Phác đồ điều trị bệnh quai bị

Bệnh truyền nhiễm

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định

Lâm sàng

  • Viêm tuyến nước bọt mang tai :

Đây là thể thường gặp nhiều nhất trên lâm sàng

Bệnh cấp tính sốt 38-390C hoặc cao hơn kèm nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức xương khớp, ăn ngủ kém

Biểu hiện đầu tiên là đau, xuất hiện ở quanh ống tai ngoài, sau lan ra xung quanh gây khó nói, khó nuốt, khó há miệng .

  • Tuyến mang tai :

+ Sưng to, lan ra vùng trước tai, lan xuống dưới hàm và làm mất chũm dưới hàm, khuôn mặt bị biến dạng

+ Thường sưng cả hai tuyến mang tai, bên này sau bên kia vài giờ tới vài ngày .

+ Thăm khám thấy lỗ Sténon phù nề đỏ tấy nhưng không bao giờ có mủ chảy ra khi ấn

  • Viêm tinh hoàn

Có thể xuất hiện đơn độc không kèm viêm tuyến mang tai

Bệnh xuất hiện sau khi sưng tuyến mang tai 5-10 ngày.Thường bệnh nhân chỉ sưng một bên tinh hoàn nhưng cũng có thể sưng hai bên

  • Viêm màng não

Triệu chứng lâm sàng : sốt cao, nhức đầu, nôn, rối loạn ý thức, co giật cổ cứng, dấu Kernig ( + ).

Chọc dò não tuỷ biểu hiện như một viêm màng não nước trong tăng lympho bào.

Protein dịch não tuỷ tăng vừa ( 50 – 100mg%) , đường bình thường

  • Viêm não

Biểu hiện lâm sàng: cũng có bệnh cảnh giống như viêm màng não virus khác với sốt cao, nhức đầu, co giật, tăng trương cơ, rối loạn hành vi tác phong, cấm khẩu, có liệt khu trú

Xét nghiệm dịch não tuỷ trong, áp lực tăng nhưng thành phần không biến đổi

Các rối loạn ý thức và vận động trong tổn thương thần kinh do virus quai bị thường cuối cùng tự phục hồi, rất hiếm có di chứng vĩnh viễn

  • Viêm tuỵ cấp

Bệnh xảy ra vào tuần thứ 2 ( ngày thứ 4-10 ) khi viêm tuyến mang tai đã đỡ

Bệnh nhân sốt trở lại, đau thượng vị cấp ở điểm giữa đường nối từ mũi ức đến rố Nôn, đầy bụng, ỉa lỏng, chán ăn là những dấu hiệu hay gặp

Xét nghiệm amylase huyết thanh và trong nước tiểu tăng cao từ ngày thứ 3 của bệnh và trở về bình thường sau 15 ngày

Bệnh diễn biến lành tính, khỏi sau 1 – 2 tuần, hiếm để lại di chứng

  • Viêm buồng trứng: 7% sau dậy thì sốt và đau hạ vị (hiếm vô sinh)

Dịch tễ học

Mùa đông xuân tăng

Sống ở nơi đang có bệnh nhân quai bị, hay lớp học, công trường cơ quan có người bị quai bị

Xét nghiệm

Công thức máu: bạch cầu máu bình thường hay giảm nhẹ, bạch cầu lympho

Sinh hoá: amylase máu và nước tiểu tăng cao

Phân lập virus quai bị ở tuyến nước bọt và dịch não tuỷ

Làm phản ứng huyết thanh chẩn đoán: phản ứng kết hợp bổ thể hay phản ứng ứng chế ngưng kết hồng cầu. Phản ELISA, hay phương pháp miễn dịch huỳnh quang phát hiện kháng thể IgM, IgG đặc hiệu

Chẩn đoán phân biệt

Viêm tuyến nước bọt mang tai

  • Tắc ống dẫn tuyến do sỏi: chẩn đoán bằng chụp cản quang ống Sténon máu
  • Vi khuẩn

Có biểu hiện nhiễm trùng vùng tuyến mang tai sưng, nóng, đỏ, đau, khi ấn vào có mủ chảy qua ống Sténon

Xét nghiệm máu số lượng bạch cầu tăng và tăng tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính

Viêm hạch mang tai do lao: chọc hạch làm tế bào học, chụp phổi và xét nghiệm

Viêm tinh hoàn

+ Lao tinh hoàn và mào tinh hoàn

Thăm khám toàn thân, diễn biến ít biểu hiện cấp tính, sốt về chiều, kết hợp thêm chụp phổi và các xét nghiệm máu, đờm tìm trực khuẩn kháng acid,  PCR lao trong dịch màng tinh hoàn

+ Viêm tuyến tiền liệt và viêm mào tinh hoàn trong bệnh lậu

Xuất hiện sau khi quan hệ tình dục không an toàn, có đái máu, đái mủ

Xét nghiệm nước tiểu nuôi cấy có vi khuẩn lậu

Viêm màng não – não

+ Viêm màng não do vi khuẩn :

Biểu hiện cấp tính, tình trạng nhiễm trùng – nhiễm độc nặng, hội chứng màng não rõ

Chọc dò não tuỷ để chẩn đoán

+ Viêm màng não do lao: khởi phát từ từ thăm khám toàn diện, chụp phổi, chọc dịch não tuỷ phân tích chẩn đoán

Điều trị

Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chỉ điều trị theo cơ chế và triệu chứng

Viêm tuyến nước bọt

Bệnh nhân được cách li tối thiểu là 2 tuần. Hạn chế đi lại nhất là đối với thanh niên trong tuần đầu của bệnh.

Chườm nóng vùng hàm, có thể dùng giảm đau (aspirin, paracetamol). Thường xuyên súc miệng nước muối 0.9% hoặc acid borid 5% sau khi ăn. Ăn nhẹ và lỏng những ngày đầu .

Hạ sốt khi nhiệt độ ≥390C bằng paracetamol 10mg/kg/ lần, ngày không quá 3 lần

Viêm tinh hoàn

Phải nằm     nghỉ     tại     giường      cho     đến     khi     tinh     hoàn     hết     sưng.

Mặc quần lót bó để treo tinh hoàn, chờm ấm

Dùng thuốc giảm đau như paracetamol 10mg/kg/mỗi 8 giờ

Dùng corticoid (prednisolon, dexamethason) 25 – 30mg/ ngày

Thuốc corticoid sử dụng từ 5 – 7 ngày thì dừng, chỉ có tác dụng chống viêm và giảm đau chứ không hạn chế được khả năng teo tinh hoàn.

Viêm não – màng não

+ Nếu bệnh nhân có biểu hiện tăng áp lực nội sọ nhiều (nhức đầu, nôn vọt) có thể chọc dò tuỷ sống lấy dịch não tuỷ là giảm bớp áp lực, nhưng mỗi lần lấy không quá 15ml

Dung dịch glucose 30% hoặc các dịch ưu trương khác với liều 250ml/ngày

Manitol 20% 300ml/ngày

+ Sử dụng corticoid tĩnh mạch (prednisolon, dexamethason) 25 – 30mg/ngày

Trơ tim mạch, thăng bằng nước điện giải

Chú ý đến chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc hộ lí cho bệnh nhân

Sử dụng kháng sinh thích hợp khi có bội nhiễm

Viêm tụy

Chườm nóng vùng thượng vị, ăn nhẹ và lỏng, dùng thuốc giảm đau nếu cần, chú ý loại trừ các bệnh cảnh phải can thiệp ngoại khoa .

Phòng bệnh:

+ Không tiếp xúc với người bệnh quai bị trong 14-21 ngày.

Tạo miễn dịch chủ động băng tiêm Vaccin:

+ Đơn giá.

+ Đa giá: ba trong một ( quai bị, sởi, rubella)

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận