Rau là màng bọc thai nhi, rau không ra là nói thai đã sổ ra rồi, qua một thời gian hơi dài mà rau không tự động ra được, cố nhân cũng gọi là “Tức bào”. Bệnh này ngoài rau không ra, phần nhiều còn có kiêm chứng ra huyết, nếu không sớm lấy được rau ra thì có khí huyết ra mãi không thôi sẽ có thể dẫn đến chỗ hư thoát (1), điều đó cần phải chú ý.

NGUYÊN NHÂN BỆNH

  • Khí hư

Thể chất vốn yếu, nguyên khí hao tổn, hoặc lúc sắp đẻ dùng sức quá độ, khi đẻ rồi nhọc mệt quá không đủ sức đề tống rau ra.

  • Khí lạnh ngưng lại

Lúc đẻ bị cảm khí lạnh ở ngoài làm cho khí huyết ngưng trệ, mà rau không xuống được; ngoài ra, còn có trường hợp huyết hôi chảy vào rau làm cho căng đầy không thể ra được, thành ra chứng ứ huyết. Chứng huyết ứ trước đây là chứng thường thấy luôn, nhưng từ khi nước Tân Trung Hoa thành lập đến nay, được Đảng và Chính phủ coi trong công tác giữ gìn sức khoẻ cho phụ nữ và nhi đồng, phổ biến rất rộng rãi phép hộ sinh do vậy chứng ứ huyết hiện nay rất ít, vì thế trong bài này không bàn đến.

BIỆN CHỨNG

  • Chứng khí hư

Rau không ra sắc mặt xanh nhợt tinh thần mỏi mệt, sợ lạnh ham nóng, tim hồi hộp, hơi thở ngắn, yếu, đầu choáng người mỏi mệt, bụng đầy trướng lưỡi nhạt, rêu mỏng, mạch hư nhược.

  • Chứng hàn ngưng

Rau không ra, sắc mặt xanh bợt, bụng đau mà lạnh, lúc đau muốn nôn mửa, huyết hôi màu nhợt mà ít, trong bụng khó chịu, lưỡi nhạt, mạch trầm mà huyền sáp.

CÁCH CHỮA

Nguyên khí hư nhược không đủ sức tống rau ra, thì nên bổ khí huyết, dùng bài Sa sâm sinh hoá thang (1), nếu kiêm huyết trệ thì cùng uống với ích mẫu hoàn (2); do hàn ngưng huyết trệ mà rau không xuống thì ôn hàn hành trệ dùng bài Đoạt mệnh tán (3), lại uống tiếp Sinh hóa thang (4). Ngoài ra người xưa còn có phép chữa ngoài (5) cũng có thể phối hợp mà dùng.

CÁC BÀI THUỐC SỬ DỤNG

  • Gia sâm sinh hoá thang (Phó thanh chủ nữ khoa)

Nhân sâm 12g (thay đảng sâm cũng được)

Chích thảo 16g

Xuyên khung 8g

Đào nhân 10 hột

Đương quy 20g

Bào khương 4g

Đại táo 3 quả

Đào nhân
Đào nhân

Phép gia giảm: Đau huyết cục (khôi) gia Nhục quế 5g; khát nước ra Mạch môn 4g, Ngũ vị tử 10 hột; mồ hôi nhiều gia Ma hoàng căn 4gđể chỉ mồ hôihuyết cục không đau gia Chích hoàng kỳ 4g; ăn cơm bị tíchthì gia Thần khúc 4g, Mạch nha (sao) 5g, ăn thịt bị tích thì gia Sơn tra 5 lát, Sa nhân (sao) 4 phân.

  • ích mẫu hoàn: cỏ ích mẫu không cứ nhiều ít, cả cây lá phơi khô kỵ đồ sắt, tán bột luyện mật làm hoàn to bằng hòn đạn, mỗi lần dùng một hoàn, nuốt với nước thuốc Thanh sinh hoá gia sâm.
  • Đoạt mệnh tán (Nữ khoa chuẩn thắng)

Một dược, Huyết kiệt, liều lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, dùng rượu và nước mỗi thứ nửa chén, sắc sôi 1-2 dạo, hoà vào 8 gam thuốc tán mà uống một lúc làu lại uống nữa.

  • Sinh hoá thang (Tức là Gia sâm sinh hoá thang mà bỏ Nhân sâm)
  • Phép chữa ngoài

Một phương dùng Tỳ ma tử nhục 1 lạng, nghiền nát đặt vào lòng bàn chân phải của sản phụ, rau ra rồi thì rửa chân ngay (Phụ nhân lương phương)

Một phương đem tóc của sản phụ nhét vào miệng cho làm mửa là rau xuống ngay (Vạn bệnh hồi xuân)

Bài trướcĐông y chữa chứng đẻ khó
Bài tiếp theoPhụ nữ sau khi đẻ bỗng nhiên đầu choáng, mắt hoa

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.