Xử trí và chăm sóc người bệnh bị ngạt nước, rắn cắn

Chăm sóc bệnh nhân

NGẠT NƯỚC

Nguyên nhân bị ngạt nước

  • Do không biết bơi ngã xuống nước.
  • Do lặn quá lâu dưới nước bị ngạt.
  • Do bơi quá mệt rồi bị ngất dưới nước.
  • Do ngất đột ngột ngay khi tiếp xúc với nước (còn gọi là nước giật).

Nguy cơ sau ngạt nước

Bệnh nhân có thể tử vong do giảm oxy máu và/hoặc phù phổi cấp.

Triệu chứng

  • Ngạt nước

Sau 3 – 4 phút vùng vẫy, nạn nhân hít phải nước rồi ngừng thở và ngừng tim.

Nếu được sơ cứu kịp thời nạn nhân có thể thở lại, tim đập trở lại nhưng vẫn bị đe doạ tính mạng do phù phổi cấp.

  • Nước giật

Trường hợp nhẹ: cảm giác ớn lạnh, khó chịu, chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa, mạch nhanh, nổi mày đay kiểu dị ứng.

Trường hợp nặng hơn: trụy mạch, ngất.

Trường hợp rất nặng: ngất đột ngột rồi chìm xuống nước.

Xử trí và chăm sóc

Xử trí tại chỗ: là quan trọng nhất

    • Ngay khi dưới nước:

+ Người cứu tóm lấy tóc nạn nhân, nhấc đầu nạn nhân cao hơn mặt nước, tát mạnh 2 – 3 cái vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh và thở lại.

+ Quàng tay qua nách nạn nhân bơi vào bờ. Nếu nạn nhân ngừng thở và ngừng tim thì đấm mạnh vào vùng trước tim 5 – 6 cái và tranh thủ hô hấp miệng – miệng.

  • Khi chân người cứu chạm đất:

+ Hô hấp miệng – miệng.

+ Vác nạn nhân lên vai sao cho bụng nạn nhân ép vào vai người cứu, 2 tay nạn nhân buông thõng sau lưng người cứu, 2 tay người cứu giữ 2 chân nạn nhân và chạy nhanh vào bờ.

  • Trên bờ:

+ Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền đất, đầu ngửa tối đa, cổ ưỡn tối đa.

+ Dùng tay móc dị vật hoặc chất nôn trong miệng nạn nhân để làm thông thoáng đường hô hấp.

+ Nếu nạn nhân tự thở lại được để nạn nhân nằm nghiêng.

+ Nếu nạn nhân không thở hoặc thở yếu:

o Thổi liên tiếp vào miệng nạn nhân 4 hơi/lần, vừa thổi vừa kiểm tra mạch bẹn nạn nhân, nếu không thấy mạch đập dùng nắm tay đấm mạnh 4 – 5 cái vào chỗ 1/3 dưới xương ức của nạn nhân.

o Nếu nạn nhân nôn mửa trong khi thổi ngạt, để nạn nhân nằm nghiêng, móc chất nôn hoặc dị vật ra khỏi miệng nạn nhân trước khi thổi ngạt lại.

+ Khi nạn nhân tỉnh lại:

o Lau khô người nạn nhân, ủ ấm nạn nhân bằng chăn hoặc bình nước ấm.

o Theo dõi mạch, nhịp thở, sắc da, tinh thần 15 phút/lần cho đến khi nạn nhân trở lại bình thường. Nếu nạn nhân xuất hiện ho, sốt, thở nhanh cho nạn nhân đến bệnh viện.

+ Nếu nạn nhân vẫn bất tỉnh mặc dù đã cấp cứu đúng: chuyển ngay nạn nhân tới cơ sở y tế, trong quá trình vận chuyển vẫn tiếp tục cấp cứu.

Tại cơ sở y tế : duy trì hô hấp:

  • Lấy dị vật, hút đờm dãi làm thông thoáng đường hô hấp.
  • Bóp bóng Ambu có oxy cho đến khi bệnh nhân hồng hào và tự thở.
  • Chuẩn bị dụng cụ và phụ giúp bác sĩ đặt nội khí quản, thở máy nếu bệnh nhân có suy hô hấp nặng lên.
  • Theo dõi sát tình trạng hô hấp: giai đoạn đầu cứ 15 phút/lần cho đến khi bệnh nhân tự thở hoàn toàn thì theo dõi 3 giờ/lần, gồm:

+ Quan sát màu sắc da, môi và đầu chi.

+ Đếm nhịp thở, mạch, huyết áp.

+ Theo dõi ý thức.

+ Nếu thấy bệnh nhân khó thở, có bọt hồng khi hút đờm dãi, phải báo ngay cho bác sĩ vì đây là dấu hiệu của phù phổi cấp.

Thực hiện nhanh chóng và đầy đủ các y lệnh:

  • Các y lệnh về thuốc, dịch truyền, thuốc lợi tiểu, dung dịch natribicacbonnat 14o/oo
  • Thực hiện các xét nghiệm, các thăm dò về khí máu.
  • Hút sạch dịch ứ đọng trong dạ dày cho bệnh nhân.

Nuôi dưỡng bệnh nhân: cho ăn qua ống thông dạ dày nếu bệnh nhân hôn mê, nếu bệnh nhân tỉnh cho ăn thức ăn nhẹ và mềm qua đường miệng.

Giáo dục sức khoẻ khi ra viện: khi bệnh nhân tỉnh, sức khoẻ ổn định ra viện cần hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà cách cấp cứu tại chỗ khi gặp người bị ngạt nước.

RẮN ĐỘC CẮN

Các loại rắn độc thường gặp ở Việt Nam

  • Nhóm rắn hổ: hổ mang, cạp nong, cạp nia.
  • Nhóm rắn lục: thân nhỏ hơn, đuôi ngắn, màu xanh.

Triệu chứng

  • Nhóm rắn hổ

Các triệu chứng có thể xuất hiện sớm sau 5 phút đến 2 giờ. Nạn nhân đau buốt tại chỗ, sau đó có cảm giác mệt mỏi, thần kinh hoảng hốt, buồn non, chóng mặt, khó nuốt, sụp mi mắt.

Các triệu chứng đe doạ tử vong là: mạch nhanh, tụt huyết áp, ngừng tim, liệt cơ hô hấp, ngừng thở.

  • Nhóm rắn lục

Nọc độc gây tổn thương tại chỗ rầm rộ: sưng đau, phù, chảy máu và gây hoại tử, loét nhiễm khuẩn.

Toàn thân: tụt huyết áp, truỵ mạch, viêm thận, rối loạn đông máu.

Xử trí

  • Phía trên vết cắn: đặt dây garô cách vết cắn 5 cm, sau đó cứ 15 phút lại di chuyển garô dần lên phía trên.
  • Tại vết cắn:

+ Rửa sạch bằng xà phòng và nước sạch, sát khuẩn bằng cồn 700 hoặc thuốc tím 1°/00 , nước muối 9°/q0 , oxy già 12 thể tích.

+ Rạch rộng” vết cắn 1 cm, nặn máu vết cắn.

+ Băng bó vết thương bằng gạc vô khuẩn.

+ Tiêm huyết thanh chống nọc rắn xung quanh vết cắn nếu có.

+ Tiêm huyết thanh chống uốn ván (SAT).

+ Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở.

+ Cho thở oxy, hút đờm dãi, bóp bóng, truyền dịch trong trường hợp nặng.

Chăm sóc

Nhận định bệnh nhân

  • Tình trạng liệt cơ vân và liệt hô hấp:

+ Sụp mi, khó nói, khó nuốt, khó thở và ngừng thở.

+ Màu sắc da, vận động.

  • Tình trạng tuần hoàn :

+ Mạch, huyết áp?

  • Tình trạng chung:

+ Nhiệt độ?

+ Nước tiểu: số lượng, màu sắc?

  • Tại vết cắn:

+ Có chảy máu?

+ Có sưng tấy không?

Lập kế hoạch chăm sóc

  • Đảm bảo hô hấp.
  • Duy trì tuần hoàn.
  • Thực hiện mệnh lệnh điều trị.
  • Chăm sóc tại vết cắn.
  • Chăm sóc chung, nuôi dưỡng.
  • Hướng dẫn cách đề phòng rắn cắn.

Thực hiện chăm sóc

  • Theo dõi để phát hiện liệt hô hấp, suy hô hấp:

+ Quan sát da, đếm nhịp thở.

+ Hút đờm dãi.

+ Bóp bóng, cho thở máy nếu có suy hô hấp.

  • Duy trì tuần hoàn:

+ Theo dõi mạch, huyết áp, giúp bác sĩ nếu đặt catheter tĩnh mạch trung tâm. + Chuẩn bị dịch truyền các loại.

  • Thực hiện y lệnh đầy đủ, chính xác:

+ Thực hiện y lệnh thuốc và dịch truyền.

+ Thực hiện các xét nghiệm.

  • Chăm sóc tại vết cắn:

+ Buộc dây garô, xử trí vết cắn.

+ Theo dõi tình trạng hoại tử, nhiễm khuẩn.

+ Theo dõi tiến triển vết cắn và chuẩn bị điều kiện phục hồi chức năng.

  • Nuôi dưỡng:

+ Cho ăn qua ống thông dạ dày.

+ Đảm bảo calo và các chất dinh dưỡng nếu có liệt và hôn mê.

+ Các chăm sóc khác như đối với người bệnh hôn mê.

  • Hướng dẫn giáo dục sức khoẻ:

+ Hạn chế qua lại nơi rậm rạp, nếu cần mang ủng và xua bằng gậy.

+ Không ngồi trên gò đống, gốc cây có nhiều hang, hố.

+ Không dùng tay trần lật các tảng đá hoặc cây đổ.

+ Không sờ vào miệng rắn độc dù đã chết.

+ Không ngủ dưới đất gần cây rậm rạp.

+ Với những người có nguy cơ bị rắn độc cắn phải mang túi thuốc cấp cứu.

Đánh giá chăm sóc

Diễn biến tốt nếu:

  • Hô hấp và tuần hoàn tốt.
  • Vết cắn ổn định và tốt dần lên.
  • Liệt phục hồi.
  • Y lệnh được thực hiện đầy đủ.

Chăm sóc bệnh nhân
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận