Đông y chữa Viêm mũi dị ứng

Đông y chữa bệnh

Viêm mũi dị ứng chỉ hiện tượng hắt hơi, ngứa mũi, chảy mũi trong, ngạt mũi đột ngột và tái phát.

Có thể phát hiện bệnh theo mùa hoặc quanh năm.

Nguyên nhân tức thời là sự xung đột kháng nguyên ( phấn hoa, bụi nhà…) và kháng thể IgE.

CHẨN ĐOÁN:

Y học hiện đại

  • Tiền sử có dị ứng, tiền sử gia đình có người mắc bệnh dị ứng.
  • Lâm sàng dựa vào tam chứng mũi: ngứa mũi hắt hơi thành tràng, chảy nước mũi trong, ngạt mũi đột ngột.
  • Giai đoạn toàn phát: niêm mạc mũi màu trắng xám, hoặc màu lam nhạt, cũng có thể xung huyết đỏ, cuốn mũi phù nề, khoang mũi có nhiều dịch xuất tiết trong như nước.
  • Ngoài giai đoạn toàn phát dấu hiệu trên không điển hình.
  • Cận lâm sàng .XQ: niêm mạc xoang hàm bị mờ.

Y học cổ truyền

  • Phế khí hư hàn:

Ngứa mũi hắt hơi thành tràng, chảy nước mũi trong như nước, ngạt mũi, sợ gió sợ lạnh, tự hãn, ngại nói đoản khí, tiếng nói nhỏ, sắc mặt trắng, ho ít đàm loãng, mạch hư nhược.

  • Tỳ khí hư nhược:

Ngứa mũi hắt hơi, chảy nước mũi trong liên miên, ngạt mũi, sắc mặt vàng úa hoặc không nhuận, hơi gầy, ăn ít không muốn ăn, bụng chướng đại tiện nát, tứ chi mềm nhẽo vô lực, đoản khí tiếng nói nhỏ, mạch nhược vô lực.

  • Thận dương bất túc:

Ngứa mũi hắt hơi thành tràng, chảy nước mũi trong chảy dài, ngạt mũi, sắc mặt trắng xanh xám, chi lạnh, eo lưng đau mỏi, tinh thần mệt mỏi, tiểu tiện trong dài, hoặc có thể gặp di tinh tiết tả. Mạch trầm tế vô lực.

ĐIỀU TRỊ:

1- Dùng thuốc:

1-1-  Phế khí hư hàn:

Thuốc thang:

Ôn phế chỉ lưu đan gia giảm:

Tế tân 6g Đảng sâm 12g
Kinh giới 12g Kha tử 12g
Cát cánh 12g Cam thảo 6g

Có thể gia giảm các vị : Quế chi, can khương, đại táo, bạch cương tàm, thuyền thoái.

Thuốc thành phẩm:

Cảm xuyên hương                      2 viên x 3 lần / ngày ( uống)

FITÔRHI-f            2 viên x 3 lần / ngày ( uống)

Rutin C                                       1 viên x 3 lần / ngày ( uống)

1-2- Tỳ khí hư nhược:

Thuốc thang:

Bổ trung ích khí thang gia giảm:

Đảng sâm                        12g                    Trần bì                         6g Hoàng kỳ        12g                                    Đương quy      12g   Bạch truật            12g            Thăng ma                                    8g

Cam thảo   6g                                Sài hồ       12g

Có thể gia giảm các vị: Hoài sơn, sa nhân,can khương, phòng phong, quế chi.

Thuốc thành phẩm:

Thanh huyết nang                                   2 viên x 3 lần / ngày ( uống)

Hương sa lục quân                                  2 viên x 3 lần / ngày ( uống)

1-3- Thận dương bất túc:

Thuốc thang:

Thục địa 20g Trạch tả 12g
Hoài sơn 12g Phục linh 12g
Sơn thù 12g Quế chi 8g
Mẫu đơn bì 10 g Phụ tử 4g

Có thể gia giảm các vị: Ngũ vị tử, hoàng kỳ, phòng phong, bạch truật, câu kỷ tử, thỏ ty tử, đỗ trọng, sa nhân.

 

Thuốc thành phẩm:

Cảm xuyên hương 2 viên x 3 lần / ngày ( uống) Lục vị nang     2 viên x 3 lần / ngày ( uống)

2-Châm cứu:

Nghinh hương                                    Túc tam lý

Ấn đường                                           Bách hội

Phong trì                                             Phong phủ

Có thể lựa chọn phối hợp thêm các huyệt sau: Hợp cốc, Phế du,Tỳ du,Vị du,Thận du, Tam âm giao,

PHÒNG BỆNH:

Vệ sinh môi trường, tránh hoặc giảm tối thiểu bụi, khói, phấn hoa…chất gây kích thích.

Người bệnh có tiền sử dị ứng tránh côn trùng, thức ăn, thuốc gây dị ứng.

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận