Chóng mặt ở trẻ nhỏ – Nguyên nhân, hướng xử trí

Chăm sóc bé

Khi trẻ nói rằng mình bị choáng, thường có nghĩa là các bé cảm thấy váng đầu. Cảm giác lảo đảo này đôi khi đi liền với sốt. Mặt khác, trẻ em bị chóng mặt hoa mắt cảm thấy như căn phòng đang xoay vòng hoặc cơ thể đang bị quay ngoài tầm kiểm soát. Ở mức độ nào đó, cảm giác mất thăng bằng trong một thoáng do một thay đổi nhỏ trong dòng máu khi các bé vừa ngồi xổm hay ngồi bệt mà đứng lên đột ngột là khá phổ biến ở các trẻ khỏe mạnh, nhất là các bé chuẩn bị bước vào tuổi thiếu niên và ở tuổi thiếu niên. Trừ khi con bạn thực sự bị ngất, bạn không nên lo lắng vì cảm giác này. Các cơn chóng mặt từ bé gây ra do quay vòng hay chạy theo vòng tròn cũng không phải nguyên nhân để lo lắng.

Một số trẻ bị chóng mặt và buồn nôn khi đi xe ô tô; tuy nhiên, một cơn choáng của trẻ hiếm khi là dấu hiệu của chóng mặt, hiện tượng liên quan tới cảm giác khó chịu kiểu quay mòng mòng và mất phương hướng.

Nói chuyện với bác sĩ nhi nếu:

  • Con bạn trước đây có khả năng phối hợp bình thường bỗng nhiên biểu hiện dáng đi liêu xiêu, như “say rượu”
  • Con bạn kêu bị choáng và mất thăng bằng hoặc không thể đi theo một đường thẳng
  • Con bạn bị choáng và đau đầu thành từng cơn và tệ hơn khi nằm xuống.

CẢNH BÁO!

Chóng mặt là hiện tượng bất thường ở trẻ. Nếu con bạn bị chóng mặt và nghe thấy tiếng leng keng hay ù ù trong tai, bé nên được bác sĩ nhi khám.

Giữ cảm giác thăng bằng

Khả năng giữ dáng đứng thẳng của chúng ta phụ thuộc vào sự tác động qua lại tinh tế giữa các dây thần kinh và các cơ liên quan tới nghe, nhìn và sờ chạm. Qua thính giác, chúng ta học được cách tìm được vị trí cho mình trong mối quan hệ với âm thanh. Các chi và các cơ của chúng ta được trang bị các cơ quan cảm giác giúp chúng ta cân bằng vị trí của mình trong mối tương quan với môi trường xung quanh. Một sự nhiễu loạn trong bất cứ bộ phận nào của cơ chế cân bằng này cũng có thể gây ra choáng, chóng mặt và buồn nôn.

Choáng thường tự biến mất khi tác nhân gây ra nó không còn nữa. Mặt khác, chóng mặt liên tục thường do một vấn đề với tai trong. Những người bị chóng mặt đôi khi cả ù tai; âm thanh leng keng và ù ù này là do một nhiễu loạn có liên quan trong dây thần kinh chúng ta sử dụng để tiếp nhận âm thanh.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn không khỏe và bị sốt nhẹ, nhiệt độ cao hơn 37,8°c. Váng đầu do ốm.

Có dịch trong tai do viêm tai giữa.

Cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm cảm giác khó chịu. Nếu các triệu chứng xấu đi hoặc không hết trong 1 đến 2 ngày, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi. Nếu con bạn trông khá mệt và uể oải, bé có thể cần được đánh giá khẩn cấp cho các căn bệnh như viêm màng não.
Con bạn có một thoáng cảm thấy choáng hoặc lả đi. Lả đi do nhiệt, đói, hồi hộp hoặc một căng thẳng khác. Cho bé nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ. Cho bé uống đồ uống có chứa đường, ăn nhẹ và nước lạnh. Nếu bé vẫn lả sau 30 phút, hãy gọi cho bác sĩ nhi.
Con bạn đột nhiên phàn nàn rằng căn phòng đang quay vòng vòng. Bé mất thăng bằng và bị ù tai (có tiếng kêu trong tai). Chứng viêm mê đạo (một dạng nhiễm trùng do virus ở tai trong). Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho con bạn để xác nhận chẩn đoán và loại bỏ bất cứ vấn đề sức khỏe nào khác. Nhiễm trùng do virus thường hết trong vòng một tuần mà không cần điều trị; bác sĩ nhi có thể kê đơn thuốc để giảm các triệu chứng của bé.
Con bạn đi không vững sau một trận ốm virus gần đây, như thuỷ đậu. Thất điều tiểu não sau nhiễm virus (yếu và mất khả năng phối hợp cơ). Nói chuyện với bác sĩ nhi về một đợt đánh giá kĩ lưỡng.
Con bạn bị choáng và buồn nôn khi đi xe ô tô, đi thang máy hoặc đi thuyền. Say khi di chuyển (say xe, say sóng). Hỏi bác sĩ nhi xem bạn có thể sử dụng các phương pháp nào để ngăn chặn cảm giác say khi chuyển động của con.
Con bạn kêu choáng sau khi ngã hoặc chấn thương ở đầu. Chấn thương ở đầu. Gọi ngay lập tức cho bác sĩ nhi, họ có thể yêu cầu chiếu tia X và các xét nghiệm khác. Nếu con bạn bị mất ý thức hoặc có vẻ lúng túng và mất phương hướng, có thể sẽ cần phải có một đợt đánh giá khẩn cấp.
Con bạn kêu choáng và mất phương hướng. Bé liên tục bị những khoảnh khác sụt giảm khả năng chú ý. Chứng động kinh nhẹ (mất hoặc giảm ý thức đột ngột, ngắn, sau đó không nhớ được, đôi khi đi kèm với co giật nhẹ hoặc chớp mí mắt). Nói chuyện với bác sĩ nhi.
Con bạn bị đau đầu và tệ hơn khi nằm xuống. Bé gặp khó khăn khi giữ thăng bằng và đi theo đường thẳng. Bé bị buồn nôn hoặc nôn. Vấn đề bất thường về sức khỏe, như một khối u, cần được chẩn đoán và điều trị. Nói chuyện với bác sĩ nhi. Dù hiếm gặp ở trẻ, nhưng những tình trạng này có thể xuất hiện và đòi hỏi được điều trị ngay lập tức.
Con bạn mới tập đi hay là trẻ nhỏ ngồi hoặc đứng yên không vững. Bé thường với trượt đồ vật. Bé thường trượt tay khi bạn bảo bé dùng ngón tay chạm vào mũi. Trong các trường hợp hiếm gặp, mất điều hoà (vấn đề về thần kinh-cơ). Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho con bạn và xác định xem bé có nên được một chuyên gia khác khám không.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

One Comment

Hỏi đáp - bình luận