Bài thuốc nam chữa ỉa chảy – tiêu chảy lâu ngày

Bài thuốc Nam
  1. Tỳ tả lâu năm

– Hạt sen già, bóc vỏ bỏ tim, sao vàng tán 2 đồng cân, nấu nước mà uống lúc đói.

  1. Bỗng nhiên đi tả bụng chưởng ngày đêm đi mãi, do khí thoát
  • ích trí nhân 2 lạng, sắc đặc uống
  • Sáp ong, 1 lần 2 đồng cân, 2 quả trứng gà, tí muối, xào chín ăn, chưa khỏi ăn lần nữa.
  • 4 – 5 hạt hồng xanh, bọc giấy ướt nướng chín ăn khỏi ngay.
  1. Hàn tả tiêu toàn nước
  • Can khương nướng tán uống 2 đồng cân với nước cháo.
  1. Sau khi thổ tả thoát dương nguy cấp chân tay lạnh bất tỉnh
  • Hành tăm giã xào nóng chườm vào lỗ rốn, lại dùng 21 nhánh hành khác giã nát hòa rượu uống thì hồi dương.
  1. Đau bụng tiêu chảy do tạng hàn cực hư
  • Lưu hoàng – Sáp ong – đều 2 lạng nấu chảy, viên bằng hạt ngô đồng mỗi lần uống 5 viên với nước mới múc.

    Hạt sen có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, sáp trường cố tinh
    Hạt sen có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, sáp trường cố tinh
  1. Tiêu chảy lâu ngày sắp nguy do thận hư
  • Cốt toái bổ tán, Bầu dục lợn bổ đôi, móc bỏ cái chất trắng ở giữa, nhét thuốc tán vào áp lại, nướng chín ăn.
  1. Tiêu chảy lâu, ăn kém
  • Sát gạo nếp than, ngâm nước một đêm phơi khô, sao chín. Củ mài một lạng, đều tán nhỏ, trộn đều. Mỗi sáng 1 cáp với 3 thìa đường cát, ít bột Hồ tiêu, quậy với nước sôi uống, ngon và bổ, uống lâu còn tác dụng Bổ tinh khí dễ có con.
  1. Nhiệt tả tiêu mãi không thôi
  • Lá Mã đề giã vắt nước cốt hòa với 1 cáp mật ong sắc, uống nóng hoặc dùng hạt tán, 1 lần uống 2 đồng cân với nước cơm.
  • Ngải cứu lâu năm 1 nắm, Gừng sông 1 củ, sắc uống nóng.
  • Rễ Sầu đâu cứt chuột dùng vỏ phơi khô, tán nhỏ, viên với hồ bằng hạt ngô đồng, uống 5-6 viên với nước cơm lúc đói.
  1. Tiêu chảy, mọi thuốc không khỏi
  • Dạ dày lợn đực 1 cái, tỏi 2 – 3 củ bỏ vào dạ dày lợn nấu chín giã nhỏ làm viên bằng hạt ngô, 1 lần uống 30 viên với nước cơm lúc đói.
  1. Bỗng nhiên tiêu chảy, ngày đêm không ngớt
  • Lá Gai hái ngày 5 tháng 5 âm lịch, phơi râm, tán, uống 1 lần 2 đồng cân (trẻ em 1/2 đồng cân) với nước lạnh, chớ dùng vật nóng làm cho bệnh nhân xốn xáo khó chịu.
  • Mơ (dây, rễ, lá) một nắm sắc đặc, chờ nguội uống lúc đói.
  1. Tiêu chảy không ngớt + xích bạch lỵ
  • Vỏ quả lựu, hoặc vỏ cây lựu đốt tồn tính, tán nhỏ. Uống 1 lần 2 đồng cân với nước cơm lúc đói.
  1. Tiêu chảy về mùa hè
  • Ngũ bội tử tán, luyện với cơm, viên bằng hạt đậu xanh, uống 1 lần 20 viên với nước lá Bạc hà.
  1. Nhiệt tả
  • Hạt Mã đề sao qua, tán, uống 1 đồng cân với nước
  1. Phục thử tiết tả
  • Hoạt thạch (nung) 1 lạng, Lưu hoàng 1 phân, tán nhỏ, làm thành hoàn với hồ, thang với nước gừng nhạt, tùy người lớn nhỏ mà uống nhiều ít.
  1. Phục thử hoặc thổ hoặc tả, hoặc sốt rét, phiền khát, tiểu tiện đỏ
  • Hoạt thạch nung 4 lạng, Hoắc hương, Sinh khương đều 1 lạng tán nhỏ, thang uống với nước cơm.
  1. Tiêu chảy dữ dội không ngừng
  • Ngải cứu lâu năm 1 nắm, gừng sống 1 củ sắc nước uống nóng; Hột gấc, Đinh hương mỗi thứ một cái giã nát đắp vào rốn, lấy thuốc cao dán ngoài.
  1. Đột nhiên đi cầu ra nước, ngày đêm không cầm
  • Lá cây gai làm bánh, phơi râm tán nhỏ, uống với nước lạnh, kiêng các thứ nóng.
  1. Phong hàn tiết tả, đó là khí phong hàn lưu hành ở trường vị
  • Hy thiêm thảo tán, làm hoàn với hồ nấu với giấm, uống với nước sỏi, mỗi lẩn 30 viên.

Trúng hàn thổ tả:

Bào khương nghiền nhỏ uống với nước cháo mỗi lần 3 đồng cân.

  1. Tiêu chảy khát nước
  • Ô mai sắc uống thay nước chè hoặc gia thêm hoa hòe.
  1. Chứng tả lạnh bụng đau vì nguyên khí các tạng hư hàn
  • Lưu hoàng 1 lạng, muôi xanh 2 lạng, sáp ong đun chảy ra mà viên uống với rượu hoặc nước mới gánh về mỗi lần 5 viên.
  1. Hư tổn vì lạnh, đi cầu tháo chảy không ngừng
  • Vũ dư lương 4 lạng, nướng với giấm giã nhỏ, ô đầu 1 lạng, ngâm nước 1 đêm, bỏ vô núm sấy khô tán nhỏ, trộn đều, viên với hồ nấu bằng giấm, uống với nước ấm 5 viên trước bữa ăn.
  1. Người già tiêu chảy không ngừng
  • Khô bạch phàn 1 lạng, Kha lê tặc (lộc vừng) nướng 7,5 lạng nghiền nhỏ uống với nước cơm.
  1. Tỳ hư tiêu chảy
  • Bạch truật thổ sao 5 lạng, Bạch thược sao rượu 1 lạng, mùa đông dùng Nhục đậu khấu (nướng nghiền nhỏ) viên với hồ, uống với nước cơm mỗi lần 30 viên.
  1. Đi tả lâu (hoạt tràng)
  • Bạch truật, Phục linh đều 1 lạng, Gạo nếp 2 lạng, tán nhỏ, viên với Táo nhục mà uống.
  1. Người già thường đi tả
  • Bạch truật thổ sao 2 lạng, Thương truật tẩm nước gạo sao 2 lạng, Phục linh 1 lạng đều tán nhỏ, viên với hồ uống nước cơm mỗi lần 70 – 80 viên.
  1. Bụng đầy đột nhiên đi cầu tháo chảy, ngày đêm không ngừng, đó là nguyên khí thoát
  • ích trí nhân 2 lạng sắc uống.
  1. Người già tiêu lỏng thuộc chứng hư
  • Nhục đậu khấu nướng 2 lạng – Nhũ hương 1 lạng nghiền nhô, làm hoàn với hồ nấu bằng gạo lâu năm uống với nước cơm mỗi lần 50 – 60 viên.
  1. Tỳ thận tiêu chảy
  • Phá cố chỉ 1/2 cân sao, Nhục đậu khấu sông 4 lạng, Mộc hương 2 lạng tán ra làm hoàn thêm Táo nhục, uống với nước cơm mỗi lần 50 – 60 viên.
  1. Đi tả lâu không khỏỉ
  • Nhục đậu khấu nướng 2 lạng, Mộc hương 1,5 lạng thêm Táo nhục, làm viên uống với nước cơm mỗi lần 40 – 50 viên gia Phụ tử chế cũng được.
  1. Cảm khí lạnh tiêu chảy như tháo
  • Phụ tử 1 lạng, Mộc hương 1/2 lạng làm hoàn với hồ nấu bằng giấm, uống với nước Trần bì, mỗi lần 20 viên.
  1. Trẻ, già tiêu chảy
  • Bạch truật, Sơn dược, Nhân sâm đều bằng nhau, tán nhỏ làm hoàn, uống với nước cơm.
  1. Tỳ hư tiết tả, người già trung khí không sung túc, tiêu chảy không ngừng
  • Nhục đậu khấu nướng 1 lạng, Thục phụ tử 1 lạng làm hoàn với cơm, sắc nước Liên nhục uống mỗi lần 80 viên.
  1. Tỳ vị hư, đại trường sỉnh tiết tả thức ăn không tiêu sức yếu
  • Địa phu tử 10 lạng cho vào nước đun 1 ngày lấy ra, mỗi củ thái làm 3, nấu nửa ngày nữa, thêm vào 2 cân Táo sấy khô tán nhỏ, lại lấy Táo nhục mà viên, uống với nước cơm khi đói.
  1. Hoắc loạn thổ tả không ngừng
  • Phụ tử 7 đồng cân, tán nhỏ, 1/2 đồng cân muối, sắc với nước uống ấm.
  1. Tạng hàn tiêu chảy nhọc mệt kém ăn và tiêu chảy không ngừng
  • Ngô thù sao qua, ruột lợn nửa khúc bỏ mỡ nấu kỹ, bỏ thuốc vào giã làm viên, uống với nước cơm, mỗi lần 50 viên.
  1. Tỳ hư tiêu chảy
  • Liên nhục sao tán nhỏ 1 lạng, Nhục đậu khấu 1 lạng, Thảo quả đốt tồn tính 1 quả, tán bột, uống với nước cơm nấu gạo lâu năm.
  1. Thổ tả thuộc chứng thực mới mắc kiêm cả hoắc loạn, hoặc chỉ có thổ tả thôi
  • Phương kinh nghiệm
  • Ô dược, Khổ luyện tử, Mộc hương 3 vị cùng mài uống với nước chè ấm, khỏi liền. Sau đó uống Chính vị linh thang hoặc Hoắc hương chính khí để tiếp tục bổ.
  1. Đi tả vì chướng khí và sốt rét kiết lỵ
  • Phương gia truyền:
  • Hoắc hương, Phúc bì, Tử tô, Cam thảo, Cát cánh, Trần bì, Phục linh, Bạch truật, Hậu phác, Bán hạ, Thần khúc, Bạch chỉ gia lá Sung, lá Duối vọng cách, Mộc hương nam, Quế, Binh lang, Phượng vĩ, Chỉ thiên, các vị bằng nhau.
  1. Tiêu phân sông thôi, chứng hỏa lỵ
  • Xuyên tiêu 1 lạng, Thương truật 2 lạng làm hoàn với hồ, uống 20 viên trước bữa ăn với nước ấm. Nếu chứng hỏa lỵ nặng gia thêm Quế.
  1. Tiêu phân sống, hoạt lợi lâu không khỏỉ
  • Bạch phục linh 1 lạng, Mộc hương nướng 1,5 lạng, tán nhỏ, uống mỗi lần 2 đồng cân với nước sắc Tía tô, Mộc qua.
  1. Các bài thuốc này có thể chữa tiêu chảy cho cả trẻ em và người lổn
  • Lá ổi non 16g – vỏ rụt 12g                  – Củ gấu 12g

Sắc đặc uống 4 lần trong ngày.

  1. Chữa tiêu chảy do lạnh hoặc do ăn uống các thứ tanh mát
  • Vỏ ổi giộp 120g             – Gừng sống 50g
  • Trần bì 40g                     – Hoắc hương 120g
  • Vỏ quả lựu 120g – Nụ sim 40g
  • Cách chế: Tất cả phơi khô tán nhỏ rây mịn đóng từng gói 4g.
  • Cách dùng:
  • Từ 5 – 10 tuổi ngày uống 1 gói X 2 lần
  • Từ 10 – 15 tuổi ngày uống 2 gói X 2 lần
  • Người lớn uống 3 gói X 2 lần.
  1. Chữa tiêu chảy đi nhiều nước, tiểu ít, chân tay lạnh có khi khát nước, môi se, nôn mửa, bụng đau chướng đầy, mùi phân hôi tanh
  • Vỏ ổi giộp 100g
  • Lá Hoắc hương 30g
  • Gừng (nướng cháy) 20g – Quế 70g
  • Vỏ vối 70g – Nụ sim 100g
  • Bông mã đề 70g
  • Cách chế: Quế xô và Gừng nướng cháy để riêng, các vị khác thái nhỏ sao khô giòn, cho Quế và Gừng nướng vào cùng tán kỹ.
  • Cách dùng: Trẻ tùy tuổi mỗi lần uống 3 – 6 g với nước sôi.
  1. Chữa tiêu chảy phân loãng đi vọt ra như xôi hoặc hay rặn và sùi bọt, có thể nóng rát hậu môn, khát nước dữ dội, môi se đỏ, tiểu ít vàng đỏ, mùi phân thường chua hăng khắm
  • Hạt đậu ván trắng 100g – Củ mạch môn 70g
  • Lá chè dây 50g                            – Bông mã đề 50g
  • Củ sắn dây 70g                            – Củ rau bát 70g
  • Hạt kê vông 50g
  • Cách chế: Mạch môn bỏ lõi, tất cả thái nhỏ sao giòn, tán nhỏ, rây lấy bột đựng vào chai dùng dần.
  • Cách dùng:
  • Trẻ em tùy theo tuổi, mỗi lần uống từ 4-8g.
  • Người lớn, mỗi lần uống 12g nếu khát nước nhiều lấy 40g rau má tươi, rửa sạch ngâm nước muối loãng vớt ra để ráo, giã nhỏ vắt lấy nước hòa với thuốc uống.
  1. Viên Tô mộc: Trị các bệnh đường ruột
  • Cao khô Tô mộc 0,125g – Bột lá ổi 0,125g
  1. Đau bụng tiêu chảy
  • Hạt Thì là (Tiểu hồi) 120g (sao vàng)
  • Vỏ Bùi tía (Mộc hương nam) 40g (gọt bỏ vỏ thô bên ngoài)
  • Cách làm: cả 2 vị phơi khô tán bột rây mịn để dùng
  • Liều dùng: Người lớn mỗi lần uống 2 thìa canh

Trẻ em tùy tuổi mà giảm liều lượng

Uống với nước sôi để hơi âm ấm ngày uống 2 lần

  • Kiềng kỵ: trong những ngày đau nên ăn cháo lỏng.
  1. Chủ trị các chứng: đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, đau bụng tiêu chảy, nôn mửa, kiết lỵ ra máu, đau ngực do đờm thâp, sơ cảm đau đầu, chứng bụng to da vàng chân tay lạnh
  • Hoàng nàn 80g
  • – Mộc hương nam 12g
  • Hậu phác 20g
  • Hoắc hương 20g
  • Bạch phàn 20g
  • Rễ cây trân (Hoàng lực) 120g
  • Rễ quít rừng 40g
  • Thương truật 20g
  • Cam thảo 8g
  • Vỏ quít 12
  • Bào chế: Hoàng nàn ngâm nước vo gạo 1 đêm, gọt bỏ vỏ ngoài, lấy lớp vỏ mỏng bên trong thái nhỏ, phơi khô, lại ngâm nước tiểu trẻ cm khoảng 8 tuổi vài giờ, sao khô, rỗ quít rừng cạo bỏ vỏ ngoài, bỏ lõi, Hậu phác gọt bỏ vỏ thô, thái nhỏ, sao nước gừng.

Các vị khác rửa sạch thái nhỏ, phơi khô, tán bột mịn làm hoàn với hồ gạo tẻ, viên bằng hột đậu đen phơi khô cho vào chai bảo quản, tùy chứng mà dùng như sau:

  • Cách dùng:
  • Đau bụng tiêu lỏng sắc uống
  • Đau bụng không đi tiêu, cảm đau đầu, đau thân mình, người nóng, chân lạnh lấy nước chè làm thang.
  • Đầy bụng, ăn không tiêu, đau tức ngực, khó thở (do đàm thấp) lấy nước gừng làm thang.
  • Liều dùng:
  • Người lớn: mỗi lần uống 20 viên
  • Từ 1 – 3 tuổi: mỗi lần uống 2 viên
  • Từ 4 – 7 tuổi, uống 5 viên
  • Từ 8 – 15 tuổi: uống 10 viên
  • Từ 16 – 20 tuổi: uống 15 viên

Mỗi ngày uống 3 lần vào những lúc bụng còn đói.

  • Kiêng kỵ:
  • Đàn bà có thai không dùng
  • Nên ăn cháo lỏng, không ăn các thức ăn khó tiêu.
  1. Tiêu chảy

– Lá ổi 1 lạng

– Rễ cây phèn đen 1 lạng

– Vỏ sung 1 nắm

– Gừng

  • Bào chế: Các vị đều thái mỏng sao vàng, sắc đặc cho uống, 3 lần mỗi ngày

Tùy theo tuổi lớn bé mà uống

  • Cấm kỵ: Thuốc không độc không phản ứng gì.
  1. Lục thần thủy

Cù túc xác 25g

Đại hoàng 20g

Bạch đậu khấu lOg

Long não bột 16g

Đại hồi 8g

Cao lương khương 4g

Thuốc nước, dung dịch cồn, lọ nhỏ 3 ml

  • Quế thông 4g
  • Can khương 4g
  • Hồ tiêu 4g
  • Hậu phác 4g

– Menthol 4g – Cồn 75° vừa đủ 1000ml * Công dụng: Chữa nôn mửa, tiêu chảy, ăn không tiêu, chân tay lạnh, bị cảm gió.

* Liều lượng:

  • Người lớn: uống l,5ml (1/2 lọ) một lần
  • Từ 3 – 5 tuổi: uống 0,5 ml một lần

– Từ 6 – 10 tuổi: uống 1 ml 1 lần Ngày uống 2 lần

Khi ucíng phải pha với ít nước nóng, lần thứ hai phải uống sau lần trước độ 3 – 4 giờ, nếu uống 1 lần mà dứt bệnh thì thôi.

Trẻ dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai, người bị kiết lỵ, táo bón không uống.

  1. Tế chúng thủy: (Thuốc nước, dung dịch cồn, lọ 3ml)
  • Menthol 25g – Hồ tiêu 2g
  • Long não bột 25g    – Quế chi 10g
  • Sinh khương 25g     – Đại hoàng chế 20g
  • Công dụng: Như Lục thần thủy, nhưng có phần nhẹ hơn.
  • Liều dùng và kiêng kỵ: Như Lục thần thủy.
  1. Viên nhân đơn: Viên nhỏ bao bạc, đóng ống hay túi 4g (có cả loại của Trung Quốc)
  • Hài nhi trà 25g
  • Mai phiến 25g
  • Can khương 30g
  • Sa nhân 30g
  • Hồ tiêu 20g
  • Mộc hương Bắc 20g
  • Đại hồi 30g
  • Đinh hương 30g
  • Chu sa 50g
  • Cam thảo 350g
  • Quế chi 50g

– Xạ can 60g – Tô mộc, Huyết giác, Hoạt thạch vừa đủ 1000g * Công dụng: Chữa tiêu hóa kém, buồn nôn, tiêu chảy nhẹ, say tàu xe, ho do cảm lạnh.

* Liều dùng: Người lớn, mỗi lần ngậm thì 3-6 viên, ngậm cho tan dần rồi đợi cách 2-3 giờ lại ngậm thêm nữa, mỗi ngày độ 3 – 4 lần (cũng có thể kéo dài nhưng mỗi lần chỉ 1-2 viên) Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai.

  1. Cam tướt trẻ em: (Thuốc bột mỗi gói 1 gram)

Lá lốt 290g

Bạch thược 100g

Binh lang 50g

Cao Tô mộc 75g

Hoạt thạch 200g

Quế chi 50g

Trần bì 75g

Cam thảo 75g

Tá dược vừa đủ 1000g

  • Công dụng: Chữa trẻ em tiêu hóa kém, tiêu chảy phân xanh, tướt, lỵ, nước tiểu vàng, người sốt nóng.
  • Liều dùng:
  • Trẻ từ 3 – 6 tháng: mỗi lần 0,25g (l/4gói)
  • Trẻ 7-12 tháng: mỗi lần 0,35g (1/3 gói)
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi, mỗi lần 0,50g (l/2gói)
  • Trẻ từ 6 – 10 tuổi: mỗi lần lg (gói)

Ngày uống 2 lần.

  1. Tiêu chảy
  • Hậu phác (vỏ cây vối) 30g – Nam Mộc hương 30g
  • Hương phụ 20g – Trần bì 20g
  • Gạo tẻ rang vàng 40g

Các vị thái nhỏ, rang vàng, cho vào ấm 6 bát nước, sắc còn 3 bát, chia làm 3 lần uống trong ngày. Trẻ em chia làm nhiều lần, uống đến bao giờ khỏi tiêu chảy thì thôi. Bài thuốc này ai uống cũng được, không kỵ thai. Có thể tán bột, tùy theo thể bệnh nào thì lấy những vị thuốc làm thang sắc uống, hay uống với thuốc bột cũng được.

  • Phép gia giảm
  • Nếu tiêu chảy kèm nôn mửa thì thêm: Gừng tươi 5 lát và Hoắc hương 10g (rang)
  • Nếu có đau đầu, sốt rét, thêm Tử tô (cành và lá Tía tô) 10g (không sao)
  • Nếu tỳ vị hư hàn thêm: Can khương (gừng khô) 5g
  • Nếu thấp nhiệt thêm: Mã đề 20g dùng cây lá hoa rễ để tươi

Nếu tiêu chảy có kèm theo nóng rét, nhức đầu, đau mình, đau bụng, sôi bụng, rêu lưỡi trắng mạch phù dùng phương thuốc sau:

  • Củ gấu 20g giã dập sao vàng
  • Búp ổi 20g sao vàng – vỏ quít 12 g sao thơm
  • Củ sả 12g sao vàng – Gừng tươi 8g
  • Nếu có nôn, gia thêm Hoắc hương 12g
  • Nếu đau đầu, sốt, gia thêm Tử tô 6g
  • Cách dùng: Các vị cho vô ấm đổ 4 bát nước, sắc còn 1 bát rưỡi, người lớn uống 1 lần, trẻ con chia 2 – 3 lần uống

Có thể tán khô, ngâm vào phích mà uống hoặc làm thuốc bột mà uống.

  1. Bình Vị hoàn: Trị tiêu chảy
  • Thương truật 100g    – Hoàng nàn chế 30g
  • Trần bì 30g    – Nhục đậu khấu 30g
  • Hậu phác 50g – Thảo quả 50g
  • Cam thảo 20g

Từng thứ một sao vàng riêng, tán chung thành bột, rây kỹ, viên thành viên nhỏ như viên đa sinh tố (Polyvitamin)

  • Cách dùng và liều lượng: Chữa tiêu chảy Người lớn mỗi ngày uống 30 viên chia làm 3-4 lần.

Trẻ em tùy theo tuổi mà giảm liều lượng

Bài thuốc này đã được dùng chữa nhiều trường hợp tiêu chảy ở bệnh viện kết quả rất tốt.

  1. Chữa đau bụng, tiêu lỏng
  • Công thức:
  • Rễ cây Sa nhân 30g
  • Chế hiến: Rễ cây Sa nhân thái mỏng, sao vàng Cho vào 500ml nước, sắc còn 200ml
  • Cách dùng và liều lượng: Mỗi lần uống lOOml, ngày uống 2 lần.
  1. Chữa tiêu chảy nhiễm độc
  • Công thức:
  • Lá cây ké hoa vàng 50g – Lá cây ba chẻ 30g
  • Chế hiến: Rửa sạch 2 thứ lá thái nhỏ sao vàng cho vào 500ml nước sắc còn 200ml.
  • Cách dùng và liều lượng: Ngày uống 200ml, chia làm 2 lần.
  1. Tiêu chảy trẻ em

– Đầu ruồi quả chuôi tiêu – Ngải cứu sao.

Sắc uống.

  1. Tiêu chảy

Vỏ doãn: Ngậm nước gạo 1 đêm, cạo vỏ ngoài, sao vàng, tán nhỏ, vê với cơm, viên nhỏ như mắt cua, mỗi lần uống 15 viên, cầm ngay.

  1. Tiêu chảy
  • Hoắc hương 3 đồng cân (để sống) – vỏ ổi giộp 3 đồng cân (sao vàng)
  • Vỏ quả lựu 3 đồng cân (sao vàng) – vỏ quít 1 đồng cân (sao khô)
  • Nụ sim 1 đồng cân (để sông)
  1. Tiêu chảy

Hoài sơn sao vàng 1 lạng tán nhỏ, lấy 1-2 đồng cân cho vào cháo gạo mà ăn cho đến khỏi

Nếu chưa hết, vô quả lựu bạch khô sao vàng sắc đặc cho uống.

  1. Đau bụng, sôi bụng, đầy hơi, tiêu chảy, kiết lỵ
  • Nam mộc hương 1 cân
  • Vỏ bưởi đào 5 lạng thái nhỏ sao vàng
  • Vỏ quít 5 lạng thái nhỏ sao vàng
  • Vỏ quả thạch lựu (trắng đỏ gì cũng được) 3 lạng sao vàng – Hoa hòe 5 lạng sao vàng

Tán nhỏ, luyện bằng bánh đúc, viên bằng hạt đậu đen, uống mỗi

lần 30 viên X 2 lần 1 ngày

No đói đều uống được

Có thai cũng uống được, không độc

Thổ: Không có tác dụng

Nếu thoát giang Lá hoa hiên + cá diếc dể bổ âm Nấu cháo gân bò ăn để cho nó rút lên.

  1. Tiêu chảy
  • Củ mài 100g
  • Bố chính sâm 100g
  • Hạt sen 100g
  • Sa nhân 20g
  • Nhục đậu khấu 30g
  • Cốc nha 50g
  • Trần bì 20g
  • Bột cóc 120g
  • Ý dĩ 100g
  • Kê nội kim 12g

Bổ tỳ hoàn hay điều bổ tỳ vị hoàn.

  1. Tiêu chảy

Cát căn 100g

Thạch cao 100g

Xa tiền tử 50g

Nhục quế 20g

Trần bì 30g

Bạch đậu khấu 20g

Bố chính sâm 100g

Ý dĩ 100g

Hậu phác 60g

Thổ phục linh 60g (nếu có hiệt thì gia đậu xanh bỏ vỏ)

Hoài sơn 50g

Bột gạo tẻ 50g

Cam thảo 30g

Can khương 30g

Kha tử 20g

Hoài sơn 30g

Chích thảo 30g

Bạch biển đậu 100g

Xích tiểu đậu 100g

  1. Tiêu chảy
  • Củ gấu 4 lạng – Cam thảo 1 lạng
  • Quế 5 đồng cân         – Hạt vải 2 lạng
  • Gừng 1 lạng – vỏ ổi 2 lạng

Tán bột.

Còn xác đun với vỏ ổi làm nước + 2 lạng bột gạo làm viên bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 25 – 30 viên đôi với người lớn 5-20 viên đối với trẻ em.

* Thang: – Tiêu chảy chất trắng: Gừng nướng Cam thảo

  • Tiêu lỏng vàng, nhiều lần: bông Mã đề,
  • Tiêu ra máu: lá đơn đỏ, vỏ ổi giộp, Trắc bách diệp sao đen, hoa hòe (có thai không dùng hoa hòe)

Nếu đau bụng: thêm Gừng, Ngải cứu.

Bạch ly: uống như trên thêm Trắc bách diệp sao đen, Hoa hòe sao đen.

  1. Tiêu chảy
  • Công thức:
  • Lá ổi tầu 1/2 nắm –    Lá mơ tam thể 1/2 nắm
  • Lá phèn đen 1 nắm –    Lá sa nhân 1/2 nắm
  • Lá mã đề 1/2 nắm –    Bấc đèn 1/4 nắm

Sao vàng thẫm, tán nhỏ, dùng trong vòng một tháng.

  • Cách dùng: Cách 3 giờ uống 1 thìa cafe hòa với nước cơm hoặc cháo vừa cạn.

Rồi ăn lá mơ tam thể hấp chín với cơm.

  1. Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
  • Nghệ 2 phần – Xuyên tâm liên 1 phần

Thành viên.

  1. Tiêu chảy do lạnh (Bài thuốc đã nghiên cứu – Viện Nghiên cứu Đông y)
  • Tô mộc 5kg – Nụ sim 200g
  • Búp Ổi 200g
  • Bào chế: Nụ sim, búp ổi tán bột mịn làm tá dược, Tô mộc sắc nước cô đặc, ngào tá dược làm hoàn 0,2g.
  • Bảo quản: Đóng lọ 100g, nút vặn đệm cao su, gắn xi kín Thời hạn dùng trong 5 tháng.
  • Chủ trị: Tiêu chảy do cảm lạnh, ăn uống nguội lạnh, bụng đầy, đau bụng, nôn mửa, lưỡi trắng, mạch chậm nhỏ, khống sốt, hoặc có sốt nhưng không khát nước.

Người lớn: Mỗi lần uống 3-5 viên, ngày 2-3 lần, trẻ em tùy tuổi giảm liều.

  1. Tiêu chảy chột ruột, tháo dạ
  • Dái mít 1 trái – Chuối sống 1 nắm
  • Lá ổi non 1 nắm

Có đủ cả 3 món thì ăn sống, không thì 1 món cũng được. Ăn với 1 hột muôi sẽ chặt bụng.

  1. Tiêu chảy

Bệnh thời khí (có nấc cụt)

  1. Hột khổ qua, rang cho khét, tán nhỏ uống với nước trà, mỗi lần 1 muỗng cafe.
  2. Đâm me dốt, me muối pha nước mắm biển uống.
  • ía mửa: (bệnh nhiều làm vọp bể, chuột rút)
  • Quế khâu (xắt nhỏ) 1 nhúm – Hoắc hương 3 nhúm
  • Gừng (sao khô) 1 nhúm – vỏ quít (đâm nhỏ) 5 cái
  • Trà mạn 1 nhúm        – Củ cỏ cú 2 nhúm
  • Tiêu sọ 30 hột           – Riềng 3 nhúm
  • Đường cát 1 tách

Để chung trong 1 cái thố lớn, đổ xiếp nửa nước, nửa rượu, chưng cách thủy.

Cách 3 giờ uống 1 lần, mỗi lần 1 muỗng canh.

  • Phụ thêm: Rang muôi hột cho nóng, bọc vải, giã nước gừng với dầu dừa mà thoa khắp mình.

Nên uống nước gạo rang hoặc nước muối lạt.

  • Chế sẵn mà dùng lúc cần: cà nhỏ 1 nắm tiêu sọ với quế. Ngâm 1 lít rượu ngon, đem chôn 1 tháng giữa bụi chuôi hột mỗi lần uống 1 ly nhỏ.

Ngâm nguyên trái tiêu lốt trong rượu uống cũng khá hay.

  • Mo cau khô: sao cho cháy, khử thổ hòa nước mà uống.
  • Đâm nguyên một cây cải bẹ xanh với ít đường cát, mỡ gà, vắt nước cho uống từ từ.

Có nấc cụt thì giác hơi tại nách.

  1. Tiêu chảy

Xắt mỏng củ riềng, sao khử thổ sắc uống

Đọt ổi hay đọt trâm bầu Nam 7 – 14, nữ 9 – 18 đọt

Đâm nhỏ với tiêu sọ rang vừa hơi chín

Hai vị để chung trong ly, chế nước sôi đậy kín 10 phút sau ra nước thuốc uống vài lần là hết.

Tán nhỏ cơm cháy khét đen, pha nước sôi uống.

Chế sẵn để dành càng lâu càng hay

  • Chanh giấy 10 trái xắt mỏng cả vỏ
  • Gừng già 300g – Đường cát 300g
  • Rượu trắng ngon cao độ 1 lít

Ngâm cỡ 2 ngày là dùng được. Tùy lớn nhỏ, nặng nhẹ mà cho uống.

  1. Tiêu chảy do nóng
  • Hoạt thạch 600g – Cam thảo 100g

Tán bột mịn. Đóng lọ 50g có nút vặn, gắn xi dùng trong 5 tháng.

  • Chủ trị: Tiêu chảy do cảm nắng, cảm nóng, khát nước, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, đau bụng

Hoặc không đau bụng, lưỡi đỏ hoặc vàng, mạch phù sác, người lớn mỗi lần uống 4 – 8g với nước chín, ngày 3 lần Trẻ em tùy tuổi giảm liều.

  1. Đau bụng nhiệt

Can hoắc loạn: muôn nôn, không nôn được Đi đường đau xóc do có nhiệt ỗ gan

Can khí uất: Can vị bất hòa

  • Rau má tươi cả rễ lá, giã nhỏ, 1 phần
  • Cơm nguội, giã nhỏ

Luyện thành nắm hoặc đem ra giã, vò viên, sấy khô Mỗi ngày ăn độ 3 nắm.

  1. Đau bụng hàn

Mạch chậm, đi ticu lỏng:

  • Nhục quế 2g – Mẫu lệ 3g
  • Chỉ xác 2g – Nga truật 2g
  • Ngói non 3 – 4g
  1. Đầy trướng bụng
  • Muôi ăn tán nhỏ 30g – Vôi ăn trầu 20g
  • Nước 30 ml
  1. Bình vị tán
  • Thương truật 100g – Trần bì 300g
  • Hậu phác 400g – Cam thảo 50g

Trị đầy bụng, chậm tiêu.

 

Bài thuốc Nam
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận