Người bệnh tăng huyết áp theo dõi những xét nghiệm gì?

Bệnh tim mạch

Tăng huyết áp có thể là một bệnh, nhưng có khi lại chỉ là một triệu chứng của một bệnh khác. Tăng huyết áp có nhiều biến chứng ở nhiều hệ cơ quan… Vì vậy, để xác định đúng nguyên nhân gây tăng huyết áp, bệnh nhân cần được khám tổng quát và khám chuyên khoa ở bệnh viện hoặc các Trung tâm khám chữa bệnh theo yêu cầu là những nơi có đầy đủ phương tiện kỹ thuật.

Các cơ quan bị ảnh hưởng bởi tăng huyết áp
Các cơ quan bị ảnh hưởng bởi tăng huyết áp

Một số xét nghiệm cần thiết và ý nghĩa của nó:

  1. Điện tâm đồ: Là một chẩn đoán điện sinh học về sự hoạt động của tim, có thể giúp phát hiện sớm nhiều triệu chứng của tim ngay cả khi chưa có biểu hiện lâm sàng.
  2. Siêu âm tim mạch: Là một chẩn đoán hình ảnh, nhằm đánh giá chức năng của các van tim, chức năng tim và có thể còn phát hiện được các cục máu đông trong tim, trong lòng mạch…
  3. Chụp X – quang tim phổi, thận, động mạch thân: Thông qua hình ảnh X – quang có thể đánh giá tình trạng của tim, phát hiện tình trạng vữa xơ động mạch, đặc biệt ở các vị trí quai động mạch chủ, động mạch chủ bụng, động mạch thận
  1. Các xét nghiệm về máu: Nhằm đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu, acid uric máu, đường máu, chức năng thận:
  • Tình trạng mỡ máu: Cholesterol, triglycerid, LDL – C, HDL – C…: Đánh giá tình trạng vữa xơ động mạch, là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp.
  • Tình trạng đường máu: Glucose máu, đái tháo đường là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp.
  • Tình trạng acid uric máu:

+ Xét nghiệm này có tác dụng hướng dẫn cho thầy thuốc chỉ định thuốc điều trị: Một số thuốc không dùng khi acid uric máu tăng như Aspirin, thuốc lợi tiểu Hypothiazit…

+ Khi acid uric máu tăng cao, có thể gặp ở bệnh thông phong (Goutte), là bệnh có liên quan với bệnh tăng huyết áp.

  • Chức năng thận: Urê, Creatinin: Nồng độ Ceatinin máu thường không bị ảnh hưởng bởi lượng nước uống và protein ăn vào.
  • Công thức máu: số lượng hồng cầu, huyết sắc tố..: Nếu giảm có thể do nguyên nhân suy thận
  • Kali máu

+ Tăng kali máu là triệu chứng đặc trưng của suy thận tiến triển.

+ Hạ kali máu gợi ý cho biết tăng huyết áp ở người bị hội chứng tăng Aldosteron tiên phát hoặc hội chứng Cushing hoặc do dùng các thuốc lợi tiểu.

  1. Xét nghiệm nước tiểu
  • Cấy nước tiểu xác định nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Đường niệu, protein niệu, hồng cầu, bạch cầu.
  1. Khám chuyên khoa mắt: Thị lực, soi đáy mắt, nhãn áp…. nhằm phát hiện sớm những biến chứng của Tăng huyết áp và vữa xơ động mạch ở đáy mắt.

Ngoài ra, còn có nhiều xét nghiệm mang tính chuyên khoa sâu. cần làm những xét nghiệm gì? Điều đó thầy thuốc của bạn sẽ chỉ định và hướng dẫn cho bạn để tránh tốn phí không cần thiết.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận