Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị sốc phản vệ

Bệnh tự miễn

Tên khác: tai biến phản vệ.

Định nghĩa

Phản ứng dị ứng cấp có kháng nguyên vào cơ thể đã được mẫn cảm với kháng nguyên đó từ trước, có suy hô hấp (phù thanh quản, co thắt phế quản), hạ huyết áp và nổi mày đay.

Căn nguyên

  1. DO THUỐC: phần lớn các thuốc có thể gây ra các tai biến không lường trước được, nhất là:

Các kháng sinh: penicillin, cephalosporin, streptomycin, một vài tetracyclin, các sulfamid.

Các huyết thanh có nguồn gốc động vật (dị loại) ở người đã từng được tiêm huyết thanh.

Các thuốc gây tê tại chỗ.

Các thuốc gây mê: thuốc gây liệt cơ (curare), barbituric theo đường tĩnh mạch.

Thuôc chống viêm không steroid: có thế gây cơn hen và sốc phản vệ.

Quinin

Các hormon polypeptid,

Vitamin B 1 tiêm.

Các chất cản quang có iod.

Chiết xuất dị nguyên dùng để giải mẫn cảm, nhất là phấn hoa, nọc loài bọ hai cặp cánh (hymenoptere)

  1. Enzym: hyaluronidase,

DO CÔN TRÙNG ĐỐT: ong, bọ, ong bọ vẽ.

DO THỨC ĂN: tôm cua, loài thân mềm, mù tạt v.v…

DO NỌC RẮN

Bệnh sinh: sốc phản vệ là điển hình của phản ứng sớm typ I. Kháng nguyên kết hợp với kháng thể IgE đặc hiệu giải phóng ra nhiều chất trung gian trong đó có histamin và yếu tố SRS-A (Slow-Reacting- Substance of Anaphylaxis). Hậu quả đầu tiên là rối loạn huyết động (sốc cương) và co thắt phế quản. Sau đó là giãn mạch, máu về tĩnh mạch giảm và thoát huyết tương qua mao mạch (sốc do thể tích tuần hoàn giảm).

Triệu chứng

Xuất hiện vài giây hoặc vài phút sau khi có kháng nguyên.

  1. Vật vã, lo sợ.
  2. Da: ngứa, nổi mày đay khu trú ở chỗ tiêm hoặc nổi mày đay toàn thân, phù mạch.
  3. Hô hấp: khó thở kiểu hen (co thắt phế quản), phù niêm mạc hô hấp, thở rít khi hít vào.
  4. Tim – mạch: huyết áp động mạch  giảm, nhịp tim nhanh, đầu chi lạnh.
  5. Tiêu hoá: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng.
  6. Đôi khi vô niệu và xuất huyết niêm mạc (đông máu trong lòng mạch).
  7. Tình trạng sốc và nguy cơ ngừng tim – ngừng thở, đôi khi có co giật trước đó (phù não, albumin trong dịch não tuỷ cao).

Điều trị

  • Sốc phản vệ có hạ huyết áp:

+ Noradrenalin 0,3-0,5 mg tiêm dưới da; cứ 20 phút lại tiêm nhắc lại nếu cần. Nếu huyết áp vẫn thấp thì truyền tĩnh mạch chậm (5 phút) 10 pg/kg và/ hoặc truyền tĩnh mạch hydrocortisol hemisuccinat 200-300 mg.

+ Truyền dịch nếu thể tích tuần hoàn thấp.

  • Tai biến nhẹ không có hạ huyết áp và không có khó thở nặng: nếu bị ngứa toàn thân hoặc nổi mày đay, có thể tiêm tĩnh mạch một thuốc kháng histamine; ví dụ,
  • Bị đốt/cắn vào một chi: đặt ga rô ở phía trên chỗ bị đôt/cắn và phong bế adrenalin xung quanh chỗ bị đốt/cắn (liều bằng nửa liều ở trên, pha trong 5 – 10 ml dung dịch muối sinh lý; nửa liều còn lại tiêm tĩnh mạch, tiêp bắp hoặc dưới da).
  • Co thắt phế quản: truyền tĩnh mạch 200 – 300 mg hydrocortisol Thở oxy, hô hấp viện trợ nếu có suy hô hấp.
  • Phù não có co giật: thuốc chống co giật, hô hấp viện trợ, corticoid theo đường tĩnh mạch.

Phòng ngừa

  • Tránh dùng lại chất đã từng gây tai biến phản vệ.
  • Có thể đề phòng 95% các tai biến do loài bọ hai cặp cánh đốt bằng cách giải mẫn cảm ở các trung tâm chuyên khoa (tư vấn về dị ứng). Ai đã từng bị đáp ứng phản vệ do bọ hai cặp cánh đốt đều phải có một bơm tiêm đựng sẵn adrenalin (xem thuốc này).
  • Người có nguy cơ cần có sẵn thuốc kháng histamin hoặc một corticoid.

GHI CHÚ – đáp ứng dạng phán vệ giống với phản vệ về mặt lâm sàng nhưng có thể xuất hiện ngay từ lần tiêm đầu tiên một vài thuốc. Cơ chế bệnh sinh cũng khác: trong phản vệ có sự trung gian của các IgE; còn đáp ứng dạng phản vệ có cơ chế khác. Ví dụ, Dextran gây ra phản ứng liên quan đến sự hình thành IgG. Các chất curare gây liệt cơ (1/1500 trường hợp gây mê), aspirin, các thuốc kháng viêm không phải steroid, chymopapain, tartrazin (màu thực phẩm) có thể gây phản ứng dạng phản vệ không phụ thuộc vào các IgE đặc hiệu. Các thuốc cản quang có iod cũng có thể gây phản ứng dạng phản vệ do hoạt hoá các đường phụ của bổ thể và làm giải phóng các chất có tác dụng vận mạch. Các test bì không phát hiện được kiểu đáp ứng này. Có thể ngăn ngừa bằng cách dùng corticoid (liều thường dùng) 2-3 ngày trước khi chiếu chụp X quang. Ngay cả đã đề phòng thì các thuốc cản quang vẫn có thể gây nguy hiểm.

Bệnh tự miễn
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận