18 Bài thuốc nam chữa bệnh dạ dày hiệu quả nhanh chóng

Bài thuốc Nam

Thật ra, dạ dày là chỗ để thủy phân các thức ăn thì cơ thể mới tiếp thu được, muốn thủy phân thì phải có men hoặc acide. Men thì chỉ có trong nước bọt, nếu ăn nhanh thì nước bọt không đủ thì giờ để thấm vào thức ăn xuống dạ dày, thức ăn vì không có men để thủy phân nên buộc lòng dạ dày phải tiết acide ra nhiều để thủy phân số thức ăn đó. Do đó mà bệnh dạ dày xuất hiện: “Bệnh dạ dày nào cũng xuất phát từ một sự thừa acide”.

Thừa men thì ít tốn acide, thiếu men thì phải có nhiều acide mới thủy phân được, đó là quy luật.

Cho nên mắc bệnh dạ dày là vì:

Răng hỏng, nhai không kỹ

Ăn nhanh

Những điều kiện này làm cho thức ăn không thấm được nước bọt, buộc dạ dày phải tiết acide nhiều, vì thế mà đau dạ dày, chứ không có lý do nào khác.

Bộ Y tế cũng nên đề ra trong vệ sinh ăn uống, biện pháp ăn chậm nhai kỹ là cần thiết. Nếu mọi người đều áp dụng phương pháp đó và bỏ thói xấu “nam thực như hổ” thì chúng tôi chắc rằng y tế của chúng ta khỏi phải lo chữa một thứ bệnh mà chúng ta có thể tránh được.

  1. Sa dạ dày
  • Các tuần đầu: Mỗi tuần 2 cái mề gà để nguyên, thái mỏng + mạch nha (đường mạch nha)
  • Các tuần sau: Mỗi tuần 1 cái

Hẹ

  • Hẹ là một loại cây cỏ, cao 20 – 40 cm, thân hẹ nhỏ, lá dài dẹt, hẹp ngang. Hoa nhỏ màu trắng, mọc trên một cán dài thành tán giả. Cánh hoa hình tam giác dẹt. Quả khô, hạt nhỏ, màu đen. Toàn cây có mùi đặc biệt. Mùa hoa vào tháng 7-9, mùa quả vào tháng 10 – 12.
  • Hẹ được trồng ở khắp nơi, nhất là những vùng nông thôn để làm gia vị và làm thuốc. Trồng bằng hạt hoặc bằng thân vào vụ đông xuân.
  • Người ta đã nghiên cứu thấy trong lá và thân hành hẹ có chất suníua, saponin, chất đắng và một hoạt chất đặt tên là ôđôrin. Hoạt chất này ít độc, có tác dụng kháng sinh. Phòng Đông y Thực nghiệm Viện Vệ sinh dịch tễ học đã nghiên cứu tác dụng của lá hẹ với các loại vi khuẩn cho biết nước ép lá hẹ tươi có tính chất kháng sinh rất mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn như những vi khuẩn sinh mủ staphylocoque, những trực khuẩn gây bệnh đường ruột lỵ và tiêu chảy như Salmonella, Shigella và Subtilis. Tính chất kháng sinh khá vững bền, nhưng sẽ mất hết tác dụng khi đun sôi hoặc sắc.
  • Hẹ là một vị thuốc được dùng từ lâu đời trong y học dân gian. Tính chất của hẹ theo tài liệu cổ có vị cay, hơi chua, mùi hăng, tính bình.
  • Lá và thân hành hẹ có tác dụng chữa ho trẻ em khá công hiệu. Có thể dùng riêng hoặc phôi hợp với nhiều vị thuốc khác theo một trong những công thức sau:
  • Bài 1

Lá hẹ 15g – Hoa đu đủ đực 15g

Hạt chanh 20 hạt

Tất cả dùng tươi, cho vào bát sạch giã nát, thêm đường và lOml nước. Đem hấp chín. Để nguội cho trẻ uống làm 3 lần trong ngày. Dùng liền 3-4 ngày.

  • Bài 2

Lá hẹ 15g – Lá dâu tằm non 10g

Giã nát, hấp cho uống 3 lần trong ngày

Lá và thân hành hẹ nấu nước uống còn chữa được bệnh giun kim, mồ hôi trộm. Ngoài ra, người ta còn dùng hạt hẹ sắc uống mỗi ngày 6 – 12g để chữa di mộng tinh, tiểu tiện nhiều đau lưng, mỏi gối.

  1. Cắt cơn đau dạ dày

Cơn đau dạ dày do loét hành tá tràng, loét môn vị, loét bờ cong nhỏ dạ dày, viêm dạ dày v.v… thường đau kéo dài, thuốc cắt cơn đau dạ dày trên có nhiều loại. Chúng tôi giới thiệu một số bài thuốc có tác dụng cắt cơn đau dạ dày dể các bạn mắc bệnh có thể tự làm.

  • Củ gấu 500g –    Vỏ quít 250g
  • Lá Khổ sâm 200g –    Lá củ cây độc     lực 1000g

Tất cả các vị sao giòn, tán bột chia đều dùng trong 10 ngày, mỗi ngày uống 2 lần trước cơn.

  1. Cắt cơn đau dạ dày
  • Lá khôi 20g –    Khổ sâm 5g
  • Bồ công anh 20g –    Nhân trần 10g
  • Chút chít 10g Ngày uống 1 thang.
  1. Cắt cơn đau dạ dày
  • Bột lá khôi 150g – Đường kính 50g
  • Bột gạo nếp rang 100g

Tất cả trộn đều, uống trong 15 ngày, mỗi ngày uống 2 lần.

  1. Cắt cơn đau dạ dày
  • Độc lực 40g – Khiên ngưu 10g
  • Bồ công anh 20g – Bưởi bung 20g
  • Ô dược 10g    – Nhân trần 10g
  • Trần bì 10g    – Vọng cách 30g
  • Nam mộc hương 20g – Khổ sâm 10g

Đun hai nước. Nước đầu đổ 6 bát nước, đun còn 3 bát rồi chắt ra, nước thứ hai đổ 4 bát nước, sắc còn 2 bát. Đổ dồn hai nước đun sôi, uống hằng ngày thay nước uống.

  1. Loét dạ dày
  • Gạo tẻ (tẩm nước, rang vàng) 5 đồng cân
  • Ô tặc cốt (nướng vàng) 2 đồng cân
  • Mẫu lệ (nung lửa than đá 2 giờ) 3 đồng cân
  • Tiểu hồi hương (tẩm giấm sao thơm) 2 đồng cân
  • Hương phụ tứ chế 3 đồng cân – Chích thảo nướng 2 đồng cân
  • Bạch cập 2 đồng cân

Tán bột uống mỗi lần 1 gói 8g, ngày 2 lần trước bữa ăn Nếu đau, bỏ Bạch cập.

  1. Bài thuốc chữa đau dạ dày
  • Lá dung (hoa trắng)            – Lá dạ cẩm
  • Cỏ xước        – Lá thủ ô trắng
  1. Viêm dạ dày

* Bài 1

Đau bụng ợ chua, ợ ra hơi nóng, đau thượng vị, lan ra cạnh sườn, khát nước, đại tiện táo bón, mùa nắng đau nhiều, mạch sác.

  • Rau má 100g –    Bột cát   căn   100g
  • Rau muống 100g –    cỏ  hàn    the   100g
  • Lá mơ 200g –    Cỏ nhọ   nồi   100g

Sắc uống

* Bài 2

Đau bụng, đầy bụng, ợ không chua không hăng, đêm đau nhiều, trung tiện được thì đỡ, đại tiện lỏng, nhão, sống phân

  • Hương phụ 100g – vỏ bưởi đào 100g
  • Củ gừng gió (Cao lương khương) 100g Sao vàng tán nhỏ rây kỹ

Uống mỗi lần 8g X 2 lần/ngày.

  1. Loét dạ dày thể thực nhiệt (mạch phù huyền sác, hữu lực)
  • Lá khôi – Bồ công anh
  • Khổ sâm – Trần bì (cho hết   đầy bụng)
  • Cao ngải cứu để bổ máu – vỏ bưởi sao

    Cây độc lực, Đơn tướng quân, Cây lá khôi, Khôi nhung, Khôi tía
    Cây độc lực, Đơn tướng quân, Cây lá khôi, Khôi nhung, Khôi tía

* Nếu táo bón, thèm:

  • Vừng đen – Lá dâu
  • Thổ phục linh – Rau má (nhuận gan)
  1. Loét dạ dày thể hàn nhiệt phức tạp

Loét mồm, loét dạ dày

Lấy cây loét mồm sắc ngậm uống rồi hết luôn đau dạ dày

  • Cây Loét mồm (đồ chín) một ít
  • Trần bì 5g – vỏ bưởi đào 5g
  • Bồ công anh Bắc 5g
  1. Loét dạ dày thể hư hàn
  • Lưu hoàng (treo trong nồi không đụng đáy)
  • Trứng gà – Lưu hoàng chế lkg
  • Ngô tẻ sao vàng lkg – Ngô nếp sao cho nổi lkg

– Đậu đen sấy hoặc phơi nắng 7 hôm

  • Nếu nôn uống:
  • Trần bì – vỏ bưởi đào
  • Mạch nha sao cháy – Ngải cứu
  1. Thuốc dạ dày
  • Thạch tín (tiêu độc) – Bồ kết (tiêu tất cả)
  • Công thức:
  • Thạch tín 1 lạng, chế rồi còn bao nhiêu cũng được
  • Phèn phi 3 cân sống, phi còn bao nhiêu cũng được
  • Bồ kết 2 lạng (bỏ hột)          – Thạch đại 4 lạng
  • Lá ngung nửa cân     – Mộc hương 2 lạng

Thạch tín: nhồi kỹ đất thô với giấy bản gói, để khô không nứt rồi nung cho đỏ.

Mỗi gói 2 viên hạt đậu xanh bằng 7 phân ta (30 viên) một lạng rưỡi là 600 viên) uống lúc sáng hoặc chiều không được nhai, uống với nước vôi loãng hoặc nước đun sôi để nguội, không uống với nước chè (kỵ nước chè) uống xong 15 phút ăn cơm.

Kiêng: Rượu, giấm, ớt, tiêu, thịt chó, thịt gà, cá chép, thịt quay, cá rán, phòng dục

Mỗi ngày một gói, không được hơn

Đau nhẹ uống 3 gói thì khỏi

Có thí nghiệm tăng 2 lạng, hơi phù nhưng không sao Không phân biệt hàn nhiệt Thạch tín lấy thứ đỏ thì tốt.

  1. Loét dạ dày
  • Tam thất 120g – Mật 40g
  • Nghệ 500g – Sâm 40g
  1. Thuốc đau dạ dày

* Thể hư nhiệt:

– Lá khôi 50g                                      – Bồ công anh 20g

  • Ngải cứu 12g – Vỏ bưởi đào 12g
  • Trần bì 12g – Khổ sâm 12g
  • Cam thảo đất 12g Tán bột

* Thể hư hàn:

  • Bột nước nghệ 30g – Bột hạt tiêu 20g
  • Mật bò 1000g (mật bò khô 100g)
  1. Thuốc chữa dạ dày kinh niên

– Trần bì 1 đồng cân

– Chỉ thực 1 đồng cân

–   Bán hạ 1 đồng cân

–   Phục linh 1 đồng cân

–   Thần khúc 1 đồng cân

–   Sơn tra 1 đồng cân

–   Liên kiều 1 đồng cân

–   Hương phụ 1 đồng cân

–   Hậu phác 1 đồng cân

–   Thanh bì 1 đồng cân

–   Cát cánh 1 đồng cân

–   Mạch nha 1 đồng cân

–   Hoàng cầm 3 đồng cân

–   Hồ hoàng liên 1 đồng cân

–   Bạch thược 1 đồng cân

–   Huyền hồ 1 đồng cân

–   Mẫu lệ 1 đồng cân

–   Đại hoàng 1 đồng cân

–   Hồ ma nhân 1 đồng cân

–   La bạc tử sao 1 đồng cân

17. Thuốc dạ dày

–   Xuyên khung 2 cs

–   Thương truật 4 cs

–   Ngô thù du 3 đồng cân

–   Chi tử 4 đồng cân

–   Chỉ xác 3 đồng cân

–   Nhục quế 3 đồng cân

–   Hậu phác 3 đồng cân

–   Đại hoàng 3 đồng cân

–   Ô dược 1 lạng

–   Mộc hương 4 đồng cân

–   Hoàng liên 3 đồng cân

–   Hương phụ 200g

–   Thần khúc 3 chỉ

18. Viêm loét dạ dày

–   Mai mực 400g

–   Cam thảo 100g

–   Nhũ hương 100g

–   Nghệ 100g Làm viên 0,50g.

–   Lá cà độc dược 30g

–   Sơn tam nại 200g

–   Thổ bối mẫu 200g

–   Nước cất 600cc

Bài thuốc Nam
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận