Chăm sóc và đề phòng trẻ viêm phổi

Chăm sóc bé

Viêm phổi là một bệnh tương đối nguy hiểm, sở dĩ nói như vậy là vì viêm phổi rất dễ dàng dẫn đến sự biến đổi bệnh tình khác, do đó trong quá trình tích cực điều trị, phải kết hợp với sự chăm sóc chu đáo tỉ mỉ, sẽ có tác dụng rất lớn đối với sự phục hồi sớm sức khỏe của trẻ.

Chăm sóc trẻ viêm phổi

Chăm sóc trẻ mới sinh bị viêm phổi

Viêm phổi ở trẻ mới sinh là một loại chứng bệnh thường thấy, là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao mà bệnh thường không có triệu chứng điển hình. Cho nên đồng thời với phải chú ý chẩn đoán, tăng cường chữa trị thì việc chăm sóc chu đáo là việc làm có ý nghĩa quan trọng.

  • Môi trường: nhiệt độ trong phòng trẻ mới sinh từ 20°c – 24°c là thích hợp, độ ẩm tương đối duy trì ở 60% và đảm bảo không khí trong phòng lưu thông, nhưng phải tránh đối lưu, để phòng cảm lạnh.
  • Tư thế nằm: cần chú ý thường xuyên thay đổi tư thế nằm, cho nằm nghiêng đầu hơi cao, đảm bảo đường hô hấp thông suốt, có lợi cho việc thải chất bài tiết trong mồm ra.
  • Nuôi dưỡng: phải cung cấp cho trẻ đầy đủ nhiệt lượng, dinh dưỡng và nước; những trẻ viêm phổi nặng có thể tạm ngừng uống sữa, uống thuốc, để tránh nôn ọe dẫn đến ngạt thở. Nếu khi đang bón sữa mà ở xung quanh miệng, mũi của trẻ xuất hiện vết tím hồng, ho sặc, phải ngừng ngay, cho thở oxi. Sau khi tình hình bệnh ổn định, bón sữa cũng phải bón lượng ít, nhiều lần.
  • Thở oxi: khi trẻ ốm, xuất hiện khó thở, xung quanh môi có biến màu xanh tím thì phải lập tức cho thở oxi. Những trẻ vật vã khó chịu, mỗi phút cấp 1 – 2 lít oxi. Khi sử dụng, viền mép phễu cách miệng mũi khoảng lcm, để xa quá thì lãng phí oxi, hiệu quả không tốt, gần quá thì ảnh hưởng sự trao đổi không khí mà làm cho thở khó khăn thêm. Sau khi trẻ đã nằm yên, có thể đổi sang phương pháp cho ống dẫn vào mũi, thở oxi cũng phải thỉnh thoảng ngắt quãng.
  • Hút đờm: khi viêm phổi, chất tiết ra trong đường hô hấp tăng lên nhiều, nhưng trẻ mới sinh phản ứng kém, không ho đờm ra được, nên phải kịp thời hút đờm ra cho trẻ, đảm bảo duy trì đường khí thông suốt, phòng ngạt thở. Khi hút đờm, áp dụng hút bằng mồm hoặc bộ bơm tiêm nối với ống dẫn hút ra, động tác hút đờm phải nhẹ nhàng, tránh gây kích thích mạnh.
  • Nhiệt độ thân thể: trẻ mới sinh viêm phổi, đa phần nhiệt độ thân thể bình thường, nếu những trẻ mà nhiệt độ thân thể cao, có thể áp dụng hạ nhiệt độ bằng vật lí, nói chung không dùng thuốc hạ nhiệt, đề phòng ra nhiều mồ hôi dẫn đến hư thoát (hạ đường huyết do mất máu, mất nước).
  • Khi truyền dịch, mỗi phút chỉ nên 4 – 6 giọt là vừa phải, vì truyền tốc độ quá nhanh, gây ra đọng nước trong phổi hoặc suy tim mà làm cho bệnh tình nặng thêm. Lượng dịch cũng không nên nhiều quá, theo tính toán chỉ cần 40 – 60ml/kg/ngày.
  • Trẻ mới sinh năng lực phản ứng kém, ban đầu viêm phổi thường là đường hô hấp chưa có triệu chứng, do đó phải quan sát tỉ mỉ và thường xuyên nhịp đập của tim, nhịp thở, nếu có hiện tượng miệng nhỏ nước bọt, sắc mặt tái nhợt, xung quanh môi màu đen tím, bỏ bú sữa, chứng tỏ rằng bệnh tình tương đối nặng, phải cấp cứu.

Chăm sóc trẻ em viêm phổi

Trẻ em sau khi bị viêm phổi thi bố mẹ một mặt phổi hợp với y bác sĩ tiến hành cứu chữa, một mặt phải hêt sức quan tâm chăm sóc trẻ một cách đúng đắn, để giúp trẻ sớm khỏi bệnh. Chăm sóc trẻ viêm phổi bao gồm mấy điểm sau đây:

  • Giữ cho không khí trong phòng trong sạch mát lành: về mùa đông trong phòng phải thông gió trao đổi không khí, nhưng cần tránh gió đối lưu, chú ý giữ ấm cho trẻ. Mùa hè nóng bức, có thể dùng chăn đơn mỏng quấn lại rồi ẵm bê chỗ bóng râm mát ở ngoài phòng, cho trẻ thở không khí mát mẻ trong lành, cải thiện thiếu oxi.
  • Đảm bảo cho trẻ nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ: các mục kiểm tra, xử lí phải tiến hành khẩn trương tránh cho trẻ khóc quấy nhiều, để giảm bớt lượng tiêu hao oxi và giảm nhẹ gánh nặng cho tim.
  • Chăm sóc trẻ cảm sốt.

+ Trẻ ốm do trúng gió lạnh, sau khi cho uống thuốc tuyên phế tán hàn, trùm chăn (chăn mỏng thôi), cho ăn cháo nóng, giúp cho ra mồ hôi. Mồ hôi lăn tăn ra là tốt, cần tránh gió. Lúc này nếu mồ hôi ra nhiều, sốt cao thì có thể dùng khăn mặt khô để lau mình, không được dùng nước lạnh hoặc nước đá để lau. để tránh nhiệt hạ đột ngột, tà khí không thoát ra được.

+ Trẻ sốt cao bế đờm, sốt cao không có mồ hôi, có thể dùng túi nước đá hoặc khăn ướt đắp lên trán.

– Chăm sóc ăn uống: cho trẻ ăn thức ăn lỏng giàu dinh dưỡng và vitamin như sữa người, sữa bò, nước rau, nước quả. Bệnh nhân vì sốt cao mà hô hấp tăng nhanh, mất nước tương đối nhiều, nên cần phải bổ sung lượng nước thỏa đáng. Không nên cho ăn nhiều những thức ăn chứa nhiều mỡ béo và những thức ăn cay đắng, xào nướng, để tránh trợ nhiệt sinh đờm. Trẻ bị viêm phổi nặng, khi cho ăn, cho uống nước, uống thuốc, cần phải bế trẻ nằm hơi nghiêng và dốc, bón với lượng ít, trẻ nuốt xuống dưới cổ họng rồi mới bón tiếp, đề phòng sặc nghẹt thở, gây nên tử vong đột ngột.

Đề phòng viêm phổi cho trẻ

Ngoài bệnh tật di truyền ra, phần lớn các chứng bệnh đều có thể đề phòng, viêm phổi cũng là một ví dụ.

Trẻ viêm phổi là một bệnh thường thấy ở khoa nhi, nếu chữa trị không kịp thời hoặc chữa trị không thỏa đáng, có thể gây nên tử vong, nhất là trẻ dưới 3 tuổi.

  1. Phương thuốc “Quán chúng khí vụ”

Trong 100ml có chứa Bạch mao hạ khô thảo, Ngư tinh thảo, Quán chúng, mỗi thứ 12g, Sinh ma hoàng 6g và giấm 10ml – gia nhiệt bốc hơi hít thở vào và xông trong phòng tiêu độc.

  1. Phương thuốc “Quán chúng trích ti”

Trong 10ml có chứa 5g Quán chúng và số ml giấm, dùng nhỏ mũi để phòng nhiễm. Mỗi ngày nhỏ 1 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 giọt.

  1. Luyện tập thể trạng của trẻ

Bê trẻ ra ngoài phòng hoạt động dưới ánh sáng thích hợp từng lứa tuổi. Lứa tuổi nhi đồng có thể tiến hành rèn luyện thể dục và lao động mà bản thân có thể làm được, tăng cường thể chất, giảm bớt việc xảy ra cảm mạo.

  1. Làm tốt vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân người lớn và trẻ con

Phòng ở phải luôn luôn đảm bảo có đủ không khí trong lành. Mùa Đông, mùa Xuân không nên cho trẻ đi chơi nhiều ở các chỗ công cộng, để phòng các loại bệnh truyền nhiễm.

  1. Tích cực phòng tri chứng bệnh còi xương và thiếu dinh dưỡng

Thường ngày cần chú ý nuôi dưỡng hợp lí, kịp thời cho ăn bổ trợ, đề phòng bệnh thiếu dinh dưỡng và bệnh còi xương, bồi dưỡng thói quen ăn uống và vệ sinh tốt; đó là mấu chốt của dự phòng viêm phổi.

  1. Hun hơi bằng giấm ăn

Mỗi m3 không gian dùng 2 – 3ml giấm, pha loãng bằng nước tỉ lệ gấp 2 – 3 lần, buổi tối trước khi đi ngủ đóng kín cửa lớn, cửa sổ rồi hun 1 giờ. Việc này tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, có tác dụng diệt các loại virut không chịu được tính acid. Mỗi ngày hun một lần, hun liền 3 ngày.

  1. Hương Thương truật, Lá ngải

Thương truật 40%, Lá ngải 10%, bột gỗ dính 36%, bột gạo 8%, chất dính kết 6%, chế tạo thành hương diệt muỗi. Mỗi đĩa 15g, đốt 6 – 8 giờ, vi khuẩn trong không khí và virut trong đường hô hấp sẽ bị tiêu diệt.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận