Amphotericin B – thuốc điều trị nấm

Thuốc Tân dược

Tên thương mại: Amphotericin B™, Ambisome™ Amphotericin B™: 50 mg amphotericin B bột/chai Liposomal amphotericin B: ống 50 mg Ambisome™ Nhóm thuốc: kháng nấm

Nhà sản xuất: Amphotericin B™: Bristol-Myers Squibb; Ambisome™: Gilead

Chỉ định: nhiễm nấm, bao gồm aspergillus, cryptococcus, candida kháng thuốc, histoplasma, coccidioidomycosis.

Chỉ định đối với Ambisome™: các tình trạng đe dọa tính mạng khi nhiễm các nấm kể trên. Chủ yếu ở các ca có suy thận từ trước, tăng creatinine khi dùng amphotericin B (creatinine > 2.0 mg/dl) hoặc dung nạp amphotericin B kém. Ambisome™ rất đắt!

Liều hàng ngày của amphotericin B:

Aspergillosis: 1.0 – 1.5 mg/kg

Candidiasis: 0.2 – 0.8 mg/kg

Coccidioidomycosis: 0.5 – 1.0 mg/kg

Cryptococcosis: 0.7 – 1.0 mg/kg

Histoplasmosis: 0.5 – 1.0 mg/kg

Liều của Ambisome: bắt đầu bằng 1 mg/kg, nếu cần có thể tăng dần lên tới 3 mg/kg.

Tác dụng phụ: độc thận! hạ kali máu! Rối loạn tiêu hóa. Thường gặp: sốt, rét run và tụt huyết áp sau truyền 10-20 phút. Viêm tắc tĩnh mạch. Tác dụng phụ nhẹ hơn với Ambisome™.

Cảnh báo: Theo dõi điện giải hàng ngày (đối với non-liposomal amphotericin B nên đặt đường truyền trung ương để tránh nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch, hạ kali máu và phải truyền bù kali thường xuyên. Nên giữ Na máu ở mức bình thường), theo dõi creatinine, ure, ALT, và công thức máu. Không nên phối hợp với các thuốc độc thận khác.

Luôn truyền bù dự phòng trước 1000 ml 0.9 % NaCl. Liều thử nghiệm đầu tiên là 5 mg trong 250 ml đường 5 % truyền trong 30-60 phút trong điều kiện huyết áp và mạch được theo dõi chặt trong giờ đầu. Nếu liều thử nghiệm này dung nạp tốt, có thể truyền nốt một nửa liều còn lại trong cùng ngày. Nếu bệnh nhân sốt/rét run (có thể rất nhiều): tiêm 50 mg pethidine  và 1 ống clemastine (Tavegil™), lặp lại sau 30 phút, steroid nếu bệnh nhân vẫn rét run (prednisolone 1 mg/kg).

Nếu tác dụng phụ nặng, chuyển sang Ambisome™, tuy thuốc này không hiệu quả hơn (về tác dụng cắt sốt, tỷ lệ sống sót) so với amphotericin B thông thường, nhưng dung nạp tốt hơn nhiều và ít độc thận hơn (không cần liều thử nghiệm, không cần bù dịch trước, không cần đường tĩnh mạch trung ương). Không bao giờ trộn lẫn các đường truyền amphotericin và luôn che không để ánh sáng chiếu vào. Truyền chậm! Thời gian truyền càng dài (> 3 tiếng), dung nạp càng tốt. Luôn dùng đường 5% làm dung dịch pha thuốc!

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận