Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải – AIDS là gì

Bệnh truyền nhiễm

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là do tác động của virus gây suy giảm miễn dịch (viết tắt là HIV = Human Immunodeficence Virus) làm cho cơ thể mất sức đề kháng với các vi sinh vật gây bệnh và những vi sinh vật mà bình thường không gây bệnh nay trở thành gây bệnh tạo ra nhiễm trùng cơ hội, cũng như làm cho ung thư dễ phát triển và có những thương tổn do chính HIV gây ra.

CĂN NGUYÊN

Virus gây suy giảm miễn dịch người (HIV) typ 1 được phân lập đầu tiên vào năm 1983 và HIV typ 2 được phân lập đầu tiên vào năm 1985.

HIV thuộc họ Letivirus và mang tất cả các đặc điểm cấu trúc của nhóm này. Dưới kính hiển vi điện tử nó là một phần tử có đường kính 110 nm, có vỏ bọc với một nhân chứa ARN và các protein bên trong.

Virus HIV vào cơ thể sẽ xâm nhập vào tế bào lympho T, đại thực bào đơn nhân và một số tế bào khác sau đó phát triển trong các tế bào này. Tuỳ thuộc từng loại tế bào mà các tế bào bị nhiễm HIV có thể bị tiêu huỷ hoặc có tổn thương ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Sức đề kháng của virus HIV: là virus dễ chết, bị bất hoạt nhanh bởi các tác nhân lý hoá chẳng hạn như nước Javen/chết trong 1 phút; cồn 70°c/ chết trong 1 phút; formaỊdehyt 0,1%/30 phút – 1 giờ; 56°c trong 30 phút; 100 °c trong 1 phút. Tia cực tím không diệt được virus.

hình ảnh virus hiv
Hình ảnh virus hiv

CÁC ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN

Cho đến nay người ta đã khẳng định HIV có trong:

  1. Tinh dịch, chất nhờn âm đạo.
  2. Máu và các sản phẩm của máu.
  3. Nước bọt, nước mắt, nước não tuỷ, nước tiểu.
  4. Sữa mẹ.

Nhưng chỉ có 3 đường lây:

Lây truyền qua đường tình dục

Nguy cơ cao ở các nhóm tình dục đồng giới nam, người có bệnh truyền virus qua đường sinh dục khác (STD). Khả năng truyền từ nữ sang nam cũng khác. Tính chung trên thế giới thì: Tình dục khác giới 71%, tình dục đồng giới 15%.

Lây truyền qua máu

Truyền máu không kiểm soát HIV và các chế phẩm của máu tính chung trên thế giới chiếm 5-10%.

Lây qua tiêm chích ma tuý trong cộng đồng người nghiện ma tuý rất cao, và nó liên quan với số lần tiêm chích trong 1 tháng, sử dụng dụng cụ tiêm chích cho nhiều người, dùng lại và dùng chung kim tiêm và tiền sử chích trước đó.

Lây truyền từ mẹ sang con

HIV có thể lây truyền qua nhau thai trong thời kỳ bào thai, chuyển dạ đẻ và sau khi sinh qua sữa mẹ.

Không có bằng chứng về lây truyền qua nước mắt, nước bọt, tiếp xúc bình thường, côn trùng đốt.

LÂM SÀNG

HIV là một trong năm Retrovirus gây bệnh ở người. Virus HIV thuộc nhóm Leutivirus gồm những virus gây bệnh kinh diễn từ từ với giai đoạn tiềm tàng không triệu chứng kéo dài. AIDS là giai đoạn cuối cùng của một quá trình xói mòn hệ thống miễn dịch kéo dài do HIV gây ra. Đại đa số những người nhiễm HIV hiện nay chưa có AIDS. Tỷ lệ phát triển tối AIDS ở những người nhiễm HIV dao động từ 4-10% là 1 năm.. Một số đông sẽ có các triệu chứng lâm sàng trong vòng 10 đến 15 năm sau khi có phản ứng huyết thanh dương tính.

Giai đoạn nhiễm HIV

Nhiễm HIV ban đầu thường không có triệu chứng. Trong vòng vài ngày đến vài tuần khi virus nhân lên thì có thể có những triệu chứng của nhiễm HIV cấp, các triệu chứng này không đặc hiệu gồm: sốt, đau bụng, phát ban, buồn ngủ, ho, đau cơ, vã mồ hôi, rối loạn tiêu hoá, dễ nhầm với cảm cúm hoặc nhầm với bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.

Về xét nghiệm:

Kháng nguyên P24 có trong máu giai đoạn sớm.

Phát hiện được kháng thể HIV sau vài tuần.

Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng

Người nhiễm HIV (+) có một giai đoạn không có triệu chứng lâm sàng kéo dài từ 2 đến 8 năm hoặc lâu hơn.

Giai đoạn có biểu hiện lâm sàng

Giai đoạn lâm sàng: Bệnh hạch dai dẳng toàn thân:

Hạch biểu hiện ngoài 2 bên bẹn còn có ở 2 vị trí khác nữa, đường kính hạch trên lcm.

Dấu hiệu kèm theo là sốt, sút cân, ra mồ hôi đêm, bệnh nhân vẫn hoạt động bình thường.

Giai đoạn lâm sàng 2: Thời kỳ đầu (nhẹ).

Sút cân dưới 10% trọng lượng cơ thể.

Các biểu hiện nhẹ ngoài da và niêm mạc (viêm da tuyến bã, ngứa, nấm vùng, chốc mép, loét miệng tái diễn).

Zona trong vòng 5 năm cuối.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên tái diễn (như viêm xoang).

Giai đoạn lâm sàng 3: Thời kỳ trung gian (vừa phải).

Sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể.

ỉa chảy kéo dài không rõ nguyên nhân trên 1 tháng.

Nhiễm Candida ở miệng (tưa)

Bạch sản dạng lông ở miệng.

Lao phổi trong năm cuối.

Các nhiễm khuẩn nặng (như viêm phổi, viêm cơ mủ. Thường ở giai đoạn này bệnh nhân nằm 50% thời gian trong ngày ở những tháng cuối).

Giai đoạn lâm sàng 4: Thời kỳ muộn (nặng, thực chất là ngang với AIDS).

Hội chứng gầy mòn HIV: Sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể cộng với hoặc ỉa chảy không rõ nguyên căn kéo dài trên 1 tháng hoặc mệt mỏi kéo dài và sốt kéo dài không rõ căn nguyên.

Viêm phổi do Pneumocystic carinii.

Bệnh do Toxoplasma ở não.

Bệnh do Cytomegalovirus ở ngoài gan, lách hoặc các hạch lympho.

Nhiễm herpes simplex virus ở da, niêm mạc trên 1 tháng hoặc ở nội tạng.

Bệnh lý não trắng đa ổ tiến triển.

Nhiễm Candida thực quản, khí quản, phế quản hoặc phổi.

Nhiễm Mycobacteria không điển hình toàn thân.

Nhiễm trùng huyết do salmonella không phải thương hàn.

Lao ngoài phổi.

Các u lympho.

Sarcoma Kaposi.

Bệnh lý não do HIV: Rối loạn chức năng nhận biết hoặc rối loạn chức năng vận động (làm ảnh hưởng tối hoạt động hàng ngày, tiến triển hàng tuần tới hàng tháng mà khống có một bệnh tật hoặc trạng thái nào ngoài HIV đang diễn ra có thể giải thích được).

CÁC XÉT NGHIỆM

  • Tìm kháng thể với HIV bằng các xét nghiệm

ELISA (thăm dò miễn dịch men).

Ngưng kết Latex.

Kháng thể miễn dịch huỳnh quang gián tiếp.

Thăm dò miễn dịch hạt nhân.

  • Các xét nghiệm huyết thanh học tìm kháng nguyên P24.
  • Nuôi cấy HIV.
  • Phản ứng chuỗi polymerase khuyếch đại gen (PCR).

Hiện chưa sử dụng rộng rãi trên lâm sàng.

Ngoài các xét nghiệm trên, tuỳ tình trạng lâm sàng của từng bệnh nhân mà có thêm các xét nghiệm bổ sung khẳng định các bệnh chỉ điểm hoặc nhiễm trùng cơ hội; ví dụ tìm P. Carinii trong dòm, Cryptococcus neoformance trong dịch não tuỷ…

  • Xét nghiệm về miễn dịch

Đếm tế bào CD4: Bình thường là 450- 1280 TB/mm3.

CD8: Bình thường là 258-800 TB/ mm3.

Tỷ lệ CD4/CD8: Bình thường là 1,4- 2,2.

ĐIỀU TRỊ

  • Điều trị trực tiếp trên HIV

Zidomdin: 200 mg X 6 lần/ ngày.

Hoặc Didanoime 0,5 mg/kg/ngày.

  • Điều trị phục hồi miễn dịch

Dùng các cytokin .

Dùng chất kích thích sinh trưởng bạch cầu hạt và đại thực bào (GM-CSF).

  • Điều trị nhiễm trùng cơ hội

Viêm phổi do p. Carinii: Bactrim hoặc Pentamidin.

Nấm Candida ở miệng: Nystatin.

Nấm Cryptococcus : Amphotericin B +Flucytocin.

Cytomegalovirus: Dùng Ganciclovir hoặc Foxanet…

  • Điều trị sớm bằng thuốc ức chế HIV phát triển

Ở người có huyết thanh chẩn đoán HIV dương tính, tuy không có triệu chứng mà CD4<200/mm3, dùng Zidrudin 600mg/ ngày.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

  • Phòng chống lây qua đường tình dục là ưu tiên số 1 vì nó là nguyên nhân chính lây lan HIV trên thế giới.

Giáo dục tình dục lành mạnh, tình yêu thuỷ chung.

Giáo dục tình dục an toàn, vận động dùng bao cao su.

Không chế nạn mại dâm, xử lý nghiêm khắc chủ chứa.

Có chương trình điều trị và dự phòng bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục kết hợp với chương trình lây lan HIV.

  • Phòng chống lây lan qua đường máu

Qua máu:

Kiểm tra HIV tất cả các mẫu máu truyền.

Hiến máu tự nguyện.

Phát hiện HIV ở các mẫu máu bằng kỹ thuật tin cậy nhất.

Qua sản phẩm của máu:

Các sản phẩm của máu phải kiểm tra HIV chặt chẽ.

Các tổ chức bán các sản phẩm của máu phải có giấy xác nhận sản phẩm đã được kiểm tra HIV.

  • Phòng lây lan qua tiêm chích và các dụng cụ y tế dùng trọng chữa bệnh phải xuyên qua da

Ngăn chặn buôn bán ma tuý, ngăn chặn các ổ tiêm chích và đặc biệt quan tâm tới những người dùng bơm, kim tiêm chung trong tiêm chích ma tuý.

Cai nghiện và tạo việc làm cho người nghiện ma tuý.

Tuân thủ nguyên tắc tiệt trùng thực hành y học.

Tiến tới chỉ dùng bơm, kim tiêm 1 lần.

Giáo dục và quy định nguyên tắc tiệt trùng các dụng cụ chuyên gia như xăm mình, bấm lỗ tai.

  • Phòng chống lây lan qua việc cho tinh dịch và ghép cơ quan.
  • Ngăn chặn lây nhiễm chu sinh từ mẹ sang con.
  • Làm giảm táq động tiêu cực của nhiễm HIV trên cá nhân và cộng đồng.

Cần có tổ chức động viên người nhiễm HIV biết giữ gìn sức khoẻ, đừng làm lây lan sang người khác và hỗ trợ vào cộng đồng. Đây là vấn đề lớn vì số người nhiễm HIV trong xã hội ngày càng tăng.

  • Phòng nhiễm HIV trong nhân viên y tế .

Rửa tay xà phòng trước khi và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, nếu da bị tổn thương hoặc viêm da xuất tiết thì không trực tiếp săn sóc bệnh nhân.

Đeo găng tay khi tiếp xúc với bệnh phẩm máu hoặc dịch của cơ thể.

Kim tiêm, dao mổ nhỏ và những thiết bị sắc nhọn khác phải được cầm cẩn thận để tránh làm bị thương.

Mặc quần áo, tạp dề bảo vệ khi làm các phẫu thuật, thủ thuật và phải thay đổi sau mỗi lần dùng.

Dùng kính bảo vệ mặt, khẩu trang.

Tránh hồi sức miệng miệng mà thay bằng các phương tiện hồi sức khác.

Tất cả tử thi phải được coi như có khả năng lây nhiễm ố tất cả bề mặt và thiết bị lây nhiễm trong quá trình mổ xác.

CHĂM SÓC NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS

Chủ yếu là công tác tư vấn đối với người nhiễm HIV/AIDS, cán bộ y tế. phải biết mình ở vị trí săn sóc nên phải tôn trọng phẩm cách cá nhân và có thái độ đúng mức giữa nhân viền y tế và người bệnh.

Y tế phải hiểu là có nhiều người tham gia săn sóc và hỗ trợ bệnh nhân (như gia đình, bạn bè, tổ chức tôn giáo, câu lạc bộ…) để giúp bệnh nhân duy trì cuộc sống của họ trong cộng đồng.

CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP CỦA ĐIỀU DƯỠNG

  • ỉa chảy: Do Sarcoma Kaposi, cyptosporidium, Cytome galovirus, do thuốc.

Bệnh ngoài da quanh hậu môn: Sau mỗi lần đi ngoài rửa hậu môn bằng nước ấm, xà phòng, bôi thuốc.

Khuyến khích ăn lỏng, bồi phụ nước và điện giải.

Cứ 2 giờ cho ăn 1 lượng thức ăn ít chất thô.

Sử dụng thuốc chống ỉa chảy theo đơn.

  • Buồn nôn và nôn: Có thể do các nguyên nhân trên và thêm p. carinii.

Nếu nôn thì không được ăn gì trong 2 giờ đầu, sau đó ăn lỏng.

Vệ sinh răng miệng, tránh nhiễm trùng.

Sử dụng thuốc chống nôn theo đơn trước bữa ăn 30 phút.

Nếu nôn kéo dài gây rối loạn toan-kiềm thì bù dịch bằng Oresol.

  • Sốt: Do nhiễm trùng

Kẹp nhiệt độ 4 giờ 1 lần.

Dùng thuốc hạ sốt theo đơn.

Khuyến khích uống các chất dịch nếu hấp thu được.

Tắm cho bệnh nhân bằng nước ấm, chườm lạnh bằng túi nước đá.

  • Khó thở: Do viêm phổi bởi carinii, Sarcoma Kaposi, Lao.+ Đánh giá tình trạng hô hấp cứ 2 giờ 1 lần: ho, tím tái, nhịp thở.+ Giúp cải thiện hô hấp: nằm đầu cao, thở oxy nếu cần.
  • Rối loạn tri thức do

Trầm cảm.

Nhiễm HIV.

Các nhiễm trùng khác.

Thuốc.

Đánh giá tình trạng tinh thần cơ bản.
Tránh làm cho bệnh nhân phật ý vì có thể làm cho họ lo lắng.
Sử dụng các biện pháp để phục hồi trí nhớ như: sử dụng các vật dụng gia đình, lịch…

  • Mệt mỏi do

Nhiễm HIV.

Thay đổi tình trạng dinh dưỡng.

Khuyến khích nghỉ ngơi đều đặn xen kẽ với hoạt động.

Giúp đỡ bệnh nhân vệ sinh, vận động, ăn uống và trợ giúp tinh thần.

  • Các tổn thương ngoài da

Do Zona.

Thay đổi tư thế 2 giờ/ 1 lần.

Sarcoma Kaposi. Do nấm.

Rửa và lau khô da hàng ngày. Để hở thương tổn.

Vệ sinh răng miệng 3 lần/ ngày.

 

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận