Bệnh Viêm phế quản chữa bằng đông y hiệu quả

Đông y chữa bệnh

Viêm phế quản là một bệnh hay gặp, thuộc phạm vi của chứng khái thấu, đàm ẩm của y học dân tộc, được chia làm hai loại thể cấp tính và mạn tính.

Nguyên nhân do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt và khí táo. Phong hàn và phong nhiệt xâm phạm vào cơ thể làm phế khí mất khả năng tuyên giáng gây ho, đờm nhiều, khí táo về mùa thu làm tân dịch của phế bị giảm sút, hàn thấp dương hàn sinh đàm ẩm, nhiệt thương phế làm phế thận âm hư, đều đưa đến ho, đàm nhiều.

Viêm phế quản ở trẻ
Viêm phế quản ở trẻ

ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Viêm phế quản cấp tính

Thường do phong hàn, phong nhiệt và khí táo gây ra.

  • Phong hàn

Gặp ở giai đoan đầu của viêm phế quản cấp.

Triệu chứng: ho ra đờm loãng, trắng, dễ khạc, sốt sợ lạnh, nhức đầu, chảy nước mũi, ngứa cổ, khản tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.

Phương pháp chữa: sơ hàn tán hàn, tuyên phế (chữa ho trừ đờm).

Bài thuốc:
Bài 1:
Tía tô 12 gam Xuyên khung 6 gam
Lá hẹ 10 gam Bạch chỉ 8 gam
Kinh giới 10 gam Rễ chỉ thiên 8 gam
Trần bì 6 gam
Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Hạnh tô tán
Hạnh nhân 10 gam Trần bì 4 gam
Tô diệp 10 gam Phục linh 6 gam
Tiền hồ 10 gam Cam thảo 6 gam
Bán hạ chế 6 gam Cát cánh 8 gam
Chỉ xác 6 gam Đại táo 4 quả.
Gừng 3 lát
Tán bột uống ngày một ngày 15 – 20 gam chia làm 2 lần uống.

Bài 3 Chỉ khái tán:

Hạnh nhân                12  gam                  Tử uyển                     12  gam

Cát cánh                      8  gam                  Cam thảo                     4  gam

Tiền hồ                      12  gam

Cát cánh
Vị thuốc Cát cánh

Lưỡi nhờn, rêu lười trắng thêm bán hạ chế 12 gam, trần bì 8 gam. Hen suyễn bỏ cát cánh thêm ma hoàng 6 gam.

Châm cứu: châm các huyệt Phong môn, Hợp cốc, Khúc trì, Ngoại quan, Xích trạch, Thái uyên.

  • Phong nhiệt

Gặp ở viêm phế quản cấp, và đợt cấp của viêm phế quản mãn.

Triệu chứng: Ho, khạc ra nhiều đờm, màu vàng, trắng dính họng khô, họng đau, sốt, nhức đầu, sợ gió, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch phù sác.

Phương pháp chữa: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế (chữa ho trừ đờm).

Bài thuốc

Bài 1

Tang diệp 16 gam Cúc hoa 8 gam
Rễ cây chanh 8 gam Rau má 12 gam
Rễ cây dâu 12 gam Xạ can 4 gam
Bán hạ chế 6 gam Lá hẹ 8 gam
Bạc hà 8 gam Rễ chỉ thiên 8 gam
Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2. Tang hạnh thang gia giảm
Tang diệp 12 gam Bối mẫu 4 gam
Hạnh nhân 8 gam Sa sâm 8 gam
Chi tử 8 gam Tang bạch bì 8 gam
Tiền hồ 8 gam Tang bạch bì 8 gam
Tiền hồ 8 gam Cam thảo 6 gam
Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3. Tang cúc ẩm gia giảm
Tang diệp 12 gam Cát cánh 8 gam
Cúc hoa 12 gam Hạnh nhân 12 gam
Liên kiều 12 gam Tiền hồ 12 gam
Bạc hà 6 gam Cam thảo 4 gam
Ngưu bàng tử 12 gam

Nếu đờm nhiểu vàng dính kèm theo sốt bỏ tang diệp, cúc hoa, bạc hà, ngưu bàng thêm hoàng cầm 12 gam, ngư tinh thảo 20 gam – 40 gam.

Châm cứu: châm tả các huyệt Trung phủ, Thiên đột, Phế du, Phong môn, Hợp cốc, Ngoại quan, Xích trạch, Liệt khuyết.

  • Khí táo

Gặp ở viêm phế quản cấp tính thuộc mùa thu trời hanh.

Triệu chứng: ho khan nhiều, ngứa họng, miệng khô, họng khô, nhức đầu, mạch phù sác.

Phương pháp chữa: hành phế nhuận táo, chỉ khái.

Bài thuốc

Bài 1

Tang bạch bì 12 gam Sa sâm 12 gam
Mạch môn 12 gam Thanh cao 16 gam
Lá tre 12 gam Thiên môn 12 gam
Lá hẹ 8 gam Hoài sơn 12 gam
Bài 2: Thanh táo cứu phế thang
Tang diệp 12 gam Hạnh nhân 8 gam
Thạch cao 12 gam Gừng 4 gam
Cam thảo 16 gam A giao 8 gam
Mạch môn 12 gam Đẳng sâm 16 gam
Tỳ bà diệp 12 gam

Sắc uống ngày 1 thang.

 Tang bạch bì

Vị thuốc Tang bạch bì

Châm cứu: châm cứu các huyệt Trung phủ, Phế du, Xích trạch, Thái uyên, Thần môn.

Viêm phế quản mạn tính

Đợt cấp của viêm phế quản cảm mãn tính được chữa như viêm phế quản cấp. Nếu không được cấp thì chia làm hai thể như sau đây:

  • Đàm thấp

Triệu chứng: ho hay tái phát, trời lạnh ho tăng đờm dễ khạc, sắc trắng loãng hoặc thành cục dính, buổi sáng ho bụng đầy tức, kém ăn, rêu lưỡi trắng dính, mạch như hoạt.

Phương pháp chữa: Táo thấp hóa đàm, chỉ khái.

Bài thuốc.

Bài 1

Vỏ quýt sao                 10        gam

Bán hạ chế                  8 gam

Cam thảo dây              8 gam

Gừng                           4 gam

Vỏ Vối sao                 10  gam

Hạt cải trắng             10  gam

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2. Viên trừ đờm

Nam tinh chế               20        gam

Bán hạ chế                  20        gam

Bồ kết chế                    20        gam

Phèn chua phi             20 gam

Hạnh nhân                  4 gam

Ba đậu chế                  4 gam

Tán bột làm viên 1 ngày uống 10 gam chia làm 2 lần uống.

Bài 3. Nhị trần thang gia giảm

Trần bì                        10 gam                Hạnh nhân                 12 gam

Bán hạ chế                    8 gam                Thương truật              8 gam

Phục linh                     10 gam                Bạch truật                  12 gam

Cam thảo                    10 gam

Nếu đờm nhiều thêm bạch giới tử 8 gam, tức ngực thêm chỉ xác 12 gam.

Bán hạ (Bán hạ chế)
Bán hạ (Bán hạ chế)

Bài 4. Nếu tỳ hư không khống chế được hấp không vận hóa thủy cốc sinh đàm ẩm dùng bài Nhị trần thang (Bán Hạ, Phục Linh, Trần Bì, Cam Thảo) thêm Đảng Sâm 16 Gam, Bạch Truật 12 Gam, Tử Uyển 8 Gam, Bạch Thược 8 Gam.

Bài 5. Nếu tỳ thận dương gây ho, đờm nhiều, ngực sườn đầy trướng miệng khát mà không muốn uống, uống nước bị nôn, lưng và tay chân lạnh hoa mắt, chóng mặt, thở ngắn, hồi hộp, lưỡi bạc rêu lưỡi trắng trơn, mạch huyền hoạt thì phương pháp điều trị là ôn dương lợi thấp trừ đàm dùng bài Linh quế truật cam thang gia giảm.

Bạch truật                     8 gam                Phục linh                    16 gam

Cam thảo                      4 gam                Quế chi                       12 gam

Nếu hoa mắt hồi hộp thêm bán hạ chế 8 gam. Gừng sốt 4 gam, nếu chân tay lạnh, lưng lạnh yếu thêm phụ tử chế 12 gam, gừng 4 gam, bạch thược 12 gam.

Châm cứu: châm bổ các huyệt Tỳ du, Phế du, Thận du, Túc tam lý, Hợp cốc, Tam âm giao. Hoặc cứu các huyệt trên ngày 1 lần. 7 lần là một liêu trình, rồi tiếp tục đợt khác.

  • Thủy ẩm (hàn ẩm)

Hay gặp ở bệnh viêm phế quản mãn tính kèm theo giãn phế nang ở người già, người giảm chức năng hô hấp, tâm phế mãn.

Triệu chứng: Ho hay tái phát, thở suyễn nhiều nên ẩm trời lạnh ho tăng, đờm nhiều loãng trắng, sau khi vận động triệu chứng trên càng rõ, có thể không nằm được, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng trơn mạch tế nhược.

Phương pháp chữa: ôn phế hóa đàm.

Bài thuốc: Tiểu thanh long thang gia giảm.

Ma hoàng                      6 gam                 Ngũ vị tử                      6 gam

Quế chi                          6 gam                 Bán hạ chế                   8 gam

Can khương                 4 gam                 Cam thảo                     4 gam

Tế tân                            4 gam                 Bạch thược                  4 gam

Nếu ho nhiều thêm tử uyển 12 gam, khoản đông hoa 8 gam, rêu ứ đọng nhiều thêm đình lịch tử 12 gam.

Châm cứu: cứu các huyệt Tỳ du, Phế du, Cao hoang, Túc tam lý, Phong long, Thái bạch.

ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Xem thêm:

Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản cấp

Phác đồ điều trị Viêm phế quản cấp

Điều trị Viêm phế quản cấp

 

Viêm phế quản cấp

Thể nhẹ:

Nghỉ ngơi tại giường. Cho đủ lượng nước uống

Cho siro codein

Không cần dùng kháng sinh

Thể nặng:

Cho kháng sinh loại Xyclin: Erythromyxin lg – l,5g/ngày trong 10 ngày. Cho khí dung hydrococtison

Cho các thuốc long đờm Benzoat Natri

Cho kháng Histamin nếu có co thắt quản

Viêm phế quản mạn

  • Vacxin chống vi khuẩn
  • Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào
  • Thể dục liệu pháp, tập thở bụng.
  • Cho các thuốc long đờm
  • Có triệu chứng suy hô hấp, cho thở oxy
  • Cocticoit đường uống (prednisolon)
  • Kháng sinh loại Xyclin, supixilin, erythromyxin lg-l,5g/ngày.

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận