Biện pháp phòng dịch sốt xuất huyết

Bệnh truyền nhiễm

Để phòng ngừa dịch Sốt xuất huyết cần huy động mọi Lực lượng (Nhà nước và nhân dân, y tế và các ngành liên quan), mọi biện pháp (thô sơ và hiện đại, v.v…), tác động đồng thời và thường xuyên vào các khâu mắt xích của quá trình sinh dịch.

Thường xuyên có biện pháp hạn chế và thanh trừ bọ gậy nơi muỗi đẻ và đậu trú ẩn.

Đây là biện pháp làm giảm nguồn sinh sản của muỗi, có tác dụng lâu dài, và có ý nghĩa chủ động không để phát triển nhiều muỗi trưởng thành mới tổ chức diệt. Thanh trừ bọ gậy là biện pháp diệt A. aegypti cơ bản, cần tiến hành thường xuyên. Đáng lưu ý là bọ gậy A.aegypti chỉ sống ở môi trường nước trong sạch gần nhà.

  • Những bể, chum, vại, thùng phuy… chứa nước: cần phải có nắp đậy, định kỳ thay nước, tháo nước; hàng ngày nên khoắng nước mạnh trong 5-10 phút; trường hợp không có điều kiện thay nước hoặc tháo nước, có thể sang nước từ dụng cụ trữ nước này sang dụng cụ khác, sang nước qua vải lọc càng tốt; ở nông thôn, những bể chứa nước mưa ngoài trời vẫn phải có nắp đồng thời có hệ thống ống máng hứng nước muối; các giếng nước cũng phải có nắp.
  • Những lọ hoa, chậu cảnh, bể cây cảnh – núi non bộ… thường xuyên được tháo nước và thay nước.
  • Cần huỷ bỏ mọi ổ muỗi đẻ quanh nhà, và muốn thế cần thanh toán mọi ổ nước không cần thiết: những thùng phuy, sô, chậu chưa dùng tới cần lật sấp; những vỏ đồ hộp, mảnh bát, chai lọ, lốp xe hỏng cần được thanh lý.
  • Những hốc cây cần được lấp bằng si măng-cát, những loại cây có khả năng chứa nước ở trên ngọn cây, tầu lá, cuộng lá V.. cần được thanh toán những ổ nước này sau mỗi cơn mưa; loại biện pháp này càng có chỉ định khi có mặt cả những loại muỗi truyền bệnh không phải là A. aegypti.
  • Thường xuyên cọ rửa miệng các bể, chum, vại, phuy, chậu, bồn tắm để loại bỏ trứng muỗi.
  • Có kế hoạch cải thiện vệ sinh hoàn cảnh và trật tự vệ sinh trong nhà; quanh nhà cần phát quang, các “hầm hố”, vũng nước cần được lấp, san bằng, cống rãnh cần được thông thoát; trong nhà phải hạn chế treo nhiều quần áo nhất là những quần áo sẫm màu ở những góc tối ít gió; các gầm giường gầm phản, tủ phải thật thoáng, ít xếp đồ, quét dọn luôn, luôn mở rộng cửa cho sáng và thoáng.

Về lâu dài và cơ bản:

Cần kiện toàn hệ thống cấp nước, dẫn nước máy vào từng gia đình, đảm bảo cho các gia đình dùng đặc điểm của ổ bọ gậy, nhiệm vụ từng gia đình (tự tìm Ổ bọ gậy trong nhà, thanh lý những dụng cụ chứa nước không dùng).

Tốt nhất là dùng học sinh tình nguyện, vì họ năng động hơn những người có tuổi trong gia đình.

  • Bảo vệ và tăng sức đề kháng đối với người lành.

Trong vụ dịch Sốt xuất huyết, những người còn khỏe (chưa mắc bệnh) cần được bảo vệ theo mấy hướng: chống đốt, tăng sức để kháng không đặc hiệu, tiêm chủng gây miễn dịch chủ động cũng là một hướng đang được nghiên cứu.

  • Chống đốt: muỗi truyền sốt xuất huyết có đặc điểm )à sống trong nhà, ưa đốt người, đốt cả ban ngày, virut phát triển tốtnhất trong cơ thể muỗi ở nhiệt độ ngoài trời 22oC, Do đó mọi người cần tích cực ngủ màn, người ở trong ổ dịch và nhất là sống gần ổ bệnh phải nằm màn cả ban ngày. Trong sinh hoạt lao động tại nơi nhiều muỗi và đang có bệnh nhân cần mặc quần áo ống dài. Nhà ở phải mở rộng cửa cho thoáng, hạn chế xếp đồ ở các gầm giường tủ, hạn chế treo nhiều quần áo. Dùng hương xua muỗi, thuốc xoa xua muỗi, thanh tiết chậm xua diệt muỗi mỗi khi làm việc ban ngày ở nơi có nhiều muỗi (DETA, DEP, Per metrin, dầu sả…). Khi trong nhà có bệnh nhân Sốt xuất huyết: phải bắt nẳm màn cả ban ngày ít nhất tới ngày thứ 4 của bệnh.
  • Ý nghĩa của biện pháp

Dù diệt muỗi làm tốt, hạ thấp được chỉ số muỗi và bọ gậy, nhưng nếu nguồn bệnh (mang virut) còn cao thì dịch vẫn còn điều kiện lan truyền, vẫn lan được rộng và xa. Vì thế phải giải quyết đồng thời bệnh nhân Sốt xuất huyết. Trong vụ dịch Sốt xuất huyết, nguồn bệnh mang vi rút có nhiều loại: bệnh nhân sốc dengue, bệnh nhân Sốt xuất huyết độ 1-2, bệnh nhân dengue cổ điển và rất nhiều trường hợp mang virut ẩn. Ước lượng cứ mỗi trường hợp sốc dengue điều trị tại bệnh viện có đến 150 đến 200 trường hợp nhiễm virut thể nhẹ hoặc thể ẩn không vào điều trị.

Để loại trừ tối đa mọi nguồn bệnh, cần có kế hoạch phát hiện, xử trí và quản lý mọi bệnh nhân từ nặng đến nhẹ và rất nhẹ, chưa nói đến những trường hợp

  • Người trong căn nhà tạm lánh để tránh hít phải thuốc, trừ người ở lại để hướng dẫn thì phải có trang bị bảo vệ.
  • Phun thuốc xong:

Mở các cửa cho thoáng gió.

Dụng cụ ăn uống nhà bếp nghi bị tiếp xúc thuốc nên rửa xà phòng.

Sau khoảng 3 giờ có thể trở vào nhà.

Xem tiếp:

  1. Chẩn đoán, điều trị sốt dengue và sốt xuất huyết dengue
  2. Sốt xuất huyết thể không điển hình và điển hình
  3. Phân loại thể bệnh sốt xuất huyết
  4. Sốt xuất huyết thể sốc ( Dengue độ 3 và 4 )
  5. Sốt xuất huyết thể xuất huyết phủ tạng (độ 2b)
  6. Sốt xuất huyết thể não
  7. Sốt xuất huyết thể suy gan cấp
  8. Sốt xuất huyết có đái ra huyết cầu tố (hct)
  9. Những biến chứng của Sốt xuất huyết xuất
  10. Tiên lượng bệnh sốt xuất huyết
  11. Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết
  12. Nguyên tắc điều trị sốt xuất huyết
  13. Điều trị sốt xuất huyết độ 1 -2 (không có sốc)
  14. Điều trị sốt xuất huyết độ 1-2 bằng thuốc nam y học cổ truyền
  15. Triệu chứng hô hấp trong bệnh sốt xuất huyết
  16. Những biến đổi thể dịch của bệnh sốt xuất huyết
  17. Biện pháp phòng dịch sốt xuất huyết
  18. Đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết dengue
  19. Cơ chế lây truyền bệnh sốt xuất huyết
  20. Triệu chứng dengue xuất huyết thể điển hình (độ II)
  21. Triệu chứng thần kinh trong sốt xuất huyết
  22. Hội chứng tim mạch trong sốt xuất huyết
  23. Triệu chứng tiêu hoá trong sốt xuất huyết

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận