Dịch Sốt Hồi Quy Lưu Hành và phòng chống

Bệnh truyền nhiễm

Sốt hồi quy là một bệnh nhiễm khuẩn đường máu cấp tính, điển hình truyền từ chấy rận sang người. Đặc trưng là sự xen kẽ của những đợt sốt cấp tính với những thời kỳ không có sốt.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN BẰNG XÉT NGHIỆM

  1. Tác nhân gây bệnh:

Tác nhân gây bệnh sốt hồi quy lưu hành là xoắn khuẩn Borrelia recurrentis. Chúng có ở trong máu người bệnh dưới hình thái xoắn khuẩn trong các đợt sốt và dưới hình thái hạt trong những thời kỳ không sốt. Chúng có khả năng thay đổi nhanh chóng cấu trúc kháng nguyên.

Borrelia recurrentis chịu đựng kém ở ngoài cơ thể và chỉ sống được trong cơ thể người và chấy rận.

Bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng: Tác nhân gây bệnh vào cơ thể người qua da bị sây sát hoặc niêm mạc mắt, rồi vào máu, sinh sản trong nội tạng và lưu hành trong máu. Bệnh tiến triển sau một thời kỳ ủ bệnh là 5-7 ngày, và đôi khi dài hơn (12 ngày).

Nhiễm khuẩn biểu hiện bằng những đợt sốt ngắn dần, xen kẽ với những thời kỳ không sốt dài dần. Xoắn khuẩn có nhiều trong đợt sốt, có ít trong đợt không sốt vì ở cuối mỗi đợt sốt, kháng thể được tạo thành, tiêu diệt xoắn khuẩn gây sốt. Trong mỗi đợt không sốt, tác nhân gây bệnh thay đổi cấu trúc kháng nguyên, hình thành loạt xoắn khuẩn mới, có sức đề kháng đối với kháng thể cũ và lại gây đợt sốt mới, ngắn hơn.

Trong đợt không sốt, tác nhân gây bệnh vẫn có ở trong máu, nên người bệnh vẫn có thể truyền bệnh, nhưng khả năng truyền bệnh rất thấp. Để tính thời gian người bệnh có khả năng truyền bệnh, cần tính thêm 3 tuần là thời gian dài nhất của đợt không sốt kế tiếp đợt sốt cuối cùng.

  1. Chẩn đoán bằng xét nghiệm:

Việc phát hiện bệnh sốt hồi quy hơi khó vì người ta ít nghĩ đến, nhất là ở những nơi mà bệnh không hay xảy ra. Chỉ nghĩ tới sốt hồi quy khi tìm thấy xoắn khuẩn trong máu trong đợt sốt bằng cách soi giọt đặc hoặc máu đàn trên phiến kính.

Đối với người mới khỏi, có thể làm phản ứng Brucin-Rieckenberg để tìm chất thrombocytobarin trong huyết thanh.

QUÁ TRÌNH TRUYỀN NHIỄM

  1. Nguồn truyền nhiễm:

Nguồn truyền nhiễm duy nhất là loài người, trong đó người bệnh là chủ yếu. Người mắc bệnh điển hình (đợt sốt đầu 5-6 ngày , kèm theo gan, lách to, vàng

da và rối loạn tiêu hoá ; đợt không sốt 2-10 ngày và các đợt sốt sau) và người mắc bệnh nhẹ đều có khả năng truyền bệnh trong các đợt sốt lẫn các đợt không sốt.

Không có tình trạng người khỏi mang xoắn khuẩn

  1. Đường truyền nhiễm:

Môi giới truyền nhiễm chủ yếu là rận (Pediculus vestimentis), ít khi là chấy Pediculus capitis) và rận lông bẹn (Phtirius pubis).

Khi rận dốt người bệnh, xoắn khuẩn theo máu vào ruột, qua thành ruột, đến sinh sản ở khoang bụng, không thấy xoắn khuẩn tồn tại trong bộ máy hút máu và trong ruột. Như vậy, cũng như ở bệnh sốt phát ban lưu hành, nốt đốt của rận không nguy hiểm. Nhưng cơ chế rận truyền bệnh sốt hồi quy khác bệnh sốt ban: người lành bị lây không phải bằng phân rận như trong bệnh sốt ban: mà ở đây, bị lây khi rận bị đè bẹp hoặc ít ra là khi rận rụng chân. Lúc đó, xoắn khuẩn được giải phóng ra khỏi cơ thể rận, sẽ theo tay bẩn để xâm nhập vào người qua vết sây sát ở da hoặc qua niêm mạc mắt và miệng. Như vậy, người bị lây sốt hồi quy khó hơn sốt ban ; nói khác đi, dịch sốt hồi quy chỉ xảy ra khi có nhiều rận.

  1. Tính cảm thụ và miễn dịch:

Tất cả mọi người đều tiếp thụ được bệnh sốt hồi quy. Thực tế không có miễn dịch hoàn toàn, bởi vì các kháng thể được hình thành trong mỗi đợt sốt, chỉ đặc hiệu đối với loạt xoắn khuẩn trong đợt đó. Tuy nhiên, ở những người đã mắc bệnh, cũng hình thành miễn dịch với một mức độ nào đó, vì có thể phát hiện kháng thể ở trong máu bằng phản ứng Brucin-Rieckenberg. Nhờ có kháng thể đó, cho nên nếu bị mắc bệnh lại, thì bệnh nhẹ và chỉ có một đợt sốt thứ hai.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

Sốt hồi quy lưu hành có thể gặp ở khắp nơi, nhưng thường thấy ở Đông Âu, Trung Đông, Á Đông, Bắc Phi. Những ổ sốt hồi quy lưu hành đồng thời cũng là những Ổ sốt ban lưu hành. Tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ chết là 5%

Những biến cố xã hội như chiến tranh, mất mùa làm phát sinh bệnh chấy rận, thường gây dịch sốt hồi quy và dịch sốt ban. ở các nước tư bản, sốt hồi quy lan truyền trong tầng lớp dân nghèo phải sống trong những điều kiện thiếu thốn.

Trước cách mạng tháng 8, ở nước ta đã xảy ra dịch sốt hồi quy và sốt ban. Hiện nay những bệnh này đã được thanh toán.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ CHỐNG DỊCH

Về nguyên tắc, giống như đối với bệnh sốt ban lưu hành

  1. Biện pháp chống dịch:

Sốt hồi quy lưu hành là một bệnh bắt buộc phải khai báo. Phải cách ly người ốm ở bệnh viện đến khi hết hẳn sốt, cộng thêm 20 ngày, vì đôi khi thời kỳ không sốt kéo dài đến 20 ngày.

Diệt xoắn khuẩn ở người bệnh bằng penixilin và asen (novacxenobenzol, sun- facsenol)

  • Không cần tẩy uế, vì xoắn khuẩn chụi đựng kém ở ngoại cảnh
  • Ớ ố dịch cần phải áp dụng triệt để những biện pháp diệt chấy rận

Những người tiếp xúc phải được theo dõi ít nhất 12 ngày là thời kỳ ủ bệnh dài nhất.

  1. Biện pháp phòng dịch:

Việc nâng cao mức sống của nhân dân, việc phát triển những nhà tắm và nhà giặt công cộng là những biện pháp cơ bản để phòng bệnh sốt hồi quy lưu hành.

Khác với bệnh sốt ban lưu hành, hiện nay chưa có vacxin phòng sốt hồi quy lưu hành.

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận