Thuốc y học cổ truyền chữa bong gân

Đông y chữa bệnh

Bong Gân Là Gì?

Bong gân là chấn thương dây chằng (mô nối hai hoặc nhiều xương tại một khớp). Khi bong gân, một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc bị rách. Một số môn thể thao như quần vợt, chạy, bóng đá, đua xe đạp… rất dễ dẫn tới bong gân nếu bạn làm động tác thiếu chính xác.

Bong gân nhẹ (độ I): đau vừa, sưng tại chỗ, vẫn đi lại được. Thời gian lành hoàn toàn khoảng 4-6 tuần

Bong gân trung bình (độ II): có thể nghe tiếng rách nhỏ khi bị chấn thương. Cổ chân sưng to và đau nhiều làm đi lại khó khăn. Vài ngày sau có thể có dấu bầm tím ngoài da. Bênh vẫn phục hồi nhưng lâu hơn, khoảng 4-8 tuần.

Bong gân nặng (độ III): dây chằng bị đứt hoàn toàn, toàn bộ cổ chân sưng và rất đau. Cổ chân bị “lỏng lẻo ” rất rõ và đi lại hết sức khó khăn và rất đau. Mức độ này cần được điều trị tích cực mới mong phục hồi hoàn toàn, có thể kéo dài tới 12 tuần

Hình ảnh bong gân cổ chân
Hình ảnh bong gân cổ chân

Nếu không may bị bong gân nặng khiến gân bị rách hoặc đứt, bạn cần phải ngay lập tức đến bệnh viện để được mổ vá và nối gân. Còn với thể bong gân nhẹ, các gân chỉ bị chệch khỏi vị trí, ngoài việc nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều và vận động mạnh, bạn có thể dùng các bài thuốc sau đây để bệnh nhanh khỏi.

Thuốc bóp

Quế chi, Đại hồi, Địa liền, Huyết giác, Thiên niên kiện… mỗi vị 20g. Tất cả tán nhỏ, ngâm trong 500ml rượu trắng. Khi bị bong gân rót ra chén nhỏ, lấy một miếng bông gòn thấm dung dịch này và xoa vào chỗ đau. Xoa trong 15 phút, khi thấy bông khô lại thấm ướt. Ngày làm 3 lần. Bài thuốc này có tác dụng thông huyết ứ, giảm đau.

Bạn cũng có thể chế thuốc bóp từ các vị sau: Quế chi 0,5kg, Độc hoạt 0,1 kg, Huyết giác 0,1 kg. Tất cả tán nhỏ, ngâm trong 500ml rượu trắng, khi bong gân thì mang ra bóp. Cách bóp, liều lượng và thời gian cũng như bài thuốc trên.

Vị thuốc Quế chi
Vị thuốc Quế chi

Thuốc đắp

Nếu chỗ bị bong gân sưng đau nhiều, ngoài thuốc bóp, người bệnh nên dùng thêm thuốc đắp, chỗ bị thương sẽ không đau nhức và sưng thêm. Các bài thuốc đắp như sau:

Bài thứ nhất: Lá Si, lá Ngải cứu, lá Cúc tần… mỗi loại 50g. Tất cả giã nhỏ, chế vào đó một chút giấm ăn, sau đó đun sôi lên. Khi nào hỗn hợp này nguội thì cho thuốc này lên trên chỗ bị thương và băng chặt để nước thuốc ngấm vào sâu. Mỗi ngày thay băng một lần.

Bài thứ hai: Lá Tầm gửi 100g, lá Gấc 30g, Gạch non giã vụn 15g. Tất cả giã nhỏ, dàn đều lên lá bàng hoặc lá chuối (đã được hơ nóng) rồi đắp lên chỗ bị thương và băng chặt để nước thuốc ngấm vào sâu. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Thuốc uống

Bạn có thể lựa chọn một trong hai bài thuốc sau:

Bài thứ nhất: Cua đồng 3 con giã nhỏ, sau đó chê vào một cốc nước đun sôi rồi lọc bỏ bã. Cho nước cua này 20ml rượu trắng và uống ngay để tiêu huyết ứ. Ngày uổhg 1 lần.

Bài thứ hai: Lấy một nắm búp bàng rửa sạch sắc lấy nước và uống ngay trong ngày đầu và ngày thứ hai khi bị thương để làm tan huyết ứ và làm giảm đau.

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

One Comment

Hỏi đáp - bình luận