Những trò chơi và đồ chơi hợp nguy hiểm với trẻ

Chăm sóc bé

Đối với người lớn, chơi là ngưng làm việc, để tinh thần có dịp nghỉ ngơi. Nhưng đối với trẻ con, chơi là dịp để tâm trí hoạt động và để luyện tập cơ bắp.

Trong cuộc chơi, trẻ em thường thể hiện cá tính của mình, là người hiền dịu hay thích quyền uy, cẩn thận hay bừa bãi. Chỉ càn nhận xét một Bé gái nựng nịu hay mắng nhiếc con búp bê khi cháu thay tã lót cho búp bê thì đủ biết. Trong khi Ghơi, đứa trẻ phát huy trí tuệ, tập nói, thể hiện xu hướng và sức khỏe của mình.

Đồ chơi hợp với lứa tuổi

Mỗi lứa tuổi thích hợp với một loại đồ chơi. Bởi vậy, các bậc bố mẹ cần biết để mua sắm cho đúng với tâm lý và sự mong ước của các cháu. Khi đã biết nhận xét, thì thường một cháu Bé trai sẽ thích chơi ôtô trong khi các Bé gái có xu hướng thích búp bê hơn. Sau đây là một số gợi ý về các đồ chơi cho từng lứa tuổi.

Từ 1 tới 4 tháng – Các cháu nhận biết được tiếng động và màu sắc. Bởi vậy nên chọn : các loại lúc lắc có 2, 3 quả bóng có màu sặc sđ, có tay cầm để Bé dễ nắm hoặc để cài vào giường, những đồ chơi bằng cao su, dễ rửa và nếu Bé có đưa vào miệng ngậm cũng khônẹ sao. Đồ chơi có thể có đủ các loại hình, người, vật, nhà… ơ độ tuổi này, Bé còn phân biệt được đồ chơi cứng và đồ chơi mềm.

4-8 tháng – Bé luôn tìm cách sử dụng hai bàn tay : sờ, gãi, kéo, đẩy, buông. Hãy chọn cho Bé những đồ chơi bằng cao su biết kêu khi bị Bé bóp, những cái lúc lắc khi Bé lắc phát ra những tiếng nhạc, những đồ chơi buộc chặt vào thành giường để Bé tập giằng, kéo. Bé sẽ dễ ngủ khi nghe tiếng nhạc nhẹ.

8-12 tháng – Bé thích ném càng xa càng tốt. Bởi vậy, nên mua cho Bé các con vật, các loại mô hình bằng chất dẻo, các con vật, búp bê bằng cao su, bằng vải là những đồ chơi không bị vỡ.

Chúng ta có thể buộc các đồ chơi chạy bằng dây cót vào chỗ tựa của cái ghế để Bé nhìn. Khi lên dây cót (dây thiều) làm đồ chơi hoạt động, Bé sẽ cười thích thú vì thấy con gấu nhảy, con rùa lắc lư cái đầu v.v… Những búp bê bằng mút vặn vẹo được 4 bề, những con cá, vịt, ếch nổi trên mặt nước cũng có tác dụng như vậy.

12 – 18 tháng – Khi Bé đã đi được những bước đầu tiên thì Bé cũng thích các loại đồ chơi di động như con ngựa, cái xe lăn gây ra tiếng nhạc v.v… Bé thích kéo các đồ chơi bằng một sợi dây và khi ngồi, muốn thử khả năng sử dụng đôi bàn tay của mình. Bởi vậy, có thể cho Bé chơi trò đúc khuôn bánh, tưới nước, điều khiển con quay gió v.v…

18 tháng tới 2 năm – Ở tuổi này, Bé sờ vào đủ thứ, chạy, nhảy, gây nhiều tiếng động, bày các thứ ra rồi lại dọn vào, thử mang, vác… Nên cho Bé các đồ chơi có thể di chuyển được như con ngựa có bánh xe, tàu hỏa bằng gỗ, buộc dây vào để Bé kéo, vì kéo dễ hơn đẩy. Bé có thể ngồi vào một xe ô tô gỗ và tìm cách làm cho xe tiến lên. Có thể cho Bé chơi con quay có tiếng sáo, cái đàn gỗ để Bé gây tiếng động; những cục gạch bằng chất dẻo để Bé xếp lên ôtô.

Những lúc Bé ngồi một chỗ, cho Bé những đồ chơi kiểu ông đựng tiền để Bé tập chú ý và thử sự khéo tay của mình bằng cách đút những đồng tiền vào khe hở.

Từ 2 tuổi tới 2 tuổi rưỡi – Trước độ tuổi này, người ta vẫn cho các Bé trai và Bé gái chơi cùng một loại đồ chơi. Nhưng từ 2 tuổi trở đi, trong các dịp lễ sinh nhật, các Bé trai thường nhận được các đồ chơi như ôtô, máy bay… và các Bé gái, được người lớn tặng búp bê, các quần áo, khăn, và dụng cụ để tắm cho búp bê, các đồ trang sức, chuỗi hạt để quàng cổ búp bê v.v… Tại các gian hàng bán đồ chơi, đã có riềng khu đồ chơi

cho các Bé trai và khu riêng cho các Bé gái lên 2. Nhưng nếu Bé trai đòi chơi các đồ chơi của Bé gái hoặc ngược lại, thì người lớn cũng không nên ngăn cấm và chế giễu Bé. Vì, ngày nay chính người lớn cũng không phân biệt những công việc dành riêng cho nam hoặc cho nữ như ngày xưa. Người đàn ông có thể giúp vợ làm bếp hoặc tắm rửa cho con, phụ nữ có thể tham gia làm vườn và các công việc đồng áng. Bởi vậy, các Bé trai và gái có thể chơi chung các đồ chơi như bát, đĩa, những ngôi nhà tháo lắp ra được, những cái xe đẩy v.v… Ngoài ra, ở tuổi này, Bé đã bắt đầu thích vẽ. Những hộp bút màu và giấy vẽ sẽ khởi động được năng khiếu mỹ thuật của các cháu ngay từ lứa tuổi này.

2 tuổi rưỡi tới 3 tuổi – ở độ tuổi này, các cháu bắt đầu thích làm người Iớn và hay bắt chước các hành động và cử chỉ của bố mẹ : thích lái xe, gọi điện thoại, đi du lịch, bày biện bàn ăn, dắt búp bê đi dạo hoặc cho đi chợ, mặc áo quần cho búp bê và đặt nó vào trong xe đẩy v.v… Về hoạt động, Bé thích đi xe đạp 3 bánh, cưỡi ngựa gỗ, coi sách có tranh ảnh, vẽ, trộn bột.

3 tuổi – Đó là độ tuổi có nhiều tưởng tượng. Bé thích đóng vai bác sĩ nghe bệnh hoặc chích thuốc cho em bé (búp bê), làm người bán hàng, đóng vai công an bắt kẻ gian, làm anh hùng như trong truyện truyền hĩnh. Bé ngày càng thích đọc sách. Nhìn các tranh vẽ trong sách, Bé có thể tưởng tượng ra cốt truyện. Cả Bé trai lẫn Bé gái đều thích chơi trò xây dựng, tháo lắp, ghép những hình mầu, thích ngồi đu, đi thuyền.

Các Bé gái thích lột quần áo của búp bê ra để thay, dù Bé chưa biết cách mặc vào. Bé trai thích đủ các loại xe ôtô, xe tải, xe cẩu, xe ủi, thích tháo lắp và cho xe lửa chạy trên các đường ray.

Các Bé đều thích nghe kể chuyện, những chuyện có hình ảnh, chuyện cổ tích, chuyện các nàng tiên… và thường yêu cầu bố mẹ kể đi kể lại.

Sau 4 tuổi – Bé đã lớn, có thể đi xe đạp, đá bóng, ném bóng, chơi lắp ghép. Bé vẫn thích nghe kể chuyện nhưng đã có thể kể lại câu chuyện vừa được nghe cho con gấu bông hoặc một đứa trẻ nhỏ hơn mình nghe lại.

Bé gái thích ru em bằng búp bê và săn sóc em như giả vờ cho ăn, cho bú bình, dỗ em, hát cho em nghe… Bé trai vẫn thích ôtô nhưng phải là loại cao cấp hơn đòi hỏi sự tháo lắp tỉ mỉ hoặc có hộp điều khiển bằng điện.

Do giàu trí tưởng tượng nên nhiều khi một tờ giấy, một miếng bìa các-tông, một sợi dây, một đoạn rubăng cũng là những vật quý, các cháu muốn cất giữ hoặc chơi tẩn mẩn cả buổi. Biết như vậy, để người lớn đừng coi thường và vứt những vật thân yêu đó đi của các cháu.

Ở tuổi này, các cháu dễ bày bừa mà chưa biết thu dọn, nhất là đối với các cháu dưới 4 tuổi. Bởi vậy người lớn không nên mắng các cháu và bảo các cháu : “Thu dọn đồ chơi cho -gọn gàng lại !”. Nên thu dọn và bảo : “Lại đây, “giúp” bố mẹ thu dọn đồ chơi cho gọn lại, nào !”. Như vậy, các cháu được luyện tập và sẽ quen dần với công việc này.

Những đồ chơi nguy hiểm

Nhiều đồ chơi đã gây ra tai nạn cho các trẻ em. Bởi vậy, người ta đã đặt ra một số quy chế buộc các nhà sản xuất đồ chơi cho trẻ ’em phải tuân theo như : tránh làm các đồ chơi bằng các vật liệu dễ bắt lửa, có tính độc hại v.v… Tuy vậy, vẫn có nhiều đồ chơi dễ gây tai nạn cho các cháu bé, nhất là các đồ chơi ngoại, nhập lậu. Bởi vậy, khi mua đồ chơi cho con, các bậc cha mẹ nên chú ý xem cần sử dụng đồ chơi như thế nào để đề phòng được tai nạn. Thí dụ : mắt búp bê, con gấu… bằng thủy tinh nếu dễ long ra, rơi ra có thể bị vđ làm đứt tay, chân trẻ hoặc sẽ là vật để trẻ đưa lên miệng và nuốt. Những bộ phận tay, chân búp bê lỏng lẻo có thể bị trẻ bứt ra và những cái đinh hoặc dây thép bên trong có thể làm trẻ bị thương.

Nhiều đồ chơi không chắc chắn dễ bị gãy rời, bị bong chỗ dán. Những đoạn gãy hoặc có cạnh sắc, hoặc để lộ ra những bộ phận bên trong như trục bằng sắt, cái đầu đinh, mẩu dây thép… dễ trở thành những vật nguy hiểm đối với các cháu.

Nên cho trẻ em chơi những đồ chơi hợp với độ tuổi của chúng. Những đồ chơi giành cho trẻ em 5-6 tuổi có thể là những đồ vật nguy hiểm đối với các trẻ em ở lứa tuổi nhỏ hơn.

Những trẻ nhỏ nên chơi những đồ chơi lớn, để các cháu không nuốt vào miệng được.

Ở tất cả các độ tuổi không nên chơi các loại súng bắn tên, những vật có mũi nhọn, pháo và các chất nổ.

Nhiều trẻ thích ôm gấu lông và một con gấu có thể là người bạn không rời của Bé trong nhiều năm. Tuy vậy, nên nhớ lông gấu là nơi bám bụi và nếu một hôm nào đó, Bé bị ho, bị dị ứng, ngứa thì người lớn hãy nên nghĩ tới con gấu đồ chơi kia có sạch hay không. Ngày nay, người ta đã chú ý sản xuất những thú nhồi bông có thể mang cọ rửa được.

Đối với những đồ chơi chạy bằng pin, cần hết sức tránh và đề phòng không để cho các cháu ngậm pin hay nuốt pin. Vì trong pin có các hóa chất độc hại !

Nếu trẻ nuốt cục pin, phải đưa cháu cấp tốc tới bệnh viện để lấy ra, càng sớm càng tốt !

Những cuộc trình diễn

Nên cho trẻ em coi những cuộc trình diễn nào thì thích hợp ?

XIẾC – Mỗi người chúng ta đều nhớ những cảm xúc đầu tiên khi được vào rạp xiếc lúc còn nhỏ. Những màn trình diễn làm ta thích thú, hồi hộp và đánh mạnh vào trí tưởng tượng. Tuy vậy, những tiết mục xiếc thường chỉ thích hợp với các trẻ em trên 3 tuổi.

RỐI – Trẻ em từ 3 tuổi trở đi rất thích coi múa rối. Những con rối có kích thước như búp bê hoặc con gấu, đã từng gần gũi với các cháu, nay lại giữ những vai trò hoạt động thường gây cho các cháu những trận cười vui, làm các cháu chăm chú theo dõi cốt truyện và các nhân vật với thái độ nhiệt tình, và trí tưởng tượng phong phú.

CHIẾU BÓNG – Những truyện phim dài đều không thích hợp với các trẻ em dưới 5-6 tuổi. Các cháu thường không thể chú ý theo dõi lâu truyện phim trên màn ảnh, trong một phòng tối.

TIVI – Thường có nhiều chương trình truyền hình không thích hợp với trẻ em. Nhưng vì ngày nay, máy truyền hình đã thành phổ biến trong mọi gia đình, nên người lớn cần phải chú ý lựa chọn chương trình thích hợp cho con cái, ở mỗi độ tuổi.

– Trước 2 tuổi – Mọi chương trình đều không thích hợp. Nhiều bậc bố mẹ nghĩ sai rằng, để con trước màn ảnh để cho nó đỡ quấy. Thật ra, sự chuyển đổi các hình trên màn ảnh cùng với các tiếng động, đều không có lợi cho hệ thống thần kinh của trẻ.

Không nên bao giờ cho trẻ ăn bột hay bú bình trước máy truyền hình. Không những làm đứa trẻ kém chăm chú tới bữa ăn mà chính người lớn cũng không chú ý tới việc cho trẻ ăn. Nếu người lớn không muốn bỏ qua chương trình thì nên cho trẻ ăn muộn hơn bằng cách lui giờ ăn của Bé lại.

Ngay khi Bé ở phòng bên cạnh, người lớn cũng nên vặn nhỏ âm thanh để cho Bé dễ ngủ.

– Sau 2 tuổi – Có thể cho các cháu coi một số chương trình thích hợp với tuổi cháu. Người lớn nên cùng coi với cháu và khi hết chương trình này, hãy tắt máy đi.

Không nên mở máy trước khi cháu đi học. Nếu Bé có thói quen dậy sđm, cho Bé coi các hình trong 1 quyển sách cốn hơn.

Người lớn có thể chủ động cho các em coi những băng truyện vidéo cho thiếu nhi, chia làm nhiều đoạn để thay thế cho các chương trình ti-vi. Không bao giờ nên bảo con : “Con ở lại coi cũng được, nhưng không được làm ồn !”.

Đối với các màn ảnh lớn, trẻ em phải ngồi xa 3,50 m. Nhưng với những màn ảnh ti-vi, chỉ cần ngồi xa 2 m.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận