Triệu chứng bệnh hô hấp – Điều dưỡng

Chăm sóc bệnh nhân

Người mắc bệnh hô hấp có thể biểu hiện bằng những triệu chứng cơ năng và thực thể. Phát hiện các triệu chứng thực thể đòi hỏi kỹ năng và do bác sỹ đảm nhiệm, được trình bày trong các bài cụ thể. Bài này chỉ trình bày những triệu chứng cơ năng thường gặp trong bệnh lý hô hấp gồm:

  1. ĐAU NGỰC
  • Đau ngực là một triệu chứng khá thường gặp trong các bệnh về hô hấp như: lao phổi, u phổi, viêm phổi – màng phổi, tràn khí mang phổi, tắc mạch phổi…
  • Ngoài ra đau ngực còn gặp trong các bệnh lý về tim mạch như: viêm màng ngoài tim, thiếu máu cục bộ cơ tim, bệnh ly ở ổ bụng như bệnh về gan mật.
  • Khi nhận định về đau ngực, điều dưỡng phải nhận định một cách kỹ lưỡng, cẩn thận về những đặc điểm sau:

+ Vị trí đau: đau một điểm cố định hay đau lan rộng, đau một bên hay hai bên lồng ngực.

+ Tính chất đau: dữ dội, đột ngột hay âm ỉ, kéo dài, đau tự phát hay do kích thích, đau khi thay đổi tư thế, khi ho hay thở mạnh…

+ Các triệu chứng kèm theo: sốt, ho, khó thở, khạc đờm…

  1. KHÓ THỞ
  • Khó thở biểu hiện là thở khó khăn nặng nhọc, là triệu chứng chủ quan do bệnh nhân cảm thấy và cũng là triệu chứng khách quan do thầy thuốc khám và phát hiện được.
  • Khó thở có thể có các mức độ nhẹ, vừa và nặng.
  • Khó thở có thể cấp tính như trong tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi.
  • Khó thở có thể mạn tính như trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Khó thở từng cơn như hen phế quản.
  • Khó thở khi hít vào: khi thở vào khó khăn như có vật gì ngăn lại gặp trong hẹp khí, phế quản (do khối u hoặc dị vật), bạch hầu thanh quản.
  • Khó thở khi thở ra: khi thở ra bệnh nhân phải lấy hết sức để tống không khí ở phổi ra một cách khó khăn và nặng nhọc, gặp trong hen phế quản.
  • Ngoài ra khó thở còn gặp trong bệnh lý về tim mạch như: suy tim, cơn hen tim, phù phổi cấp.
  1. HO VÀ KHẠC ĐỜM
    • Ho
  • Ho là một động tác thở mạnh và đột ngột, động tác này có tính chất phản xạ để tống dị vật (thức ăn hoặc các chất dịch của phổi) ra khỏi đường hô hấp.
  • Người ta có thể chủ động ho nhưng trong đa số trường hợp ho xảy ra ngoài ý muốn.
  • Nguyên nhân gây ho có thể do bệnh lý tại đường hô hấp hoặc ngoài đường hô hấp:

+ Tại đường hô hấp:

o Viêm họng cấp và mạn. o Viêm thanh – khí quản cấp. o Viêm phế quản cấp và mạn, giãn phế quản. o Viêm phổi – màng phổi, lao phổi, áp xe phổi, bệnh bụi phổi.

+ Ho còn gặp trong các bệnh về tim mạch gây tăng áp lực tiểu tuần hoàn như: o Hẹp van 2 lá. o    Suy tim…

+ Ngoài ra ho còn là triệu chứng của tổn thương ở gan, tử cung và khi gặp lạnh đột ngột cũng gây ho.

  • Khi nhận định triệu chứng ho phải hỏi tính chất ho:

+ Ho nhiều hay ít.

+ Ho khan hay có đờm.

+ Ho từng tiếng hay từng cơn.

+ Âm sắc tiếng ho: tiếng ho ông ổng trong viêm thanh quản, giọng đôi trong liệt thanh quản.

  • Đờm
  • Đờm là chất tiết của đường thở từ hốc mũi tới phế nang và thải ra ngoài miệng.
  • Cấu tạo của đờm: gồm dịch tiết của khí phế quản, phế nang, họng, các xoang hàm, trán và hốc mũi.
  • Các loại đờm :

+ Đờm nhầy thường gặp trong:

o Hen phế quản: dịch nhầy do các phế quản tiết ra.

o Viêm phổi: dịch nhầy lẫn với sợi tơ huyết và hồng cầu thoát ra từ các huyết quản ở vách phế nang bị viêm, đờm thường quánh dính, có màu gỉ sắt.

+ Đờm nhầy mủ: gặp nhiều nhất trong giãn phế quản, sau một cơn ho khạc nhiều đờm, nếu hứng vào cốc thủy tinh sẽ thấy có 3 lớp: o Dưới đáy là lớp mủ. o Ở giữa là lớp dịch nhầy. o Trên cùng là lớp bọt lẫn dịch nhầy mủ.

+ Đờm mủ: là sản phẩm của các ổ hoại tử do vi khuẩn ở đường thở, gặp trong:

o Áp xe phổi.

o Áp xe ngoài phổi vỡ vào phổi: áp xe gan, áp xe dưới cơ hoành.

+ Đờm thanh dịch: gồm thanh dịch tiết ra từ các huyết quản và lẫn với hồng cầu, loãng và đồng đều, gặp trong phù phổi cấp.

+ Đờm bã đậu: chất bã đậu màu trắng nhuyễn lẫn với dịch nhầy, có khi lẫn máu, gặp trong lao phổi, xét nghiệm đờm có thể thấy trực khuẩn lao.

+ Đờm kiểu giả mạc: thường thải ra từng mảng màu trắng, gặp trong bệnh bạch hầu thanh quản, xét nghiệm có thể thấy trực khuẩn bạch hầu.

  1. HO RA MÁU
  • Ho ra máu là khạc ra máu trong khi ho, máu chảy ra từ thanh quản, khí quản, phế quản hoặc phổi.
  • Ho ra máu thường xảy ra đột ngột, có khi có triệu chứng báo trước như nóng trong ngực, khó thở nhẹ, ngứa trong họng rồi ho, giữa cơn ho khạc ra máu thường là máu tươi lẫn bọt hoặc lẫn đờm, khối lượng máu có thể nhiều hay ít.
  • Mức độ ho ra máu:

+ Nhẹ:

o Khạc một vài bãi đờm lẫn máu. o Lượng máu dưới 100 ml/24h. o Mạch và huyết áp không thay đổi.

+ Trung bình:

o           Lượng máu từ 100 – 200 ml/24h.

o           Mạch và huyết áp ổn định hoặc thay đổi ít như mạch hơi nhanh, huyết áp

giảm nhẹ.

+ Nặng:

o Lượng máu khạc ra từ 300 – 500 ml/24h, có khi lên đến 1000 ml. o Mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, có suy hô hấp.

+ Rất nặng:

o Lượng máu khạc ra > 1000 ml/24h.

o Bệnh nhân có thể tử vong vì suy hô hấp do ngạt thở hoặc sốc do mất máu.

  • Chú ý khi nhận định bệnh nhân ho ra máu:

+ Tránh làm mệt bệnh nhân một cách không cần thiết như xoay, trở, gõ lồng ngực nhiều.

+ Phải xem toàn trạng như vẻ mặt xanh xao, vã mồ hôi, nhiệt độ, mạch, huyết áp, khó thở, đau ngực, lượng máu khạc ra, màu sắc.

  • Nguyên nhân gây ho ra máu:

+ Nguyên nhân tại đường hô hấp: lao phổi, giãn phế quản, ung thư phổi, viêm phổi, áp xe phổi, sán lá phổi, nấm phổi, xoắn khuẩn phổi gây chảy máu vàng da (Leptospira).

+ Ngoài đường hô hấp:

o Bệnh về tim mạch: các bệnh làm tăng áp lực tiểu tuần hoàn như hẹp van hai lá, tăng huyết áp có suy tim.

o Tắc động mạch phổi: người bệnh đau ngực nhiều hoặc ít, ho ra máu đỏ thẫm, mạch nhanh, sốt nhẹ. Tắc mạch phổi hay xảy ra ở người có tổn thương ở tim (hẹp van hai lá), người mới sinh con, người mới mổ, người nằm bất động lâu.

o Vỡ phồng quai động mạch chủ vào phổi: ho ra máu rất nặng. o Bệnh về máu: làm thay đổi tình trạng đông máu.

  1. ỘC MỦ
  • Ộc mủ là khạc đột ngột và nhiều mủ là hậu quả của bọc mủ ở phổi hoặc ngoài phổi vỡ vào phế quản.
  • Mức độ:

+ Ộc mủ nặng: ho, đau ngực dữ dội như xé ngực, bệnh nhân có khi bị ngạt thở, môi tím, mạch nhanh, vã mồ hôi, lượng mủ nhiều 300 – 500 ml/24h, sau khi ộc mủ bệnh nhân dễ chịu hơn.

+ Khạc mủ ít: 150 – 200 ml/24h.

  • Nguyên nhân: áp xe phổi, áp xe ngoài phổi vỡ vào phổi.

Chăm sóc bệnh nhân
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận