Khi thuốc sâu vào tới dạ dày phải làm thế nào

Ngộ độc

Với những người bị ngộ độc thuốc sâu do uống phải thường là có một lượng lớn thuốc sâu đã vào dạ dày, ngoài các triệu chứng nôn mửa khi bệnh nhân bị ngộ độc còn có nôn ra thuốc sâu, nhưng đa số nông dược vẫn còn lưu lại trong cơ thể, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, để quá lâu, thuốc sâu sẽ ngấm vào ruột với lượng lớn, gây ra triệu chứng ngộ độc nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Do đó cần nhanh chóng có biện pháp để đẩy thuốc sâu ở dạ dày ra ngoài. Nhiều bài học thất bại có thành công có đã nói rõ điều này, làm tốt khâu này, chính là một bước quan trọng trong việc cấp cứu bệnh nhân ngộ độc thuốc sâu, vì vậy phải hết sức coi trọng vấn đề trên.

Muốn làm sạch thuốc sâu trong dạ dày, chỉ có chọn cách cho nôn ra, các chất độc sẽ theo ra, rồi rửa dạ dày, trong đó rửa dạ dày là cách làm quan trọng nhất.

  1. Cho nôn ra: Biện pháp này chỉ được tiến hành khi tinh thần bệnh nhân còn hoàn toàn tỉnh táo. Biện pháp là dùng lông, ngón tay, đũa cả hay đũa đè vào lưỡi, v.v… kích thích cổ họng, gây buồn nôn và nôn ra các chất trong dạ dày. Nếu hiệu quả không tốt hoặc chất trong dạ dày quá táo bón. cũng có thể cho bệnh nhân uống trước 300 đến 500 ml dung dịch rửa dạ dày (khoảng 2 bát con), sau đó tiếp tục kích thích. Biện pháp này đơn giản dễ làm, có thể tiến hành tại chỗ nơi bị ngộ độc. Nhược điểm của cách này là khi tinh thần bệnh nhân thay đổi, tức thần trí lơ mơ thì không thể cho nôn ra được, e rằng khi nôn cơm và thức ăn ra có thể sặc vào khí quản, gây nghẹt thở.
  2. Cho uống thuốc nôn: ở đây là chỉ bệnh nhân sẽ uống thuốc nôn cho nôn ra. Loại thuốc nôn thứ nhất là thuốc kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn đến nôn mửa như dùng nước muối đặc 2% đến 4%; dung dịch Sunfat đồng 0,1% đến 0,5%; hoặc dùng lòng trắng trứng gà 10 đến 20 quả, cho thêm phèn chua 5 đến lOg, trộn đều, uống cả vào. Tùy theo ca ngộ độc loại thuốc sâu nào mà lựa chọn; như khi ngộ độc Sunfu kẽm cần chọn dung dịch Sunfuro đồng, khi ngộ độc thủy ngân hữu cơ, Arsenic, các kim loại nặng, v.v…, có thể chọn lòng trắng trứng gà có pha thêm phèn chua, làm như thế có thể giúp cho giải độc. Khi ngộ độc thủy ngân hữu cơ, không nên dùng nước muối, bởi vì có thể làm tăng khả năng hấp thu thủy ngân vào thuốc sâu. Dân gian Trung Quốc thường dùng nước xà phòng để cho nôn ra. nhưng có thể dùng cho các ca ngộ độc DDT. Loại thuốc thứ hai là loại kích thích thần kinh gây nôn, thông thường dùng loại Morphine Hydrochloride (cũng gọi là Morphine nước) để tiêm dưới da, liều lượng đối với người lớn là 5 đến 10 mg/lần, trẻ 5 tuổi trở lên 1 đến 2 mg/lần. Với trẻ 5 tuổi trở xuống, phụ nữ có thai và bệnh nhân đang ở trạng thái thần kinh trung ương bị ức chế đều không dùng loại thuốc này. ưu điểm và nhược điểm của loại thuốc: gây nôn cũng tương tự như cách làm cho nôn khi thần trí bệnh nhân không còn tỉnh táo, thì tuyệt đối không thể dùng thuốc, đặc biệt là khi dùng Morphine Hydrochloride gây nôn, càng cần phải thận trọng.
  3. Rửa dạ dày: Phương pháp này quan trọng hơn cách gây nôn thuốc gây nôn, do phương pháp này có thể loại trừ thuốc sâu nhanh và triệt để ở dạ dày, cho nên được công nhận là một bước quan trọng nhất trong việc cấp cứu các ca ngộ độc thuốc sâu do uống phải.

Có các phương pháp rửa dạ dày như sau:

  • Cách rửa dạ dày bằng uống rồi nôn ra: Phương pháp này đơn giản, dễ làm, không cần phải có thiết bị, nhưng thần trí của bệnh nhân phải hoàn toàn tỉnh táo. Phương pháp này là cho bệnh nhân tự uống đầy đủ lượng dung dịch rửa dạ dày, sau đó thực hiện theo phương pháp gây cho nôn ra như đã nói ở trên, hoặc để bệnh nhân tự nôn ra hết. Uống trước nôn sau, làm đi làm lại thật nhiều lần là được. Nhược điểm của phương pháp này là rửa dạ dày không được triệt để lắm, hơn nữa lại làm cho thuốc sâu dễ bị đẩy vào trong ruột, bởi vì phải uống rất nhiều lượng dung dịch rửa dạ dày, phải làm cho dạ dày trương phồng lên mới có thể cho nôn ra được. Miệng dưới của dạ dày như vậy cũng dễ mở ra, thuốc sâu cũng sẽ theo đó mà vào trong ruột, cho nên thường không chủ trương dùng phương pháp này để rửa dạ dày. Phương pháp này chỉ thích hợp sử dụng cấp cứu tại hiện trường khi chưa kịp đưa đến bệnh viện, sử dụng phương pháp này cũng có thể giải quyết được một số vấn đề. Đối với người già cả và những bệnh nhân suy nhược cơ thể, khi dùng phương pháp rửa dạ dày cũng cần phải thật thận trọng, vì khi họ nôn rất dễ bị sặc, gây nghẹt thở.
  • Đưa ống vào dạ dày để rửa: Cách làm này được công nhận là cách rửa dạ dày tương đối tốt, hễ người bị ngộ độc thuốc sâu qua mồm, bất kể bệnh nhân có còn tỉnh táọ hay lơ mơ, hoặc hôn mê đều có thể đưa ông vào dạ dày để rửa. Khi cấp cứu tại hiện trường bệnh nhân đã tự uống cho nôn ra để rửa dạ dày. Cũng vẫn phải luồn ống vào để rửa tiếp. Dùng ống thông đưa vào dạ dày trước tiên có thể hút được các chất độc trong dạ dày ra, sau đó mới đưa dung dịch rửa theo liều lượng vào. sau nhiều lần hút ra và bơm vào dạ dày sẽ sạch. Cách làm này tương đối triệt để, lại không để thuốc sâu lọt vào ruột. Các bác sỹ ở nông thôn và các đơn vị y tế cơ sở bình thường cần chuẩn bị các loại ống thông to nhỏ khác nhau để khi cần kíp còn kịp dùng, đây là điều cực kỳ quan trọng.

Dùng ống thông để rửa dạ dày càng sớm càng tốt, không hạn chế về thời gian, nếu như thấy đã muộn, tức đã vượt quá 12 giờ, thì vẫn có thể cắm ông thông được. Đương nhiên cũng không vì việc cắm ống thông mà để lỡ các việc cấp cứu và điều trị khác.

Cách luồn ống thông để rửa dạ dày trước hết phải kiểm tra xem mồm bệnh nhân có dị vật gì lạ như răng giả không, nếu có thì phải tháo bỏ đi, sau đó cắm loại ông thông thích hợp cho bệnh nhân, người lớn dùng loại to, dài, trẻ em dùng loại nhỏ, ngắn hơn. Chỉ cần có thể luồn được vào, to một chút cũng được. Có thể luồn vào dạ dày qua mồm hoặc qua mũi, bệnh nhân nằm ngửa đầu thấp hơn mép giường, mặt hướng sang một bên, chân gác lên cao, đề phòng khi đang luồn ống có thể làm cho chất nôn chảy ngược vào khí quản. Đưa ông vào từ từ, khi hút được các chất trong dạ dày, chứng tỏ ông thông đã luồn tới dạ dày, sau đó dùng băng dính cố định ống lại, rồi cố gắng hút hết mọi thứ trong dạ dày ra. mới bơm dung dịch rửa dạ dày vào, nếu như chưa hút hết mọi thứ, thì không được bơm rửa dạ dày vào. Mỗi lần đưa vào dạ dày lượng dịch 300 đến 500 ml (6 lạng đến 1/ kg) là đủ, sau đó hút sạch ra và lại tiếp tục bơm vào. Tiến hành nhiều lần như vậy, đến khi nào rửa thật sạch sẽ mới thôi, nghĩa là tới khi có hai người trở lên không ngửi thấy mùi thuốc sâu nữa mới thôi. Sau khi kết thúc, không cần phải rút ống ra, mà để lại để chuẩn bị dùng tiếp. Cũng có thể bơm 30 g Sunfat Natri vào để thụt, nhưng không thể tùy tiện dùng dầu thầu dầu để thụt. Cũng có thể lựa chọn Sunfat Magiê, nếu bệnh nhân bị ức chế thần kinh trung ương thì cũng không dùng được. Khi ngộ độc Phospho Kẽm, cũng cấm không được sử dụng Sunfat Magiê để thụt, vì nó có thể hình thành Clorua Kẽm có chất độc. Khi ngộ độc thuốc sâu có chứa chất Arsenic, có thể dùng Đại hoàng 18 g, phèn chua 3 g và Cam thảo 15 g sắc lên rồi bơm vào. Nếu cần kiểm tra trong dạ dày là loại thuốc sâu nào, thì sau khi cắm ống vào, trước khi bơm dung dịch rửa vào phải kiểm tra dung dịch đã rút ra lần đầu, Trong quá trình rửa dạ dày, nếu như khi hút chất dịch ô nhiễm dính vào quần áo, cần phải đi thay ngay; nếu như bị dính vào da, cũng cần rửa sạch ngay.

  • Mở ổ bụng để rửa dạ dày: Có những bệnh nhân khi uống thuốc sâu vào, do dạ dày bị co giật, bụng trướng lên, luồn ống thông vào nhiều lần mà không được, mà thuốc sâu vẫn cứ ngấm vào trong dạ dày, rất nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Lúc này để cứu lấy tính mạng của bệnh nhân, trong điều kiện cho phép, bác sỹ cần mạnh dạn mở ổ bụng bệnh nhân, chích một lỗ nhỏ ở thành dạ dày bệnh nhân, dùng một ống thông to luồn vào dạ dày để rửa. Từ những năm 70 trở lại đâu phương pháp dùng phẫu thuật này bắt đầu được dùng, phương pháp này đã thành công cứu sống được vô số người bị ngộ độc thuốc sâu nặng. Người nhà của bệnh nhân cần phải phối hợp chặt chẽ, mạnh dạn để cho bác sỹ làm phẫu thuật, không cần phải quá đắn đo. Đương nhiên khi tiến hành phẫu thuật bác sỹ cũng cần hết sức thận trọng, chỉ có khi đã tìm mọi cách vẫn không luồn được Ống thông vào, nguy hiểm đến tính mạng, thì cần phải làm phẫu thuật luồn ống thông vào rửa dạ dày.Tuy nhiên, đây không phải là ca phẫu thuật lớn, hiện nay có một số bệnh viện ở nông thôn đã làm được, nhưng cuối cùng vẫn gây đau đớn cho bệnh nhân, bác sỹ cần cân nhắc lợi và hại một cách toàn diện, phân tích cho người nhà bệnh nhân rõ, để làm tham mưu cho họ.

Khi chọn dùng dung dịch rửa dạ dày cần chú ý tìm loại phù hợp với chất đã bị ngộ độc. Nếu như tự mình uống để nôn, ngoài nông dược sau khi ôxy hóa làm tăng độc tố ra (như nông dược lân hữu cơ có loại Sulfua thay cho mỡ Acid Phospho), có thể chọn Potassium Permangannate 1/5000 do có một số loại thuốc sâu sau khi bị ôxy hóa đã nhanh chóng giải được độc, nhưng Potassium Permangannate lại có những kích thích nhất định đối với niêm mạc dạ dày, dễ gây nôn. Cái hay của việc uống Sôđa 2% là đa số thuốc sâu khi gặp kiềm đều bị phá hủy. lượng muối Natri trong cơ thể bị mất ít, nhưng cách pha chế lại không tiện lợi. Thuốc sâu DDT khi gặp kiềm thì độc tố lại tăng lên không thể dùng được, lượng Hydro Chloric Acid trong dạ dày mất đi vẫn không bổ sung kịp. Còn ưu điểm của nước muối 1% là dễ pha chế, chỗ nào cũng có, lượng Natri và Clo trong cơ thể bị mất đi đều có thể bổ sung kịp thời. Nhược điểm là không có tác dụng phá hủy thuốc sâu, mà còn làm tăng việc hấp thụ thuốc sâu thủy ngân hữu cơ.

Điều quan trọng là phải biết lựa chọn các loại dung dịch rửa dạ dày đối với từng loại thuốc sâu bị ngộ độc.

Khi uống phải thuốc sâu không rõ là loại gì, trước đây đa số hay dùng nước sạch để rửa dạ dày, nếu như có thể rửa được thuốc sâu có chứa thủy ngân hữu cơ, thì dùng nước muối ăn 1% rửa tốt hơn bằng nước sạch vi lượng lớn nước sạch rửa dạ dày rất dễ trở thành chất điện giải của cơ thể khi cơ thể bị mất đi quá nhiều (chủ yếu là hạt Clo và Natri) gây nên cơ thể mất cân bằng chất điện giải và chuyển hóa chất kiềm tan. Sau khi phát hiện có một số người khi bị ngộ độc dùng nhiều nước sạch rửa dạ dày, gây ngộ độc nước tiến tới phù não, cho nên hiện nay phần nhiều chủ trương dùng nước muối ăn 1% để rửa.

Ngộ độc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận