Bệnh sốt làn sóng do Brucella – nhiễm khuẩn đường ruột

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh sốt làn sóng (brucellosis) do brucella gây ra là một bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, truyền từ súc vật sang người.

Tác nhân gây bệnh và chẩn đoán bằng xét nghiệm

  1. Tác nhân gây bệnh sốt làn sóng là ba loại vi khuẩn gần nhau: Brucella melitensis, Br.abortus bovis và Br.suis. Đó là những cầu trực khuẩn nhỏ 0,4 micromet X 1,5 micromet, được phát hiện lần đầu tiên bởi Bruce trong các tiêu bản lách của người chết. Do đó những vi khuẩn này được đặt là Brucella và bệnh được gọi là brucellose.

Vi khuẩn Brucella sống trên các môi trường dinh dưỡng đặc biệt, ở những môi trường nuôi cấy, hơi khó tách chúng ra. Cả ba loại đều gây miễn dịch chéo, đều có tính chất sinh vật học giống nhau và chỉ khác nhau một vài tính chất sinh vật hoá học và nuôi cấy (như sinh H2S hay không, bị ức chế bởi thionin và violet-methyl hay không, cần CO2 và lòng trứng hay không). Tính gây bệnh cho người và súc vật cũng khác nhau, nghĩa là mỗi loại có giá trị dịch tễ học và giá trị lâm sàng riêng biệt.

Br.melitensis không sinh H2S, không bị ảnh hưởng bởi thionin 1/30.000 và violet-methyl 1/10.000 và gây bệnh nặng ở người.

Br.abortus bovis không sinh H2S bị ảnh hưởng bởi thionin 1/30.000, chỉ có thể phân lập trong hoàn cảnh có co2.

Huyết thanh người ốm chứa ngưng kết tố có thể phát hiện với bâ”t kỳ loại brucella nào, Br.abortus bovis ít độc nhưng Br.melitensis rất độc và có thể gây nhiễm khuẩn cho xét nghiệm viên. Khi bị nhiễm khuẩn còn có hiện tượng dị ứng có thể phát hiện bằng cách tiêm trong da kháng nguyên của Br. abortus bovis (abortin) hoặc Br.melitensis (mélitin).

Br.melitensis gây bệnh ở dê, Br.abortus bovis ở trâu bò, Br.suis ở lợn. Gần đây đã phân lập được Brucella từ hươu. Tác nhân gây bệnh ở hươu có phải là một loại brucella riêng biệt hay chỉ là một biến dạng thôi ?

– Brucella sống được lâu ở ngoài cơ thể. Trong nước và trong đất, chúng sống được vài tuần , trong phân súc vật 2 tháng, trong nước tiểu người 6 ngày ; trong các chất bài tiết đã khô của dạ con súc vật 4 tháng. Brucella sống lâu trong thực phẩm, trong sữa và các sản phẩm của sữa chúng sông 1,5-2 tháng ; trong nước đá và các thực phẩm đông lạnh, hàng tuần và hàng tháng.

Đồng thời Brucella cũng nhạy cảm đối với các tác nhân vật lý và hoá học. Nhiệt độ 58-60° tiêu diệt chúng trong 20-30 phút. Dung dịch clorua thuỷ ngân HgCl2 1/1.000 và dung dịch phenol 5% sau 2-5 phút ; HC1 loãng 0,1% sau vài phút.

Bệnh sinh: đường vào cơ thể của Brucella thường là tiêu hoá, chúng cũng có thể vào cơ thể qua các vết xây xước ngoài da, khi tiếp xúc với các chất bài tiết của súc vật ốm. Vi khuẩn vào máu, ở lại các phủ tạng và sinh sản ở đó. Sự phát triển các ổ nhiễm khuẩn ở lách, gan và các phủ tạng khác duy trì tình trạng nhiễm khuẩn huyết trong giai đoạn cấp tính của bệnh.

Biểu hiện lâm sàng: thời kỳ ủ bệnh dao động từ 7 đến 31 ngày ; trung bình là 2-3 tuần. Diễn biến lâm sàng tuỳ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể và vào loại tác nhân gây bệnh. Bên cạnh thể bệnh nặng, còn thấy những thể bệnh trung bình và nhẹ. Bệnh có thể kéo dài (6tháng – 1 năm), có những đợt tạm bớt và những đợt nặng thêm. Thời gian bệnh kéo dài, kể cả nhiễm khuẩn lại như sau:

Thời gian bệnh kéo dài 3

tháng

1-6

tháng

6-12

tháng

1-3

năm

2-4

năm

Tỷ lệ % các trường hợp 12 26 40,7 17,3 2

Nhiễm khuẩn huyết trong bệnh brucella ở người có khuynh hướng kéo dài. Trong máu của người bệnh, brucella tồn tại 4-12 tháng trong 70% các trường hợp, và 1-2 năm trong 16,8% các trường hợp. Nhưng phải phân biệt sự có mặt lâu dài của Brucella trong cơ thể với những trường hợp nhiễm khuẩn lại.

Trong quá trình nhiễm khuẩn, dần dần sẽ tạo ra miễn dịch ; nhờ vậy mà bệnh Brucella ở người và súc vật sẽ kết thúc bằng cách tự khỏi. Khi ấy miễn dịch hình thành trong quá trình bệnh chuyển thành miễn dịch sau nhiễm khuẩn.

  1. Xét nghiệm chẩn đoán: có thể chẩn đoán bệnh bằng cách phân lập vi khuẩn Brucella từ người và súc vật ốm. Nhưng phương pháp này rất mất nhiều thời giờ, và cũng không chắc chắn lắm.

Phương pháp chắc chắn hơn là làm phản ứng ngưng kết và tìm tĩnh trạng dị ứng trong da. Phản ứng ngưng kết có thể thấy từ đầu hoặc cuối tuần thứ hai, và kéo dài trong vài tháng (có khi 1-3 năm) sau khi khỏi bệnh. Để làm phản ứng ngưng kết, thì hút 5ml máu ở tĩnh mạch khoeo tay (phản ứng wright) hoặc chích từ l-2ml ở đầu ngón tay (phản ứng Huddleson).

Đánh giá phản ứng Wright như sau:

Đậm độ huyết thanh Đánh giá phản ứng
1:5

1:100

Từ 1:200 đến 1:400 1:800

nghi ngờ dương tính yếu dương tính dương tính rõ rệt

Nhưng trong bệnh Brucella phản ứng Wright thường âm tính, tuy cấy máu hoặc cấy tuỷ xương đều cho kết quả dương tính. Phản ứng Wright nhất thiết phải được theo dõi về động lực kháng thể (phản ứng huyết thanh kép).

Phản ứng ngưng kết, kiểu Huddleson (trên phiến kính có huyết thanh) dơn giản hơn về mặt kỷ thuật.Độc được kết quả.sau 2-5 phút. Theo ý kiến nhiều tác giả, phản ứng này có độ nhạy lớn hơn phản ứng ngưng tụ thông thường.

Phản ứng dị ứng (Burnet) tiến hành bằng tiêm trong da mặt trước cẳng tay 0,lml kháng nguyên melitin hoặc abortin (dịch lọc môi trường nuồi cấy Br. melitensis hoặc Br.abortus bovis ở tuần lễ thứ ba). Trong thực tế, việc tiếp xúc với môi trường nuôi cấy Br.melitensis rất nguy hiểm, cho nên người ta dùng Br.abortus bovis để chế kháng nguyên hoặc làm phản ứng ngưng kết. Trong bệnh Brucella sẽ tạo ra tại chỗ tiêm nốt sưng đỏ và đau, thể hiện rõ sau 12-48 giờ và giữ nguyên đến ngày thứ ba. Kích thước nốt tấy từ 3×2 đến 5x7cm

Phản ứng Burnet có độ nhạy cao, nhưng trong một số trường hợp có thể âm tính. Cho nên khi chẩn đoán bệnh Brucella nên kết hợp nhiều phương pháp chẩn đoán bằng xét nghiệm để tìm được kết quả chắc chắn hơn. Phản ứng huyết thanh- dị ứng, cho hiệu quả chẩn đoán cao nhất (97,7%).

Phản ứng thực bào dựa trên sự tăng cường khả năng thực khuẩn của bạch cầu nhờ sự hình thành miễn dịch trong quá trình bệnh.

Phản ứng kết hợp bổ thể có giá trị trong việc chẩn đoán, nhưng phương pháp này khó khăn trong thực tế.

QUÁ TRÌNH DỊCH

  1. Nguồn truyền nhiễm:

Trước hết là súc vật có sừng nhỏ và lớn (như dê, cừu, bò) và lợn, ít khi là hươu, ngựa, chó mèo, gia cầm. Các động vật ở phòng thí nghiệm (như thỏ, chuột tam thể) đều cảm thụ Brucella.

Thường dê cừu bị nhiễm Br.mélitensis, bò bị nhiễm Br.abortus bovis, lợn bị nhiễm Br.suis. Nhiễm khuẩn không biểu hiện bằng dấu hiệu gì cả trừ sảy thai nhiều lần trong 1-2 năm (50-90%). Đôi khi thấy sưng vú, viêm tinh hoàn, hoặc sưng khớp, nhưng thường súc vật vẫn khoẻ mạnh. Nhiễm khuẩn có một quá trình tiến triển lâu dài, và vi khuẩn được giải phóng rất lâu theo sữa, nước tiểu và các chất bài tiết của tử cung.

Người bệnh trên thực tế ít nguy hiểm cho người xung quanh vì chỉ giải phóng vi khuẩn từng lúc theo phân, nước tiểu và sữa. Nuôi cấy nước tiểu của người bệnh, có thể tách Brucella trong khoảng 4-5 năm, trong 11,8% các trường hợp. Người ít bị lây bệnh Brucella từ người là vì không có một cơ chế truyền nhiễm giữa người với nhau có thể bảo đảm một liều lượng vi khuẩn đủ để gây bệnh. Cũng vì vậy mà ruồi và nước giữ một vai trò không đáng kể trong việc truyền bệnh Brucella.

  1. Cơ chế và yếu tố truyền nhiễm:

Người bị lây bệnh khi dùng sữa và các sản phẩm của sữa, nhất là sữa dê. Vi khuẩn sống trong phomat còn tươi và mới bắt đầu chua, nhưng phomát chua hẳn không truyền bệnh. Mức độ bị nhiễm Brucella của sữa bán ở chợ như sau:

Tên nước Mỹ Đức Đan

Mạch

Thuỵ Sĩ Hà Lan Hà Nội
Mức độ nhiễm khuẩn (%) 10-25 20-30 30 35 50 14

Ở một số nước, đàn gia súc bị nhiễm Brucella 20-25%. Trong số 3.767 người bị bệnh Brucella có 1.951 người bị lây vì sữa và sản phẩm của sữa (51,8%). Người có thể lây bệnh khi dùng thịt súc vật ốm nấu chưa thật chín, nhưng điều này ít khi xảy ra.

Một số tác giả phát hiện thấy sơ nhiễm Brucella trong các bệnh bạch huyết ỏ miệng, họng, cổ và ruột ; và cho rằng điều này chứng tỏ: truyền nhiễm bằng đường tiêu hoá chiếm ưu thế.

Người bị lậy bệnh Brucella trong những nghề nghiệp bắt buộc phải tiếp xúc với gia súc ốm.

Những người chăn nuôi, người vắt sữa, công nhân lò sát sinh, nhân viên thú y có thể bị lây bệnh nếu có xây xước ở da hay để tay bẩn vào miệng. Từ 30-89%

các người chăn nuôi , 57% các nhân viên thú y có phản ứng Burnet dương tính. Người tiếp xúc với súc vật ốm càng lâu, thì nguy cơ bị lây bệnh càng tăng. Trong số những người chăn nuôi gia súc, năm đầu tiên có 25,8% sau 3 năm có đến 72,2% có phản ứng Burnet dương tính.

  1. Tính cảm thụ:

Mọi người đều tiếp thu được bệnh Brucella. Trong quá trình nhiễm khuẩn, dần dần sẽ tạo ra miễn dịch. Nhờ vậy mà bệnh Brucella sẽ kết thúc bằng tự khỏi. Tỷ lệ chết là 1% và thâp hơn. Miễn dịch hình thành trong quá trình bệnh chuyển thành miễn dịch sau nhiễm khuẩn. Nhưng quan niệm trước đây về tính bền vững và lâu dài của miễn dịch hiện nay đều bị bác bỏ. Nhiều tác giả cho rằng miễn dịch sau nhiễm khuẩn không lâu dài.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

Bệnh Brucella hay gặp nhất ở các vùng chăn nuôi dê, cừu. Mức độ mắc bệnh có tính chất tản phát và theo mùa.

Nếu mức độ mắc bệnh hàng năm được coi là 100 thì:

Mùa Xuân Hạ Thu Đông
Mức độ mắc bệnh (%) 48,3 35,5 16,2 2

Mức độ mắc bệnh cao nhất trong mùa xuân. Mùa này là thời kỳ thay lông và sảy thai ở súc vật. Cho nên người dễ bị lây khi chăm sóc và chữa chạy gia súc. Mùa xuân cũng là mùa dê, cừu sinh đẻ và hay bị nhiễm khuẩn huyết ; cho nên sữa trở nên nguy hiểm hơn và người dễ bị lây bệnh qua sữa.

Trong những tháng tiếp theo, sự tiết sữa giảm, sảy thai và nhiễm khuẩn huyết cũng giảm do đó mức độ mắc bệnh ở người cũng giảm.

Theo số liệu của Vertilova thì mức độ mắc bệnh theo lứa tuổi là 52% ở dưới 10 tuổi và 48% ở những lứa tuổi còn lại.

Theo những quan sát của Uvarov mức độ mắc bệnh theo lứa tuổi như sau:

Lứa tuổi 10 11-19 20-39 40
Mức độ mắc bệnh % 1,2 9 55,6 31,8

Rõ ràng là sự phân bố của mức độ mắc bệnh căn cứ theo lứa tuổi tuỳ thuộc vào thành phần tuổi của một lớp dân chúng nhất định.

Không nhận thấy sự khác biệt về mức độ mắc bệnh giữa nam và nữ. Những năm gần đây, nhiều tác giả định về sự có mặt của ổ bệnh thiên nhiên. Người ta đã thấy nhiều loại gậm nhấm bị lây bệnh Brucella trên các bãi chăn nuôi cừu và gia súc. Trong nhiều trường hợp, người ta đã phân lập được Brucella từ cơ thể các con ve bắt được ở đó. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều quan sát chứng tỏ rằng:

  • Có thể chữa khỏi các đàn gia súc bị bệnh Brucella bằng những biện pháp thông thường mà không cần phải diệt loại gậm nhấm.
  • Những trường hợp Brucella mới trong gia súc chỉ xảy ra khi có súc vật cím nhập vào đàn.

BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ CHỐNG DỊCH

Brucella là một bệnh truyền từ súc vật sang người, cho nên các biện pháp phòng chống dịch phải do cả cơ quan y tế và thú y đề ra.

  1. Biện pháp chống dịch (ở người):

Khi phát hiện bệnh Brucella ở người, phải báo cáo ngay cho trạm vệ sinh phòng dịch.

Cách ly người ốm ở bệnh viện vào khu riêng hoặc phòng riêng và tẩy uế nước tiểu. Vì bệnh kéo dài, nên ít khi cách ly và tẩy uế được cho đến khi hết vi khuẩn trong nước tiểu, nhưng cũng không nên quá lo vì ít khi bệnh Brucella truyền từ người nọ sang người kia. Có thể cho phép người đã khỏi tiếp tục đi làm việc không có hạn chế gì đặc biệt.

Không cần áp dụng biện pháp đặc biệt dối với những người tiếp xúc.

Tại ổ nhiễm khuẩn, phải tiến hành diều tra dịch tễ học, nhằm phát hiện nguồn truyền nhiễm và ngăn ngừa bệnh tái phát. Theo dõi ổ dịch trong vòng 1 tháng (nếu tại ổ không có súc vật ốm), kể từ ngày đưa người ốm vào bệnh viện. Ngành y tế và thú y cần liên lạc mật thiết trong công tác này.

  1. Biện pháp phòng dịch:

Công tác phòng bệnh Brucella thực hiện bằng cách phát hiện kịp thời dịch sẩy thai ở gia súc và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa bệnh truyền sang người.

  • Phát hiện súc vật bị nhiễm khuẩn trong các trại chăn nuôi, bằng phản ứng dị ứng Burnet (xuất hiện 10-36 giờ sau) và phản ứng Wright (chỉ có giá trị nếu hiệu giá cao hơn 1:80) hoặc phản ứng Huddleson.

Đánh dấu những súc vật lành mạnh và hàng quý làm lại kiểm tra như vậy đối với đàn gia súc khoẻ cho đến khi toàn cơ sở chăn nuôi hết súc vật bị bệnh.

Gia súc nào có phản ứng dương tính đều đưa sang một cơ sở chăn nuôi riêng gọi là “cơ sở Brucella” cách biệt khỏi đàn gia súc mạnh. Những gia súc đã sảy thai trước đây có miễn dịch, nên sau này sinh ra con cái bình thường. Vì vậy những gia súc con này, ngay sau khi ra đời phải lập tức chuyển ra khỏi những “cơ sở Brucella” và có thể dùng vào việc bổ sung cho đàn (sau khi đã kiểm tra thích đáng) gia súc làm giống, nhưng phải được nuôi dưỡng cách ly riêng rẽ.

  • Gia súc lớn (không kể gia súc để làm giống) phải dần dần đưa về các cơ sở cung cấp thịt. Việc giết những gia súc từ những “cơ sở Brucella” chỉ được tiến hành 3 tháng sau khi có sảy thai, ở những lò sát sinh riêng, nếu chỉ có lò sát sinh thông thường, thì phải giết ngoài giờ làm việc và tiến hành cọ rửa cẩn thận (bằng dung dịch clorua vôi 10% hoặc dung dịch vôi mới tôi 20%).

Nếu bắt buộc phải giết gia súc bị bệnh trong thời gian bị cấm, thì thịt phải đun muối và có thể đem ra dùng sau 2 tháng.

Da phổi đun muối và có thể đem ra chế biến sau 3 tháng

Lông phải tẩy uế và có thể đem ra chế biến sau 2 tháng.

Các thai gia súc bị sảy có rất nhiều vi khuẩn cho nên cần phải tẩy uế và chôn rất cẩn thận. Phương pháp tẩy uế tốt nhất là đốt các thai sảy, các chất bài tiết và rơm rạ lót ổ. Trong trường hợp này, phải dùng các chất tẩy uế với nồng độ tối đa.

Dung dịch vôi mới tôi 20% (một phần vôi, hai phần nước theo thể tích, hay một vôi và bốn nước theo trọng lượng).

Dung dịch focmaldehyt 2%

Dung dịch xà phòng – phenol 5%

Dung dịch clorua vôi 10%

Chuyên chở hoặc chăn dắt các gia súc từ các “cơ sở Brucella” đến lò sát sinh phải theo đúng hành trình do cơ quan thú y vạch ra. Sau khi đã thanh toán xong đàn gia súc có bệnh Brucella, thì phải tẩy uế chuồng trại bằng dung dịch clorua vôi 10%, vôi mới tôi 20%, cresol 5% ; đất phải cầy lên và không được sử dụng trong vòng 2 tháng. Các nơi chứa nước tù được coi là đã tiệt khuẩn sau 3 tháng , cỏ khô sau 2 tháng. Không được dùng phân súc vật ốm làm phân bón nếu chưa tẩy uế.

Gia súc bị bệnh ở những khu vực chăn nuôi riêng lẻ cũng cần phải thay thế hoặc thanh toán.

  • Cấm vắt sữa súc vật đang có những triệu chứng lâm sàng của bệnh Các biện pháp nhằm khử khuẩn sữa và các sản phẩm của sữa có ý nghĩa lớn trong việc phòng bệnh Brucella. Tại các cơ sở có bệnh Brucella, sữa phải đun sôi, các sản phẩm của sữa (pho mát, bơ, kem, sữa) phổi chế biến từ sữa đã xử lý bằng nhiệt. Pho mát phải giữ lại hai tháng trước khi đem bán. ở các thành phố phải kiểm tra sữa bán trên thị trường bằng phản ứng ngưng tụ với thạch nhũ (petit lait).
  • Đối với nhân viên làm tại các cơ sở có bệnh Brucella cần phải kiểm tra những người mới nhận vào làm việc bằng thử nghiệm Burnet, và phải tiêm chủng cho những người có phản ứng âm tính. Phụ nữ có thai, thanh niên dưới 16 tuổi không được phép vào làm việc. Các nhân viên phải có quần áo phòng hộ (áo liền quần, găng tay, mủ, ủng), sau khi làm việc xong phải tẩy uế quần áo phòng hộ (vẩy dung dịch cloramin). Phải có tổ chức giặt các quần áo này.

Trong các cơ sở chăn nuôi có súc vật bị nhiễm khuẩn và cả ở những nơi tiếp nhận và chế biến các sản phẩm và nguyên liệu từ những cơ sở dó, cần phải tuân theo triệt để chế độ vệ sinh (đặc biệt là rửa tay trước khi ăn). Muốn vậy thì phải tuyên truyền giáo dục vệ sinh.

  1. Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu:

ở vùng có bệnh Brucella tiềm tàng, tất cả những người làm việc trong các trại chăn nuôi, đều phải tiêm phòng, cho cả nhân dân trong vùng.

Vacxin phòng Brucella là một vacxin sống, làm từ chủng Br.19 được điều chế dưới dạng khô hoặc lỏng, tiêm dưới da hoặc chủng ngoài da tuỳ theo loại vacxin. Tiêm chủng tiến hành hàng năm 1-2 tháng trước khi gia súc thay lông hàng loạt (mùa xuân).

Tiêm dưới da có thể gây phản ứng, dị ứng vì vậy cần phải làm thử nghiệm dị ứng Burnet trước khi tiêm. Chỉ những người có phản ứng âm tính mới được tiêm dưới da, vacxin khô được pha loãng khi dùng. Vacxin tiêm dưới da chủ yếu dùng cho gia súc, vì ở người thường gây phản ứng mạnh.

Vacxin chủng ngoài da đặc hơn 10 lần và dùng như chủng đậu, không cần thử phản ứng dị ứng trước khi dùng.

Mức độ miễn dịch của vacxin chủng ngoài da thấp hơn so với vacxin tiêm dưới da.

Theo những số liệu thu được đến nay, thì việc tiêm chủng kết hợp với các biện pháp phòng dịch khác, đã giảm mức độ mắc bệnh xuống 2-3 lần.

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận