Ăn bì lợn có tác dụng bổ sung collagen như bạn nghĩ ?

Chăm sóc bệnh nhân

Bì lợn (da heo, da lợn) là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng protein nổi trội nhất so với tất cả những bộ phận, hay thực phẩm được chế biến từ thịt heo. Tuy nhiên, có rất nhiên người lại không hay biết về điều này và thường coi bì lợn là thứ bỏ đi khi mua thịt từ chợ về, chế biến những món ăn hằng ngày trong gia đình.

Theo nghiên cứu mà các nhà khoa học chỉ ra thì bì lợn có rất nhiều tác dụng cho cơ thể của chúng ta. Có thể kể đến những công dụng tuyệt vời như sau:

Trong bì lợn có rất nhiều những thành phần dinh dưỡng, hợp chất có đặc điểm là dẻo dai, mềm mại, hương vị độc đáo, nên có tác dụng rất tốt cho những bộ phận trên cơ thể chúng ta như:làn da, gân, xương, tóc của con người.

Các nhà khoa học hiện đại đã phát hiện ra rằng những người ăn bì lợn thường xuyên có tác dụng chống lão hóa và chống ung thư hiệu quả.

Với hàm lượng lớn collagen, nên bì lợn được coi là một trong những nguyên liệu có khả năng ức chế và làm chậm quá trình lão hóa ở cơ thể chúng ta. Đặc biệt là những người bị nhiệt, xuất hiện đau họng, sốt tắc mạch.

Bì lợn là một món ăn quý như một vị thuốc bổ, đặc biệt có tác dụng bổ âm. Chính vì vậy, các chị em phụ nữ hãy nhanh chóng kết thân với những món ăn được chế biến từ nguyên liệu này, để có thể sở hữu làn da căng bóng khỏe mạnh, hạn chế những dấu hiệu oxy hóa, và xoa mỡ những vết nhăn trên da.

Bì lợn thuộc nhóm protein chứa nhiều thành phần cốt giao (gelatin và collagen) cũng rất bổ dưỡng. Chất cốt giao rất cần cho cấu tạo cơ thể – nó như chất xi măng để gắn kết các tế bào lại với nhau thành mô cơ thể vững chắc. Tất cả các mô, từ da, lông, tóc, thịt, xương và mô liên kết đều cần phải có chất cốt giao này để gắn kết lại. Tuy nhiên, protein có trong bì lợn rất khó tiêu vì vậy không nên ăn nhiều. Ở nước ngoài người ta không dùng bì lợn làm thực phẩm trực tiếp mà chỉ sử dụng để làm thạch và chất phụ gia hoặc thuộc da trong công nghiệp.

Trước đây, những người làm nghề mổ lợn thường đun nước nóng để cạo lông lợn. Nhưng hiện nay, các lò giết mổ lợn thường cạo sống. Chân của lông lợn vẫn còn ở lại bì, lông này rất cứng, khi ăn vào ruột sẽ cắm vào màng nhầy (nơi tiết ra men để tiêu hoá thức ăn) ở ruột non và dạ dày có thể gây tổn thương màng ruột, dạ dày. Do vậy nhiều bà nội trợ thường bỏ bì và họ chỉ sử dụng để chế biến thành các món như: món cơm tấm bì hoặc để nấu món thịt đông, nem bì… nhưng phải chọn bì đã sạch lông.

Nguy cơ đau dạ dày, viêm da

Thực tế cho thấy, bì lợn không chỉ được chị em dùng để tăng cường collagen cho da mà nó còn được những người có vấn đề về xương khớp “dung nạp vào cơ thể” với hi vọng là có thêm chất keo bôi trơn các khớp, từ đó giúp việc vận động trở nên dễ dàng hơn.

Về bản chất, bì lợn chứa nhiều collagen – chất được ví như xi-măng có chức năng gắn kết các tế bào lại với nhau. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sau khi ăn, hàm lượng collagen có trong bì lợn sẽ chuyển hóa hết mà cơ thể chỉ hấp thu được một lượng rất ít. Thành phần protein trong bì lợn cũng rất khó tiêu nên nếu ăn nhiều có thể gây đầy bụng, không tốt cho hệ tiêu hóa.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, ở các nước phát triển, bì lợn nói chung và da động vật nói riêng không được tận dụng để chế biến thành thực phẩm mà chỉ được sử dụng để phục vụ trong công nghệ thuộc da, dùng để đóng giày, đóng dép. Những loại bì xấu không thể thuộc được thì được chế biến thành keo hoặc các chất phụ gia khác.

Hiện nay, sau khi giết mổ, lợn thường được cạo lông sống khiến chân của lông lợn không được triệt tận gốc mà vẫn nằm sâu trong lớp bì. Những sợi lông này tuy nhỏ, nhưng rất cứng, nếu ăn phải nó sẽ như những chiếc đinh nhỏ cắm vào màng nhầy của ruột hay dạ dày, làm hỏng màng nhầy – nguyên nhân gây ra bệnh đau ruột hay đau dạ dày.

Trong khi những rắc rối tự sinh này từ bì lợn vẫn chưa được giải quyết thì các yếu tố khách quan như: bì không rõ nguồn gốc, chất lượng kém (đã thiu, hỏng nhưng được dùng hóa chất tẩy rửa trắng, khử mùi…) lại càng khiến thực phẩm này càng trở nên không an toàn. Thực tế, nếu ăn phải những loại bì đã được “mông má” lại, nguy cơ nhiễm khuẩn, gây ngộ độc cho người sử dụng là rất lớn.

Với những người sử dụng bì lợn làm mặt nạ tăng cường collagen cho làn da thì mức độ nguy hiểm có thể giảm bớt phần nào, tuy nhiên, không có nghĩa là nó vô hại. Theo các chuyên gia da liễu, làn da của chúng ta khó hấp thụ trực tiếp collagen từ bì lợn nên việc làm đẹp bằng cách này không có nhiều tác dụng.

Hơn nữa, dù đã được luộc chín, xong bì lợn vẫn có thể bị nhiễm khuẩn. Và nếu làn da của bạn đang có mụn hay tổn thương hở, vi khuẩn sẽ xâm nhập qua những tổn thương đó, khiến tình trạng ngày càng trở nên trầm trọng.

Chăm sóc bệnh nhân
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận