Nguyên nhân bệnh sinh ỉa chảy ở trẻ em

Chăm sóc bé

Trẻ em thường không thể tránh khỏi bệnh ỉa chảy, chỉ là mức độ nặng nhẹ khác nhau mà thôi.

Trừ những nhân tố bên ngoài có thể dẫn đến bệnh ỉa chảy của trẻ, thì các nhân tố bên trong của trẻ, tức là thể chất sinh lí của bản thân cũng là một nhân tố rất dễ xảy ra ỉa chảy, đó là vì:

Thời kì thơ ấu, đặc biệt là trẻ sơ sinh 1 tuổi trở lại, tốc độ sinh trưởng rất nhanh, sự trao đổi chất dồi dào, nhiệt lượng và chất dinh dưỡng cần thiết nhiều hơn so với trẻ lớn tuổi, nhưng hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện, dịch tiêu hóa tiết ra tương đối ít, nồng độ vị toan còn thấp, hoạt tính của men tiêu hóa tương đối kém, nhất là acid béo và Amylase hoạt tính càng thấp, cho nên phụ tải của đường ruột dạ dày là rất nặng, thường xuyên ở trạng thái căng thẳng. Đặc biệt là đối với trẻ đẻ non và trẻ dinh dưỡng kém thì việc rối loạn chức năng tiêu hóa có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu như trong thời kì này mà sự chăm sóc nuôi dưỡng không chu đáo, không đầy đủ, rất dễ xảy ra ỉa chảy.

Thời kì thơ ấu, hệ thống trung khu thần kinh chi phối toàn thân, phát triển còn chưa hoàn chỉnh, cơ năng điều tiết hệ thống tiêu hóa còn kém. Thời kì này nồng độ dịch kháng thể Globulin miễn dịch trong máu còn thấp, cơ hội bị nhiễm ngoài đường ruột khá nhiều. Chất Globulin A miễn dịch do đường ruột tiết ra nồng độ cũng thấp, cho nên nàng lực kháng nhiễm của niêm mạc đường ruột cũng thấp, như vậy là cơ hội bị nhiễm trong đường ruột cũng nhiều

Sự phân bố dịch thể của trẻ sơ sinh với trẻ lớn tuổi là khác nhau, dịch ở ngoài tế bào có tỉ lệ cao. Khi bị ỉa chảy dễ dàng xảy ra sự hỗn loạn giữa thể dịch và chất điện giải. Thời kì này phần lớn xảy ra đối với bệnh còi xương và thiếu dinh dưỡng, năng lực tiêu hóa của những trẻ con loại này rất yếu, càng dễ bị bệnh ỉa chảy. Nói tóm lại, ỉa chảy phần lớn là do vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột, nhân tố bệnh lí của nó như sau:

  • Độc tố trong ruột tác dụng lên niêm mạc ruột

Lấy trực khuẩn đại tràng sản sinh độc tính làm ví dụ, khi vi khuẩn lên đến phần trên của tiểu tràng, bám vào trên niêm mạc của tiểu tràng tiến hành sinh sôi nảy nở, có thể sinh ra hai loại độc tố ruột, tức là loại độc tố ruột chịu nhiệt và loại độc tố ruột không chịu nhiệt. Có một số vi khuẩn chỉ sản sinh một trong hai loại độc tố đó. Độc tố ruột không chịu nhiệt có thể kích hoạt Adenyl Cyclase trong tế bào da, chất này có thể làm cho chất Adenosine triphosphat (CTP) của tế bào chuyển hóa thành Adenosine Cychlophosphate /(cCMP), kết quả cAMP trong tế bào tăng nhiều, cAMP có thể xúc tiến làm cho dịch của;tiểu tràng và chất điện giải tiết tăng lên. Cho nện viêm đường ruột do độc tố ruột gây nên thuộc loại ỉa chảy kiểu phân tiết; Do loại vi khuẩn sản sinh độc tố phần lớn không xâm nhập vào niêm mạc ruột, cho nên niêm mạc ruột có tổn thương không rõ rệt, đại tiện ra kiểm tra bằng kính hiển vi rất ít thấy bạch huyết cầu và hồng huyết cầu.

  • Vi khuẩn trực tiếp xâm nhập mèm mạc ruột

Vi khuẩn gây bệnh thuộc lọại xâm nhập tiến công gồm có trực khuẩn đại tràng có tính xâm nhập tấn công, trực khuẩn viêm ruột Hỵèrẹsen, vi trùng salmonella, trực khuẩn kiết lỵ, cầu khuẩn hình chuỗi nho. Tất cả những vi khuẩn đó đều có thể trực tiếp xâm nhập niêm mạc ruột gây ra phản ứng làm viêm ruột, như sung huyết, phù thũng, chảy nước và lở loét. Có một số khuẩn có thể sản sinh độc tố ruột. Phân của những bệnh nhân viêm ruột loại này, nhìn qua kính hiển vi thấy số lượng bạch cầu và hồng cầu tương đối nhiều. Vì loại  vi khuẩn ảnh hưởng không lớn đối với chức năng phân tiết của đường ruột, cho nên mất nước tương đối nhẹ.

  • Vi trùng gây bệnh loại này, bề ngoài xem giống như hình bánh xẹ, cho nên gọi nó là virụt dạng vành.

Chủ yếu là xâm phạm hành tá tràng và tầng niêm mạc đoạn trên hồng tràng. Tế bào niêm mạc và lớp nhung mao của ruột bị phá hoại, ảnh hưởng đến năng lực hấp thụ nước và chất điện giải, và cùng ảnh hưởng đến sự tổng hợp dung môi Disaccharide, nhất là tổng hợp Lactase. Đường Disaccharide trong khoang ruột vì thiếu hụt Carbohydrase nên phần lớn không thể phân giải thành Monosaccharose, mà đình trệ lại trong khoang ruột hình thành trạng thái thẩm thấu cao, dẫn đến một lượng lớn dịch thể nằm trong khoang ruột hình thành ỉa chảy, được phân giải đi vào kết tràng bị vi khuẩn phân giải sinh ra một lượng lớn vật chất có tính acid và khí CO2, xúc tiến làm cho nhu động của ruột tăng thêm, càng làm mất đi nước và chất điện giải.

  • Vì cơ chế do trực khuẩn đại tràng gây bệnh dẫn đến viêm ruột vẫn chưa thật rõ ràng, nhưng phản ứng có thể dẫn đến chứng viêm xảy ra tương tự ở tiểu tràng. Các loại vi trùng gây bệnh có thể sản sinh độc tố ruột, cho nên ỉa chảy có thể đi ra phân toàn nước. Trong phân rất ít có lẫn máu hoặc là niêm dịch.
  • Cơ lí và nguyên nhân bị bệnh ỉa chảy không phải cảm nhiễm.

Khác với ỉa chảy do cảm nhiễm, khi ăn uống quá nhiều hoặc là thành phần thức ăn, quá trình tiêu hóa bình thường xảy ra trở ngại, thức ăn không tiêu hết, đình trệ lại ở phần trên của khoang ruột, độ acid của dịch vị giảm thấp, vi khuẩn ở phía dưới đường ruột chuyển dịch lên phía trên và sinh sôi nảy nở, xảy ra quá trình lên men và ôi thiu, sản phẩm hình thành trong quá trình lên men và ôi thiu có thể tăng thêm áp suất thẩm thấu trong ruột và tăng thêm nhu động của ruột mà dẫn đến ỉa chảy.

Có một số ông bố bà mẹ cho rằng con ăn được càng nhiều càng tốt, không nghĩ đến năng lực chịu đựng của trẻ, dùng phương pháp nuôi dưỡng kiểu nhồi nhét như cho vịt ăn để cho trẻ ăn quá nhiều. Cũng có một số bố mẹ cho rằng trẻ con khóc chính là vì đói bụng, không nghĩ đến các nguyên nhân khác đối với trẻ khóc quấy, cho bú sữa liên tục không hạn chế bao nhiêu lần. Còn có một số bố mẹ lại cho rằng cho thêm đường vào trong sữa trẻ càng thích ăn, cho nên pha sữa lại cho đường vào rất nhiều. Lại còn một số cha mẹ cho rằng cho độn thêm thức ăn phụ sẽ làm trẻ no lâu, đứa trẻ sẽ cứng chắc nên đã cho ăn thêm tinh bột hoặc thức ăn loại mỡ béo quá sớm, quá nhiều. Cách nuôi dưỡng như vậy đều không đúng, vượt quá khả năng tiêu hóa của trẻ, đều dẫn đến đi ỉa chảy.

Ngoài ra, thời tiết mùa hè nóng nực, hoặc là mùa đông khi nhiệt độ trong phòng cao, trẻ con ra mồ hôi nhiều, dịch tiêu hóa tiết ra giảm bớt, hoạt tính của Zyme tiêu hóa giảm xuống. Cho nên mùa hè khả năng tiêu hóa của trẻ con rất thấp. Có đứa trẻ khi ngủ thích leo nằm trên chăn, nếu bố mẹ không phát hiện kịp thời, phần bụng sẽ bị cảm lạnh, không ít bố mẹ hay cho con ăn kem, uống thứ giải khát lạnh, việc bị giá lạnh kích thích cũng dẫn đến tăng thêm nhu động của đường ruột, từ đó dẫn đến ỉa chảy không phải do nhiễm khuẩn.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận