Sốt phát ban

Bệnh truyền nhiễm

Sốt phát ban (Roseola có nghĩa là ban màu hồng) là loại bệnh xuất hiện sốt và nổi những nốt màu hồng ( thường sau cơn sốt của bệnh), kèm theo mệt mỏi, ngứa ngáy, sau cơn sốt kéo dài 2, 3 ngày, trên người bệnh sẽ nổi ban hồng.

sốt phát ban thường xuất hiện ở trẻ nhỏ
sốt phát ban thường xuất hiện ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây sốt phát ban

Sốt phát ban hầu hết là do nhiễm vi rút (70 ­- 80%), trong đó virút đường hô hấp luôn chiếm đa số bao gồm virút sởi, virus gây bệnh rubella, adeno virút, echo virút, nhóm enterovirus… Sốt phát ban do virus sởi và virus gây bệnh rubella là 2 nguyên nhân thường gặp. Bệnh sởi còn gọi là ban đỏ, bệnh rubella gọi là ban đào.

Nếu phát ban do bệnh sởi thường có triệu chứng:

4 – 5 ngày từ lúc bị sốt đến lúc bắt đầu phát ban.

Hội chứng viêm long:

+ Viêm đường hô hấp trên: ho, hắt hơi, chảy nước mũi.

+ Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng phù kết mạc và mi mắt (dấu Brown Lee)

Sốt từ từ tăng dần 39 – 400C đến khi phát ban.

Dấu hiệu Koplik: trong vòng 12 – 18h.

Dấu hiệu Koplik trong bệnh sởi
Dấu hiệu Koplik trong bệnh sởi

+ Chấm trắng 1 – 2 mm, niêm mạc miệng dọc theo xương hàm 2, quanh lỗ tuyến stenon, có trước khi phát ban.

+ Khi phát ban thì ko còn Koplik nữa.

Có thể gặp triệu chứng thần kinh (sốt cao co giật).

Ban điển hình:

+ Màu hồng, không ngứa, dạng dát sẩn

+ Trình tự mọc ban: Tóc – sau hai tai- mặt- cổ – thân mình và tứ chi.

+ Dày nhất nơi cọ xát và phơi nắng

+ Xen kẽ là vùng da lành.

xêm thêm triệu chứng bệnh sởi

Nếu do Rubella gây ra thường bị sốt nhẹ hoặc không sốt mà kèm theo tiêu chảy hoặc đi tiêu phân lỏng.

Trẻ bị sốt phát ban cần được uống nước nhiều hơn bình thường. Một trẻ có thể bị sốt phát ban ít nhất là một lần, thậm chí nhiều lần tùy theo tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết những nguyên nhân gây sốt phát ban cho trẻ là những virus lành tính, nếu được chăm sóc tốt bệnh có thể tự lành sau 5 ­- 7 ngày.

Nguy cơ sau sốt phát ban bạn nên chú ý

Nhiều bé sau sốt phát ban có thể mắc phải hội chứng viêm cầu thận cấp. Bé có dấu hiệu phù ở mặt, chân hoặc phù toàn thân. Lượng nước tiểu của bé rất ít hoặc hầu như không có. Bé có thể đi tiểu ra máu.

Vì vậy, sau khi bé khỏi sốt và các nốt phát ban đã lặn hết, bạn vẫn nên thường xuyên theo dõi sức khỏe bé. Nếu thấy dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám.

Sốt phát ban đối với trẻ nhỏ

Phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Khoảng thời gian trước khi bị phát ban, bé sẽ có những thay đổi về trạng thái tinh thần, rõ ràng nhất là biểu hiện quấy khóc. Sau đó bé sẽ bị sốt, sổ mũi, ho, nhiều bé còn bị thêm tiêu chảy, vài ngày sau cơ thể bé sẽ xuất hiện những chấm đỏ toàn thân.

Chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà

Hạ sốt đúng cách cho trẻ: Nếu trẻ sốt từ 380C cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol loại đơn chất với liều 10 ­- 15mg/kg cân nặng, 4 ­- 6 giờ một lần. Lau mát cho trẻ bằng nước ấm khi cần, để tránh biến chứng sốt cao co giật ở trẻ.

Giảm ho, giảm đau họng cho trẻ: Khi trẻ ho nên cho trẻ uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như rau tần dầy lá, tắc chưng với đường phèn, gừng hấp mật ong…

Làm thông mũi trẻ bằng nước muối loãng và khăn giấy mềm: Giúp trẻ dễ ăn uống và bú sữa mẹ. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu hóa và bổ sung đủ nguồn nước uống cho trẻ.

Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa… Trẻ ăn uống quá khó khăn phụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn để giúp trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, nhất là những loại nước ép trái cây tươi để đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn vitamin cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng.

Đặc biệt những trẻ bị nhiễm sởi cần chú ý việc bổ sung vitamin A với liều lượng phù hợp theo lứa tuổi để bảo vệ đôi mắt cho trẻ.

Giữ vệ sinh da luôn sạch và khô thoáng: Tắm rửa cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày, không nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn.

Thói quen kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao. Không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu và dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên, không nên để trẻ bị lạnh.

Kiêng ăn sẽ làm cho trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm trùng. Ngược lại, nên cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, ăn thành nhiều bữa, ăn thức ăn dễ tiêu.

Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh trở nặng để cho trẻ nhập viện kịp thời: Trẻ bị sốt phát ban được chăm sóc tại nhà sẽ được hướng dẫn tái khám theo hẹn mỗi ngày hoặc 2 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh của trẻ.

Phụ huynh cần cho trẻ đến khám lại ngay khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu sau:

Trẻ bị sốt cao không hạ sau khi đã phát ban.

Thay đổi tri giác: lừ đừ, ngủ li bì, hôn mê.

Trẻ bị co giật.

Trẻ thở mệt, thở nhanh, khó thở.

Phòng bệnh sốt phát ban cho trẻ nhỏ

Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân bị nghi ngờ đang mắc bệnh, cách này rất khó vì trẻ bệnh có thể lây cho trẻ khác ngay khi chưa có biểu hiện phát ban.

Cách phòng ngừa tốt nhất là chủng ngừa.

Sởi có thể chích ngừa khi trẻ được 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng.

Rubella được chích chung với quai bị và sởi bằng vắc­xin 3 trong 1 khi trẻ được 12 – ­ 15 tháng tuổi và tiêm nhắc liều thứ 2 khi trẻ được 4 -­ 6 tuổi.

Xem tiếp:

Cách khám bệnh sốt phát ban nhiễm trùng

Bệnh sởi – hình ảnh, triệu chứng, điều trị, cách phòng bệnh

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

One Comment

  1. Bé nhà em đã 4thang 10ngay mà Bị sốt phát ban đã sốt 2ngay và lên ban hông ngày đầu thưa ngày thứ 2 day hơn. Cháu khó ngủ phải làm sao?

    Reply

Hỏi đáp - bình luận