là loại cấp tính và loại mãn tính.

  • Ỉa chảy cấp tính

ỉa chảy do hàn: đau bụng, sôi bụng, thích hơ nóng và thích xoa bóp, phần lớn đi phân loãng nước nhiều, phân lạnh, ít mùi, đái ít màu trắng trong, người mát không khát nước hoặc thích uống nóng, có lúc ngớ ngẩn, rêu lưỡi trắng mượt, mạch trầm. Lấy huyệt Đại tràng du, Thiên khu, Thượng cự hư, Tiểu trường du, Hạ cự hư, Hợp cốc, châm cứu thêm huyệt Trung quản, Thần khuyết. Nếu tỳ hư ỉa chảy nặng thì thêm huyệt Túc tam lí; huyệt Quan nguyên (bổ sung nhiệt); nếu ăn không tiêu thêm huyệt Kiến lí; nếu nôn mửa thêm huyện Nội quan, nặng thì cứu huyệt Trung quản; nếu như có thêm ngoại cảm phong hàn thì thêm huyệt Đại chùy, Phong môn.

Ỉa chảy do nhiệt: đau buốt trong bụng, đau là muốn đi ỉa ngay, phân ra loãng màu vàng, thối tệ, hậu môn đỏ, đi tiểu ít, nước tiểu hơi đỏ, người sốt, khát nước, bụng cồn cào khó chịu, rêu lưỡi vàng lầy nhầy, mạch huyền. Dùng các huyệt: Đại tràng du, Thiên khu, Thượng cự hư, Tiểu tràng du, Hạ cự hư, Hợp cốc, Nội đình. Nếu như bệnh nhân ỉa chảy nặng có thương âm thì thêm các huyệt cầm tả, Trường cường, Âm lăng tuyền hoặc tiêm thêm Tây y. Nếu có hiện tượng ăn không tiêu thì thêm huyệt Kiên lí, Vị du.

  • ỉa chảy mãn tính

ỉa chảy do tỳ hư: ỉa chảy kéo dài, tay chân mỏi mệt, tinh thần uể oải, dạ dày co bóp yếu, sắc mặt tái nhợt, hậu môn tự xệ xuống, bụng hơi trướng, mạch chậm và mờ. Dùng các huyệt Tỳ du, Trung quản, Khí hải, Thiêm khu, Túc tam lí, Tam âm giao (đều là phương pháp bổ sung nhiệt). Nếu là người có bị ngoại cảm thì thêm huyệt Đại chùy, Phong trì ^bổ sung nhiệt); nếu ăn không tiêu thì thêm Hạ quản, Kiến lí.

Ỉa chảy do thận hư: cứ đến canh 5 chảy lỏng 2 – 3 lần, sắc mặt đen sẫm, phân loãng như nước, chân sợ lạnh, thần sắc ủ rũ, mạch trầm yếu vô lực. Lấy huyệt Tỳ du, Trung quản, Khí hải, Thiên khu, Túc tam lí, Tam âm giao, Thận du, Mạch môn, Quan nguyên (đều là phương pháp bổ sung nhiệt). Bệnh nhân kèm thêm ngoại cảm thêm huyện Đại chùy; ăn không tiêu thêm huyệt Hạ quản, Kiến lí (đều là bổ sung nhiệt).

  1. Liệu pháp xoa bóp

Liệu pháp xoa bóp chữa ỉa chảy cho trẻ con, thường là xoa bóp ở bụng 100 – 300 lần (khoảng 3 phút), chủ yếu là tiêu thực, hòa vị và kiện tỳ chỉ tả. Chủ trị đau bụng, trướng bụng, tiêu hóa không tốt, nôn mửa.

Xoa bóp ở rốn 100 – 300 lần (khoảng 3 phút) là chỉ tả (ngừng ỉa chảy). Chủ trị đau bụng, ỉa chảy.

Xoa bóp ở Thiên khu 100 – 300 lần (khoảng 3 phút) là hành khí chỉ thống (cắt cơn đau). Chủ trị: trướng bụng, đau bụng, ăn không tiêu.

Xoa và bóp bụng 3 – 5 lần, làm cho hành khí, giảm đau, ruột căng đều. Chủ trị đau bụng, ỉa chảy.

Bấm huyệt Tỳ du, Vị du, Kiện tỳ hòa vị, ích khí chỉ tả.

Xoa bóp 7 khớp xương, tăng thanh, giảm đục. Chủ trị đi tả, thoát giang, bí đại tiểu tiện. Xoa bóp 100 – 300 lần.

Xoa bóp ở xương đuôi rùa 100 – 300 lần, chủ trị chứng thoát giang, đi tả, bí tiện.

Xoa bóp tì kinh 100 – 300 lần (khoảng 3 phút) tác dụng kiện tỳ, điều vị, ích khí chỉ tả.

Nếu khí hư thì xoa bóp thêm túc tam lí, 100 – 300 lần (khoảng 3 phút) xoa bụng 100 – 500 lần, xoa bóp quan nguyên 100 – 500 lẫn.

Nếu ăn không tiêu thì xoa bóp trung quản 100 – 500 lần, kiến lí 100 – 300 lần (khoảng 3 phút).

Nếu đi tả vì hư hàn, xoa bóp thêm Thương tam quan 100 lần (1 phút) bấm ở Ngoại lao cung 100 – 300 lần (khoảng 3 phút).

  1. Yêu cầu chất kháng sinh đối với trẻ ỉa chảy

Không phải tất cả trẻ con hễ ỉa chảy đều là điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bởi vì ỉa chảy loại nhẹ đa 30  đều là do chăm sóc ăn uống không hợp lí mà dẫn đến, thuộc loại ỉa chảy không phải do cảm nhiễm, những trẻ như vậy mà dùng kháng sinh không những vô hiệu, mà ngược lại có tác dụng phụ. Vì rằng thuốc kháng sinh dùng uống phần lớn chất kháng sinh dải rộng dễ dẫn đến tổ chức khuẩn của đường ruột mất tác dụng mà đi ỉa nặng thêm. Viêm ruột do virut cũng không dùng thuốc kháng sinh. Vì vậy thuốc kháng sinh chỉ dùng diệt vi khuẩn, nhất là bệnh ỉa chảy do bị nhiễm bởi vi khuẩn xâm nhập gây nên và bệnh viêm ruột do chân khuẩn gây nên. Do đó, trẻ con đi ỉa chảy không những phải kiểm tra phân bằng kính hiển vi, mà còn phải nuôi cấy vi khuẩn của phân, nếu có vi khuẩn gây bệnh sinh trưởng, thì cần phải thí nghiệm dị ứng thuốc, căn cứ kết quả thí nghiệm dị ứng thuốc, lựa chọn loại thuốc hữu hiệu, như vậy việc điều trị mới đạt được hiệu quả tốt. Trước khi có báo cáo kết quả thí nghiệm dị ứng thuốc và nuôi cấy vi khuẩn của phân, thầy thuốc phải căn cứ thời vụ phát bệnh, lứa tuổi biểu hiện lâm sàng và kiểm tra phân bằng kính hiển vi tiến hành chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh dựa vào kinh nghiệm lâm sàng, chọn dùng loại thuốc kháng sinh điều trị khả năng tốt nhất, sau khi có kết quả báo cáo lại tiến hành điều chỉnh.

  1. Lựa chọn dùng thuốc kháng sinh

Chủng loại thuốc kháng sinh rất nhiều, loại nào là thích hợp dùng để điều trị bệnh ỉa chảy của trẻ con? Dưới đây chúng tôi xin lần lượt giới thiệu để mọi người nắm được.

– Trực khuẩn đại tràng gây bệnh và sản sinh độc tố viêm ruột.

Hai loại trực khuẩn đại tràng sinh sôi nảy nở trong khoang ruột, không xâm phạm tổ chức thành ruột, cho nên cần chọn loại thuốc mà đường ruột khó hấp thụ như Gentamicin, Kanamycine, Neomycine và Polymycine E.

Neomycine: 50 – 60mg/kg thể trọng/ ngày, uống chia làm 3 – 4 lần.

Polymycine E: 5 – 10 vạn đơn vị/kg thể trọng/ ngày, uống chia 3 – 4 lần.

Kanamycine: 50mg/kg thể trọng/ ngày. Uống chia làm 3 – 4 lần.

Gentamicin: 1 – 2 vạn đvị/kg thể trọng/ngày, uống chia làm 3 – 4 lần.

– Trực khuẩn đại tràng xâm nhập gây viêm ruột và vi khuẩn kiết lỵ

Hai loại vi khuẩn gây bệnh này đều có thể xâm phạm tổ chức thành ruột, cho nên chọn loại thuốc mà đường ruột có thể hấp thụ sẽ có hiệu quả tốt. Như Furaxane, Hoàng liên tố, Gentamicin, Aminobenzil Penicilline, Pipera fluoric acid, Khải Phúc Long, liệu trình 5 – 7 ngày.

Aminobenzil Penicilline: 50 – 150mg/kg thể trọng/ ngày, chia làm 2 – 3 lần, cho vào bình nhỏ giọt truyền vào tĩnh mạch.

Gentamicin: 0,2 – 0,4 vạn đvị/kg thể trọng/ ngày, chia làm 2 – 3 lần cho vào bình nhỏ giọt truyền vào tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. (Vì nó có tổn hại đến chức năng thận và tai, cho nên không phải là loại thuốc được chọn dùng hàng đầu).

Furaxane (thuốc đặcArị bệnh lỵ): 8 – 10mg/kg thể trọng/ ngày, uống chia làm 3 – 4 lần, có thể cho thêm Methoxi benzyl, Methadiazine (TMP) 5 – 10mg/kg thể trọng/ ngày chia làm 2 lần uống sáng và tối.

Hoàng liên tố: 10 – 20mg/kg thể trọng/ngày. Uống chia làm 3 – 4 lần.

Đơn thuốc Sulfamith: 25 – 50mg/kg thể trọng/ ngày, chia 2 lần uống sáng và tối.

Pipera fluoric acid: 8 – 10mg/kg thể trọng/ ngày, uống chia làm 2 lần, dùng cho trẻ con phải hết sức cẩn thận.

Khải phúc long: 50 – 100mg/kg thể trọng/ ngày, truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch, chia làm hai lần.

  • Viêm ruột do vi khuẩn trong đoạn hồng tràng

Vi khuẩn trong hỗng tràng rất nhạy cảm đối với Chloromycetine, Erythromycin, Furoxone và thuốc kháng khuẩn Aminoglycoside, Erythromycin còn có đặc hiệu. Trong nước ứng dụng Gentamicin và Furoxone đạt hiệu quả tốt, liệu trình là 5 ngày.

Erythromycin: 30 – 50mg/kg thể trọng/ ngày, uống chia làm 4 lần.

Chloromycetine: 25 – 50mg/kg thể trọng/ ngày, uống chia làm 4 lần. .

  • Viêm kết tràng tiểu tràng do vi khuẩn Hyèresen

Đa số loại khuẩn này rất nhạy cảm đối với Erythromycin và thuốc Sulfanilamide.

  • Viêm ruột do khuẩn Salmonelỉa thương hàn

Vì loại khuẩn này phần lớn chủng đã nhờn thuốc, do đó phần lớn là dùng hai loại thuốc kháng sinh trở lên cùng kết hợp để điều trị, trừ bệnh nhân bị nhẹ thì có thể dùng một loại thuốc điều trị. Thuốc kháng sinh thường dùng là: Aminobenzil Penicilline, phương thuốc Sulfamith, Erythromycin, Kanamycine, và Polymycine E. Cũng có những tài liệu đưa tin loại thuốc kháng sinh không thể rút ngắn quá trình mắc bệnh, cũng không thể rút ngắn thời gian diệt khuẩn,chủ trương không dùng thuốc kháng sinh để điều trị cho bệnh nhân viêm đường ruột và bệnh nhân bị khuẩn xâm nhập.

  • Dịch tả

Có thể dùng các loại thuốc Furaxane, Mycine mạnh, Chloromycetine, đơn thuốc Sulfamith và Hoàng liên tố để điều trị, liệu trình 3 ngày.

Mycine mạnh: 6mg/kg thể trọng/ ngày. Uống chia làm 2 lần.

  • Viêm ruột do cầu khuẩn chuỗi nho màu vàng

Ngừng sử dụng các thuốc kháng sinh đang dùng, chọn dùng Penicilline II loại mới, Vancocin, trực khuẩn Peptid, chọn Kanamycine liệu trình 7-10 ngày.

Penicilline II loại mới: 50 – 100mg/kg thể trọng/ ngày, chia làm 2 lần, cho vào ống nhỏ giọt truyền vào tĩnh mạch.

Tiên phong Nystatium II hoặc IV: 50 – 100mg/kg thể trọng/ ngày, chia làm 2 lần truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch.

Vancocin: 12,5 – 25mg/kg thể trọng/ ngày, chia làm 2 lần truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch.

Trực khuẩn Peptid: 600 – 1600 đvị/kg thể trọng/ ngày, chia làm 4 lần tiêm bắp.

Kanamycine: 15 – 30mg/kg thể trọng/ ngày, chia làm 2 lần truyền vào tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

  • Viêm màng ruột

Ngừng các loại kháng sinh đang dùng, chọn dùng Vancocin hoặc thuốc Metronidazol.

Vancocin: 20 – 40mg/kg thể trọng/ ngày, chia đều 3 lần uống, liệu trình là 1 – 2 tuần.

Metronidazol: 15mg/kg thể trọng/ ngày. Chia đều uống 3 lần, liệu trình 7 ngày. Hoặc 15mg/kg thể trọng/ ngày, chia đều ra 3 lần, truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch, liệu trình 3 – 5 ngày.

– Viêm ruột do nấm

Ngừng các loại kháng sinh đang dùng, uống Nystatinum hoặc Chlotrimazone, liệu trình 7 – 10 ngày.

Nystatinum: 5 – 10 vạn đơn vị/kg thể trọng/ ngày, chia đều 3 lần uống.

Chlotrimazone: 30 – 60mg/kg thể trọng/ ngày, chia đều 3 lần uống.

ĐIỀU TRỊ BỆNH BỘI NHIỄM CỦA ỈA CHẢY

  1. Bị nhiễm ngoài đường ruột

Bị nhiễm ngoài đường ruột thường là nguyên nhân gây bệnh ỉa chảy của trẻ sơ sinh, cho nên đồng thời với điều trị ỉa chảy cần phải khống chế hết sức tích cực cảm nhiễm ngoài đường ruột, có một số trẻ điều trị khỏi cảm nhiễm ngoài đường ruột, thì ỉa chảy sẽ khỏi.

  1. Bệnh thiếu vitamin A

Có thể dùng dịch tiêm vitamin AD tiêm sâu vào bắp, mỗi lần 0,5 – lml, cứ mỗi 0,5ml có chứa 25000 đvị quốc tế vitamin A, 2500 đvị quốc tế vitamin D, mỗi ngày một lần, tiêm liền 2 – 3 ngày. Nếu bệnh trạng chuyển biến tốt, có thể uống viên AD dầu gan cá. Đề phòng con mắt bị nhiễm có thể dùng thuốc nhỏ mắt Chloramphinecol 0,25% nhỏ vào mắt. Nếu giác mạc xuất hiện chỗ loét, thì phải dùng đồng thời nhỏ Atropine 1% đề phòng hồng mạc tuột ra và dính liền.

  1. Dinh dưỡng không tốt

Dinh dưỡng không tốt là bệnh thiếu dinh dưỡng mãn tính, cho nên việc điều trị sẽ tương đối khó, nhất là thiếu dinh dưỡng ở mức độ vừa và nặng. Trưâc hết phải trừ khử nguyên nhân gây bệnh, điều chỉnh ăn uống, căn cứ năng lực tiêu hóa của trẻ mà tăng dần dần chất dinh dưỡng, cho uống các loại men tiêu hóa. Đối với trẻ dinh dưỡng không tốt ở mức độ vừa và nặng có thể truyền huyết tương hoặc toàn huyết với lượng ít và nhiều lần.

  1. Viêm da do tã lót

Do khi trẻ đại tiểu tiện, chậm thay tã lót, hoặc tã lót giặt không khô, gây mẩn ngứa ở vùng hậu môn trẻ.

Tích cực điều trị ỉa chảy, năng thay tã lót, đại tiện xong là dùng nước ấm rửa sạch hậu môn, dùng khăn bông mềm lau khô, bôi lên loại kem. Nếu chỗ mông có lở loét, có thể dùng bóng đèn sấy hoặc dùng đèn chiếu tia tử ngoại, chú ý tránh làm bỏng da, khi có dịch thẩm thấu thì dùng bông hút ẩm, sau khi khô thì bôi lớp kem oxit kẽm có chứa 0,5% Nystatium.

SỰ NHẬN THỨC VÀ ĐIỀU TRỊ CỦA ĐÔNG Y ĐỐI VỚI BÊNH ỈA CHẢY

  1. Nhận thức

Đông y gọi ỉa chảy là tiết tả, do tỳ vị mất chức năng điều tiết mà dẫn đến đại tiện ra phân loãng hoặc là đi ra như nước, số lần đại tiện tăng nhiều đó là chứng bệnh chủ yếu của nó. Nguyên nhân gây bệnh và cơ chế phát bệnh của nó như sau:

  • Trẻ con ở giai đoạn sơ sinh phát triển nhanh chóng, cần có nguồn dinh dưỡng sung túc để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Chức năng tì vị của trẻ còn rất yếu, sự điều tiết của thần kinh đối với đường ruột dạ dày cũng còn kém. Rất nhiều bà mẹ muốn cho con lớn nhanh, cho con ăn uống không điều độ, cho ăn đồ lạnh, cho ăn các chất béo dầu mỡ, gây nên một gánh nặng rất lớn cho dạ dày và đường ruột của trẻ. Như vậy không những không hấp thụ được những thức ăn đã ăn vào, mà ngược lại gây tổn thương cho tì vị, người ta gọi đó là “đau dạ dày do bội thực”. Tỳ (lá lách) bị tổn thương không thể vận hóa, dạ dày bị tổn thương không bóp nghiền thức ăn tiêu hóa, từ đó hỗn tạp mà đi xuống, rồi đi vào đại tràng mà sinh ra ỉa chảy. Cho trẻ ăn sớm quá những thức ăn quá thô, hoặc cho ăn uống những thức ăn sinh lạnh, dầu mỡ đều gây tổn thương bên trong tì vị của trẻ, từ đó dẫn đến ỉa chảy.
  • Bị cảm bởi ngoại tà (tà khí bên ngoài)

Ngoại tà ở đây là chỉ “phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa” dẫn đến tì vị hỗn loạn mà hình thành ỉa chảy.

Người xưa nói: “Vô thấp bất thành tả, thấp đa hoặc trọng tả” (không ẩm không có ỉa chảy, ẩm nhiều thì ỉa chảy nặng). Bởi vì tỳ ưa táo (khô) mà ghét thấp (ẩm), ẩm ướt dễ gây tổn thương cho tỳ dương, làm cho tỳ mất đi sự vận hành bình thường, nước ẩm hỗn tạp cùng đi vào đại tràng, thành ra ỉa chảy.

Thời tiết khí hậu và ỉa chảy có quan hệ mật thiết với nhau. Đặc biệt là mùa hè viêm nhiệt, trẻ con ra mồ hôi nhiều, lượng nước trong cơ thể giảm thấp, những chất phế thải trong cơ thể thải ra không thông suốt kịp thời, những chất phế thải này kích thích vào dạ dày, ruột mà hình thành ỉa chảy. Ngoài ra, khi cho trẻ ăn sữa, vú sữa, bình sữa sát trùng không đầy đủ cũng rất dễ gây ra ỉa chảy.

  • Tỳ vị yếu

Tỳ vị của trẻ vốn còn rất yếu, hoặc là do bẩm sinh yếu, nhưng đa số là do sau khi sinh ra nuôi dưỡng, chăm sóc không chu đáo mà dẫn đến. Trẻ con ăn uống bừa bãi, thức ăn sống lạnh, tổn thương lớn đến tỳ vị. Chức năng của tỳ là vận tải chuyển hóa chất dinh dưỡng trong thức ăn. Chức năng của vị (dạ dày) là dung nạp và tiêu hóa các thức ăn ăn vào. Tỳ vị mất chức năng điều tiết ấy, thì nước uống vào sẽ nằm lại ở tì vị mà trở thành thấp tà (tà khí ẩm thấp), thức ăn ăn vào sẽ nằm lại ở tỳ vị mà trở thành tích trệ, đồng thời đi vào đại tràng mà gây ra ỉa chảy. ía chảy kéo dài, lâu sẽ làm cho tỳ vị càng yếu thêm, không thể đem chất dinh dưỡng chuyển đến toàn thân, sẽ dễ dàng gây ra những bệnh tật khác.

  • Tỳ thận dương hư

Bệnh này còn nặng hdn so với bệnh tỳ vị yếu, thuộc về ỉa chảy do hàn. Nói chung phần lớn là trẻ yếu do bẩm sinh, hoặc là trong khi điều trị bệnh cho uống quá nhiều các loại thuốc khổ hàn công phạt, hoặc là sau khi phát bệnh điều dưỡng không thỏa đáng, hoặc là ỉa chảy kéo dài mãi mà hình thành tổn thương tỳ thận dương.

Ngoài ra, cũng do đặc điểm phủ tạng của trẻ còn non yếu, bệnh tình biến đổi nhiều, ỉa chảy kéo dài tổn thương khí dịch, dễ thường xảy đến những biến chứng “thương âm”, “thương dương”.

  1. Điều trị
  • Điều trị ỉa chảy do ăn

Biểu hiện lâm sàng ỉa chảy do ăn: trướng bụng, đau bụng. Trước khi ỉa khóc quấy, ỉa xong giảm đau, phân có mùi thối chua, hoặc như trứng thối, dạng lỏng, loãng màu vàng sẫm, trong phân có lẫn thức ăn chưa tiêu hết, hoặc những giọt sữa, có thể có ít niêm dịch, ọ hoi mùi thiu chua, buồn nôn, không chịu ăn uống, ngủ không yên giấc, rêu lưỡi mỏng vàng hoặc đặc dính. Chữa trị chủ yếu là tiêu thực, chống đình trệ, trung hòa, cầm tả. Phương thuốc dùng “Bảo hòa hoàn gia giảm”. Cụ thể các vị thuốc là Tiêu sơn tra, Lục thần khúc, Pháp bán hạ, Phục linh, Trần bì, Liên kiều, Sao mạch nha, Củ cải. sắc nước mỗi ngày một tễ, chia ra uống 3 lần. Nếu bệnh do bú sữa gây ra là chính thì dùng Sao mạch nha, Sao cốc nha, Sa nhân. Nếu bệnh do ăn thịt tích lại không tiêu thì dùng Tiêu sơn tra. Nếu bệnh do ăn thức ăn chế biên băng bột mì tích lại thì dùng củ cải. Nếu bệnh do ăn các loại ngũ cốc tích lại thì dùng thần khúc. Trường hợp bệnh tình tương đối nặng thì dùng thêm Kê nội kim (màng mề gà), Nga truật. Đại tiện ra nhiều nước, thì thêm Trạch tả, Xa tiền tử (gói vào sắc), kèm theo nôn mửa thì thêm Hoắc hương, nước gừng tươi, trường hợp bệnh nhân tỳ vị vốn yếu, sắc mặt xanh xao vàng vọt, thần thái mệt mỏi mất sức, rêu lưỡi trắng nhạt thì thêm Bạch truật, Sinh cốc nha, Y dĩ nhân.

– Điều trị ỉa chảy do phong hàn

Biển hiện lâm sàng của ỉa chảy phong hàn: bụng trướng đau, thích hơ ấm, xoa bóp, phân đi ra loãng dạng bọt, màu vàng nhạt, không mùi, bụng kêu lục ục, miệng khát nhưng không muốn uống, <hoặc ớn nóng ớn lạnh, rêu lưỡi mỏng trắng. Điều trị: lấy sơ phòng tán hàn, hóa thấp trung hòa làm chính. Phương thuốc chọn bài Hoắc hương chính khí tán gia giảm. Cụ thể các vị thuốc là Hoắc hương, Tô diệp, Bạch chỉ, Phúc bì, Hậu phác, Trần bì, Bán hạ, Sinh khương, Phục linh, Thương truật. sắc nước, ngày một tễ, chia làm 3 lần uống. Bệnh nhân đi tiểu ít, thêm Trạch tả, Trừ linh, Xa tiền tử (sắc cả bao); Bệnh nhân đau vùng thắt lưng kịch liệt, bụng sôi ùng ục, thì thêm gừng nướng Sa nhân, Thảo đậu khấu.

ĂN UỐNG CHO BỆNH NHI ỈA CHẢY

Liệu pháp ẩm thực rất có tác dụng trong việc điều trị các loại bệnh, là điều không thể coi nhẹ, phân phối ẩm thực một cách khoa học và hợp lí có thể làm tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể bệnh nhân, sớm phục hồi sức khỏe. Đối với người lớn như vậy thì đối với trẻ thơ cũng thế.

Trẻ con sau khi bị ỉa chảy, liệu pháp ẩm thực là vô cùng quan trọng, mục đích của nó là giảm nhẹ gánh nặng cho đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho đường tiêu hóa đã quá mệt mỏi được “nghỉ ngơi” một thời gian. Đối với người đi ỉa chảy nhẹ, ngoài nuôi bằng sữa mẹ có thể rút ngắn thời gian bú sữa, như trước khi bị ỉa chảy, mỗi ngày bú 20 phút thì sau khi ỉa chảy giảm xuống là 10 – 15 phút; trẻ cho bú bằng thủ công thì hoặc là giảm bớt lượng sữa cho ăn mỗi lần, hoặc giảm bớt số lần cho ăn sữa mỗi ngày. Bởi vì sữa bò nguyên đối với trẻ thơ rất khó tiêu hóa, có thể đổi sang dùng loại sữa bò đã khử mỡ, sữa chua hoặc sữa bò đã pha loãng, như một phần sữa bò thêm một phần nước gọi là sữa bò 1:1, hai phần sữa bò thêm một phần nước gọi là sữa bò 2:1, tỉ lệ sữa bò chiếm càng ít càng dễ tiêu hóa.

Những đứa trẻ đã cho ăn thêm thực phẩm phụ, nên tạm ngừng cho ăn những thức ăn khó tiêu hóa và những thức ăn chứa nhiều loại mỡ béo, làm như vậy có thể giảm nhẹ phụ tải cho đường tiêu hóa. Bệnh nhi đi ỉa chảy nặng, nếu tiết tả kèm theo mất nước vừa và nặng, thì phải tạm thời giảm ăn, bác sĩ có thể căn cứ mức độ mất nước và tình trạng dinh dưỡng quyết định giảm ăn từ 6 – 12 giờ (nhưng thời gian giảm ăn không được quá dài), đồng thời căn cứ mức độ và tính chất mất nước mà tiến hành truyền dịch bổ sung vào tĩnh mạch. Sau khi qua giảm ăn, trẻ nuôi dưỡng bằng sữa mẹ vẫn tiếp tục bú sữa mẹ, thời gian cho bú sữa từ từ kéo dài. Trẻ có thể được nuôi bằng cháo gạo đặc (1 lạng gạo cho nước vào ninh đến còn 300ml) sữa bò khử mỡ pha loãng, lượng sữa từ ít đến nhiều, nồng độ từ loãng đến đặc. Sau khi tăng thêm thức ăn tuy số lần đại tiện có tăng lên, nhưng đường ruột hấp thụ với lượng ăn vào trở thành tỉ lệ thuận. Thường thường sau 5 – 7 ngày là khôi phục ăn uống bình thường. Viêm ruột do virut phần lớn là thiếu hụt Dicarbohydrase (chủ yếu là lactase) có thể đổi cho ăn sữa bò chua. Chờ cho hoàn toàn khỏi ỉa chảy, lại phục hồi nuôi dưỡng cho ăn như ban đầu.

DỰ PHÒNG BỆNH ỈA CHẢY

Các bậc phụ huynh sau khi hiểu rõ nguyên nhân xảy ra ỉa chảy, là có thể có được cách đề phòng bệnh ỉa chảy cho trẻ.

Vì hiện nay vacxin phòng bệnh, vacxin phòng dịch chưa có thể đủ dùng, cho nên biện pháp dự phòng tổng hợp là rất quan trọng.

  1. Nuôi dưỡng bằng sữa mẹ sẽ giảm thấp tỉ lệ bệnh ỉa chảy

Vì sữa mẹ, bất cứ từ góc độ dinh dưỡng, hay là từ góc độ vệ sinh, đều là loại thực phẩm tốt nhất của trẻ sơ sinh.

  1. Dần dần cho thêm thức ăn phụ, đề phòng rối loạn chức năng của ruột

Trẻ sơ sinh sinh trưởng và phát triển rất nhanh, sau khi sinh được 5 tháng thể trọng đã tăng gấp 2 lần, nhiệt lượng và dinh dưỡng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển tương đối nhiều. Các loại sữa đã không thể đáp ứng được nhu cầu của trẻ, cho nên những trẻ em được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hay là nuôi dưỡng thủ công, khi lượng sữa mỗi ng^ỵ đạt đến 1000ml hoặc lượng sữa mỗi lần đạt đến 200ml thì đều cần phải cho thêm thực phẩm phụ trợ (gọi tắt là ăn phụ) mới có thể đảm bảo được sinh trưởng và phát triển bình thường cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, cho ăn phụ trợ cũng là đặt cơ sở cho trẻ tập nhai thức ăn rắn. Thời gian cắt sữa hoàn toàn là sau khi sinh 10-12 tháng. Để phòng ngừa cần thêm thức ăn phụ trợ gây rối loạn chức năng đường tiêu hóa, phải tuân theo những nguyên tắc như: lượng từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ mịn đến thô. Mỗi lần chỉ thêm một loại, cho thích ứng trong một thời gian, nếu trẻ đã quen ăn bình thường, số lần đại tiện và phân bình thường, rồi lại suy nghĩ thêm loại thứ 2. Nếu sau khi cho thêm thức ăn phụ, mà số lần đại tiện tăng thêm, tràng thái phân cũng khác thường, thì lập tức tạm hoãn cho thêm, chờ cho sau khi đại tiện bình thường, lại bắt đầu cho ăn một ít. Việc cho ăn phụ trợ thêm, không thể nóng vội, thời gian trẻ đang ôm hoặc là khi thời tiết nóng nực viêm nhiệt rất dễ bị ỉa chảy, cần phải hoãn việc cho ăn thêm. Do về thể chất, tính thèm ăn và khả năng tiêu hóa của trẻ khác nhau rất lớn, không thể so bì lẫn nhau được, cần phải phân biệt quan tâm. Khi bắt đầu cho ăn phụ thêm, do trẻ con chưa có thói quen nuốt những thức ăn không tự chảy vào, thường thường dùng lưỡi để đẩy thức ăn ra, nếu ta dùng chiếc thìa con đem thức ăn đưa đến phía sau vòm miệng là có thể nuốt xuống, như vậy sẽ dần dần hình thành thói quen nuốt xuống.

  1. Cải thiện tập quán vệ sinh, giảm bót cơ hội cảm nhiễm đường ruột

Bệnh từ cửa miệng vào, tức là nói các vi sinh vật gây bệnh, thường thường thông qua thức ăn hoặc là nước uống ô nhiễm đi vào đường tiêu hóa gây ra cảm nhiễm. Cho nên rèn luyện thành thói quen vệ sinh tốt, tăng cường vệ sinh ăn uống là một việc làm vô cùng quan trọng. Trẻ con nuôi dưỡng bằng nguồn thức ăn ngoài là chính còn phải tăng cường khử trùng dụng cụ ăn uống. Do vậy, người trông coi trẻ, cần phải giáo dục và giúp đỡ trẻ trước khi ăn, sau khi đại tiểu tiện cần phải rửa tay bằng xà phòng. Bình sữa, vú sữa và dụng cụ ăn, sau khi rửa sạch rồi phải luộc sôi khử trùng, vú sữa luộc sôi không nên quá 5 phút đề phòng lão hóa. Không được cho trẻ uống sống ăn sống, hoa quả cần rửa thật sạch. Sữa, thức ăn, bình sữa, dụng cụ ăn của trẻ con ăn, cần phải để trong lồng úp đề phòng ruồi nhặng đậu vào.

  1. Làm tốt công tác cách ly, tiêu độc

Đề phòng phân của trẻ ỉa chảy trong có chứa một lượng lớn vi sinh vật gây bệnh truyền lan ra gây nên cảm nhiễm,-đặc biệt virut dạng vành gây viêm ruột, trực khuẩn đại tràng gây bệnh viêm ruột. Vi trùng Salmonella thương hàn gây viêm ruột và vi khuẩn lỵ có tính truyền nhiễm rất mạnh, dễ hình thành và lưu hành trong các nhà trẻ và ở khoa nhi, cho nên cần phải cách li giữa trẻ em ỉa chảy do cảm nhiễm với trẻ em đi ỉa chảy không phải do cảm nhiễm. Trước khi chăm sóc trẻ, sau khi thay tã lót, sau khi xử lí chất thải ra, cần phải rửa tay bằng xà phòng thật sạch, đề phòng bị lây nhiễm lẫn nhau. Những chất thải ra cần áp dụng một số phương pháp sau đây tiến hành tiêu độc:

  • Một phần chất thải, cho hai phần dịch bột tẩy trắng 2% hoặc 1/5 phần bột khô bột tẩy trắng, khuấy trộn đều để lắng sau 2 giờ đổ đi. nếu không có bột tẩy trắng, có thể dùng vôi sống thay thế.
  • Một phần chất thải, cho 1/2 phần dịch tẩy rửa 1% khuấy trộn đồng đều, để lắng sau 10 phút đổ đi.
  1. Nhân viên nhà bếp phải kiểm tra sức khỏe đinh kỳ, tiêu trừ nguồn lây truyền

Nghiêm khắc chấp hành luật vệ sinh thực phẩm, nhân viên dạy trẻ và nhân viên nấu ăn nhà trẻ phải định kì kiểm tra sức khỏe. Nếu phát hiện nhân viên nhà bếp, nhân viên nuôi dậy có các bệnh truyền nhiễm đường ruột như kiết lỵ, thương hàn, viêm gan siêu vi trùng hoặc là mang vi trùng, mang siêu vi trùng thì dứt khoát phải điều cách ly.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận