Cơ chế lây truyền bệnh sốt xuất huyết

Bệnh truyền nhiễm

Virut lưu hành giữa bệnh nhân với người lành qua muỗi đốt: điều này đã rõ đối với cả virut dengue và virut Chikugunya.

Vấn đề virut lưu hành giữa động vật có vú (khỉ) với người qua muỗi đã được xác định với virut Chikugunya, nhưng với virut dengue thì đang nghi ngờ vai trò A.albopictus.

Từ nhiều năm, giả thuyết dengue là một bệnh từ xúc vật (khỉ) truyền sang người đang được nghiên cứu. Năm 1950, Smith ở Malaixia và Hammon ở Philipin thấy có kháng thể virut dengue ở máu những khỉ hoang dại, nhưng đa số súc vật này thu thập từ vùng thành thị hoặc ven đô. Theo Albert Rudniclk (1983), trong 585 khỉ hoang dại thu thập từ các vùng rừng núi: 68% có kháng thể Flavivirut với hiệu giá> 1:20,8% có kháng thể dengue đơn thuần, và 1% có kháng thể Zika, phản ứng trung hoà chỉ ra đa số trường hợp nhiễm Flavivirut chính là dengue. Nghiên cứu 2.000 huyết thanh người (trong đó có 600 người thổ dân ở miền rừng núi) thấy kháng thể Plavivirut có nhiều ở dân miền rừng núi và nông thôn so với dân thị trấn. Nghiên cứu 8.000 huyết thanh súc vật có xương sống chỉ thấy kháng thể dengue ở khỉ. Những nhận xét trên cho phép tác giả sơ bộ kết luận: tất cả các loại khỉ Monkey ở rừng núi đều có kháng thể dengue và hình như trong các súc vật xương sống, khỉ có tham gia vào vòng lưu hành dengue. Dù sao việc xác định chu kỳ lưu hành dengue ở rừng núi giữa khỉ với khỉ và giữa khỉ với người đang được tiếp tục nghiên cứu.

Điều kiện lưu hành của virut ở địa phương: virut dengue lưu hành trong ổ dịch khi có đủ ba điều kiện: có sẵn muỗi truyền bệnh, có nguồn bệnh, có người cảm thụ với bệnh, bị muỗi đốt.

Ở vùng có nhiệt độ nóng cả năm, thích hợp với muỗi Aedes và virut dengue phát triển suốt năm, thì sốt xuất huyết dengue tại những vùng này có điều kiện lưu hành quanh năm: thí dụ như các tỉnh thuộc Khu 7, Khu 9, và ven biển Khu 5. Ngược lại ở những vùng có mùa đông rõ rệt, khi nhiệt độ xuống dưới 18oC không thích hợp cho bọ gậy Aedes và virut dengue phát triển, thì sự lây truyền bệnh bị gián đoạn về mùa đông: thí dụ như các tỉnh biên giới phía Bắc.

Riêng ở đồng bằng sông Hồng, trong mùa rét, có nhiều vùng sự lây truyền cũng bị gián đoạn, nhưng do tính chất phân bố địa lý của dengue theo kiểu ổ dịch nhỏ, cho nên ngay tại các tỉnh thuộc châu thổ sông Hồng về mùa rét vẫn còn tồn tại những ổ, những điểm có đủ điều kiện (nhiệt độ, muỗi…) để bệnh dengue tiếp tục lưu hành trong mùa lạnh. Do đó ngay tại một số vùng miền Bắc, mặc dù có những ngày nhiệt độ xuống dưới 16oC nhưng hàng năm vẫn bị dịch đe dọa từ nội địa (từ những ổ dịch nhỏ lưu hành quanh năm), chưa nói đến sự lan truyền do giao lưu thường xuyên với các tỉnh phía Nam.

Điều kiện phát sinh dịch trong một vùng lưu hành bao gồm:

  • Khi mật độ muỗi Aedes aegypti tăng cao.-như sau mùa lũ lụt, trong điều kiện ăn ở chật chội, vệ sinh hoàn cảnh thấp kém, trong và sau chiến tranh, vv… Mật độ muỗi được đánh giá bằng những chỉ số sau: chỉ số muỗi/nhà, chỉ số nhà có muỗi, chỉ số ổ nước có bọ gậy, số ổ nước có bọ gậy trong 100 nhà (chỉ số Breteau). Những chỉ số trên có giá trị tiên đoán dịch. Theo hướng dẫn kỹ thuật phòng chống Sốt xuất huyết của TCYTTQ (1980) chỉ cần chỉ số muỗi/nhà > 1, chỉ số nhà có muỗi trên 50% (nhà kế cận) là có thể phát dịch. Chỉ số dụng cụ có bọ gậy A. aegypti trên 40% và chỉ số Breteau trên 200 cũng là những con số báo động.

Trong thực tế một số vụ dịch Sốt xuất huyết ở Việt Nam, chỉ số muỗi/nhà ở nhiều điểm rất cao đạt 4,2-7,3 và 13 (vụ dịch Sốt xuất huyết 1969 và 1975 tại miền Bắc), chỉ số nhà có muỗi cũng rất cao 82% và 85% (vụ dịch Sốt xuất huyết 1969 ở miền Bắc và vụ dịch Sốt xuất huyết 1975 ở miền Nam), chỉ số ô nước có bọ gậy tới 40%-52% (dịch Sốt xuất huyết 1975), và có điểm ổ nước có bọ gậy trong 100 nhà vượt con số 200.

  • Khi địa phương có số người bị bệnh tăng cũng là một điều kiện thuận lợi để dịch Sốt xuất huyết phát sinh: Lứa tuổi bị bệnh của tập thể đơn vị hoặc trong dân địa phương mới tiếp xúc với một typ virut dengue là một yếu tố thuận lợi; có nhiều người từ một địa phương lưu hành bệnh dengue mức độ nhẹ mới tiếp xúc với 1-2 typ Virus dengue nay đột nhập vào một vùng lưu hành Sốt xuất huyết nặng có mặt đầy đủ 4 typ virut dengue cũng là một yếu tố thuận lợi.
  • Khi có một typ virut dengue đột nhập vào một địa phương nhưng khác với những typ đang lưu hành tại địa phương, đó cũng là một yếu tố thuận lợi để phát sinh dịch.
  • Khi có biến động lớn về xã hội và sinh thái, nhà cửa, hệ thống cấp và thoát nước bị phá huỷ trong chiến tranh, buộc phải ở chật chội, tối, ẩm thấp, chứa nước trong những thùng, những phuy, đàn gia súc bị huỷ diệt vì dịch bệnh buộc mỗi Aedes tập trung vào đốt người vv…

Cơ chế lan truyền dịch Sốt xuất huyết:

Virus dengue lan truyền từ nhà nọ sang nhà kia, tỉnh này sang tỉnh khác, chủ yếu do sự giao lưu của người bệnh nhiễm virut, thứ yếu do muỗi nhiễm virut di chuyển theo ôtô, xe lửa, thuyền bè, mảng.

Máy bay, tàu thủy là những phương tiện nhập cảng bệnh từ nước này sang nước khá khi vận chuyển người bệnh nhiễm virut (nhất là trong thời kỳ ủ bệnh); tuy nhiên đây không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự nhập cảng dịch dengue vào một nước; dịch dengue chỉ có thể đột nhập và phát triển vào một nước, khi tại nước này có sẵn những điều kiện tiềm năng như sẵn có muỗi Aedes nhất là A.aegypti.. sẵn có khí hậu thuận lợi cho muỗi Aedes và virut dengue phát triển (nhiệt độ > 16°c, khoảng 22o-26°C).

Xem tiếp:

  1. Chẩn đoán, điều trị sốt dengue và sốt xuất huyết dengue
  2. Sốt xuất huyết thể không điển hình và điển hình
  3. Phân loại thể bệnh sốt xuất huyết
  4. Sốt xuất huyết thể sốc ( Dengue độ 3 và 4 )
  5. Sốt xuất huyết thể xuất huyết phủ tạng (độ 2b)
  6. Sốt xuất huyết thể não
  7. Sốt xuất huyết thể suy gan cấp
  8. Sốt xuất huyết có đái ra huyết cầu tố (hct)
  9. Những biến chứng của Sốt xuất huyết xuất
  10. Tiên lượng bệnh sốt xuất huyết
  11. Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết
  12. Nguyên tắc điều trị sốt xuất huyết
  13. Điều trị sốt xuất huyết độ 1 -2 (không có sốc)
  14. Điều trị sốt xuất huyết độ 1-2 bằng thuốc nam y học cổ truyền
  15. Triệu chứng hô hấp trong bệnh sốt xuất huyết
  16. Những biến đổi thể dịch của bệnh sốt xuất huyết
  17. Biện pháp phòng dịch sốt xuất huyết
  18. Đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết dengue
  19. Cơ chế lây truyền bệnh sốt xuất huyết
  20. Triệu chứng dengue xuất huyết thể điển hình (độ II)
  21. Triệu chứng thần kinh trong sốt xuất huyết
  22. Hội chứng tim mạch trong sốt xuất huyết
  23. Triệu chứng tiêu hoá trong sốt xuất huyết

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận