U xương lành tính và ác tính

Bệnh xương khớp

U XƯƠNG LÀNH TÍNH

  • U xương-sụn: thường là các khối u của hành xương (đoạn xương nằm giữa các đầu và thân xương dài nơi có sụn liên hợp ở tuổi xương còn đang phát triển), khối u phát triển trên bề mặt của xương dài, thường thấy ở gần khớp gối, cấu tạo bởi mô xương bên ngoài phủ bởi một lớp sụn. u xương-sụn thường gặp ở đối tượng từ 10 đến 20 tuổi. Thể đa u (nhiều khối u) được gọi là bệnh lồi xương.
  • U xương: hay phát triển ở xương sọ và mặt, gây ra những rối loạn do chèn ép. Rất cản quang khi chụp X quang.
  • U dạng xương: thấy ở vị thành niên hoặc người lớn còn trẻ tuổi, thường phát triển ở xương đùi và xương chày, u thường gây đau về ban đêm. Khám X quang thấy một vùng sáng ở trung tâm khối u và vùng đặc xương ở ngoại vi (ở xung quanh).
  • U xơ tạo xương (u xơ sinh xương): hay xuất hiện ở các đốt sống, ở các xương bàn tay, bàn chân và ở những xương dẹt. Khám X quang không thấy hình ảnh xơ cứng quanh khối u.
  • U xơ không tạo xương (không sinh xương): hay xuất hiện ở đoạn hành xương của những xương dài. Chụp X quang thấy những hình ảnh khuyết mô xương cốt mạc. u hay phát triển ở trẻ em và vị thành niên.
  • U xơ dạng sụn-nhày (u xơ sụn- nhày): hay thấy ở gần đầu các xương dài. Khám X quang thấy hình ảnh những bè (xương) ở bên trong khối u.
  • U sụn: hay gặp nhất là ở đối tượng từ 10 đến 30 tuổi, khối u nằm ở trong ống tuỷ xương, thường ô đoạn hành xương của xương đùi hoặc xương chày. Khám X quang thấy một vùng sáng với bờ viền cốt hoá.

U nguyên bào sụn: khối u lành tính, hiếm gặp, thấy chủ yếu ở đối tượng từ 10 đến 20 tuổi, nằm ở những đầu xương dài.

U mạch máu: thường phát triển ở trong các đốt sống hoặc trong các xương sọ, biểu hiện bởi những dấu hiệu chèn ép. X quang thấy hình ảnh các bè (xương).

U nang (kén) đơn độc: thấy ở trẻ em, thường nằm ở đoạn hành xương của những xương dài. Có thể là nguyên nhân của gãy xương bệnh lý. Khám X quang thấy một vùng sáng hình bầu dục.

U nang (kén) phồng động mạch: thấy ở trẻ em và vị thành niên, nhất là ở trong cột sống hoặc ở đoạn hành xương của những xương dài. Hình ảnh X quang giống ” hình vỏ trứng”.

U tế bào khổng lồ lành tính: thấy ở người lớn còn trẻ tuổi (giữa 20 và 30 tuổi), thường nằm ở đầu các xương dài. Khám X quang, thấy xương to phồng lên với hình ảnh những bè xương cản quang ở bên trong khối u. Sau khi phẫu thuật để nạo và ghép xương thì hay bị tái phát, và tỷ lệ diễn biến thành sarcom là 10%.

U XƯƠNG ÁC TÍNH

Sarcom tạo xương hoặc sarcom xương: hay thấy ở các đối tượng từ 10 đến 20 tuổi, thường phát triển ở gần khớp gối, gây đau và sưng. Di căn sớm vào phổi.

  • Sarcom xơ hoặc u mô bào xơ ác tính: có cùng biểu hiện lâm sàng giống với sarcom xương, nhất là vị trí phát triển thường ở đoạn hành xương của các xương dài, các triệu chứng sưng và đau xuất hiện và nhanh chóng trở nên trầm trọng, gãy xương bệnh lý.
  • Sarcom sụn: có thể là nguyên phát (ở trẻ em) hoặc thứ phát do thoái hoá của u sụn lành tính.
  • Sarcom Ewing:khối u với những tế bào hình tròn, nhạy cảm với bức xạ (tia phóng xạ), chủ yếu phát triển ở các chi người lớn còn trẻ tuổi (xem bảng 7.7).
  • U lympho ác tính ở xương: khối u nhỏ, hình tròn, thấy ở đối tượng từ 40 đến 50 tuổi. Khối u có thể nguyên phát hoặc thứ phát do một u lympho ác tính lan tràn (di căn) ra toàn thân.
  • U tương bào đơn độc: có thể diễn biến trỏ thành đa u tuỷ xương.
  • U huỷ cốt bào.
  • U nguyên sống: khối u phát triển từ di tích của dây sống ở bào thai, thường nằm ở vùng cùng- cụt hoặc bướm-chẩm.

DI CĂN UNG THƯ VÀO XƯƠNG

  • Nguồn gốc: di căn vào xương hay thấy nhất là từ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, tuyến giáp, ung thư thận hoặc ung thư phổi. Ung thư của Ống tiêu hoá, tử cung và buồng trứng tương đối hiếm thấy di căn vào xương.

Có 30% số di căn ung thư vào xương không điều tra được nguồn gốc ( không biết ung thư nguyên phát).

  • Khu trú: ung thư di căn vào xương đa số là vào các đốt sống, vào khung chậu, các xương sườn, xương đùi, và xương sọ.
  • Di căn tiêu xương hoặc huỷ xương (làm giảm khối lượng mô xương): thường là những di căn từ ung thư vú, ung thư phổi hoặc ung thư thận, và thường kèm theo tăng calci huyết, phosphatase kiềm bình thường hoặc chỉ hơi tăng.
  • Di căn tạo xương (tăng tỷ trọng xương, xơ cứng xương): những di căn này thường tới từ ung thư tuyến tiền liệt . Phosphatasse kiềm tăng rất cao; calci huyết bình thường hoặc giảm.
  • Di căn hỗn hợp: vừa tiêu xương vừa tạo xương: chủ yếu thấy trong trường hợp di căn từ ung thư vú (điều trị bằng estrogen thì dễ hình thành di căn tiêu xương hoặc huỷ xương), di căn từ u carcinoid, di căn của bệnh Hodgkin.

Triệu chứng: đau xương khu trú, thường đau về ban đêm, gãy xương bệnh lý, các triệu chứng thần kinh do chèn ép rễ dây thần kinh hoặc chèn ép tuỷ sống.

Những di căn vào xương: trong 20% số trường hợp di căn vào xương là biểu hiện đầu tiên của ung thư, và trong 30% trường hợp di căn vào xương không gây ra triệu chứng đau.

Xét nghiệm cận lâm sàng: tuỳ theo typ ung thư, có thể thấy tăng calci huyết hoặc tăng phosphatase kiềm.

Xét nghiệm bổ sung

  • X quang: là xét nghiệm đầu tiên phải thực hiện khi một bệnh nhân ung thư thấy đau ở xương. Có thể thấy những hình ảnh khu trú, như tiêu xương (huỷ xương) hoặc đặc xương (“đốt sống hoá ngà”).
  • Chụp nhấp nháy xương: là phương pháp hàng đầu cho phép chẩn đoán sớm di căn của ung thư vào xương (tăng gắn chất phóng xạ).
  • Chụp cắt lớp vi tính và ghi hình cộng hưởng từ: cho phép nhìn thấy rõ hơn cấu trúc của xương bị di căn.
  • Sinh thiết: xét nghiệm mô học mảnh sinh thiết là biện pháp chủ yếu để xác định chẩn đoán và trong trường hợp là di căn ung thư thì xác định được ung thư nguyên phát khi nếu chưa được phát hiện.

Chẩn doán pịiân biệt: một số bệnh có thể có biểu hiện giống với u xương, nhất là những bệnh sau:

  • Viêm cơ cốt hoá.
  • Loạn sản xương xơ hoá.
  • Hội chứng Albright.
  • U hạt bạch cầu hạt ưa eosin ở xương.

Điều trị: điều trị ung thư nguyên phát có thể làm chậm lại quá trình phát triển của di căn xương. Cho thuốc chống viêm không steroid và thuốc giảm đau. Liệu pháp bức xạ giảm đau. Diphosphonat (xem từ này) trong trường hợp tăng calci huyết. Tuỳ tình hình, làm phẫu thuật cắt bỏ nếu chỉ có một di căn duy nhất tiến triển chậm.

Bệnh xương khớp
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

2 Comments

  1. Con tôi năm nay 12 tuổi cháu bị tràn dịch khớp gối. Qua chụp XQ bác sĩ bảo bị kén xương, hiện nay gối không đau và đã hết dịch. Xin hỏi BS bây giờ nên điều trị như thế nào

    Reply
    1. Author

      Kén xương (kén Mikulicz): thường đơn độc, xuất hiện ở thân các xương dài, không có triệu chứng lâm sàng. Được phát hiện thường sau gãy xương bệnh l‎ý do một chấn thương có thể rất nhẹ. Kén xương kích thước lớn làm vỏ xương bị đẩy vồng ra, mỏng đi và dễ gây gãy xương. Các triệu chứng như không đau và hết tràn dịch khớp gối. Nhưng Bạn nên hỏi bác sĩ về chẩn đoán xác định bệnh lý từ đó mới có hướng điều trị và xử lý.

      Reply

Trả lời Thuốc chữa bệnh Hủy