Điều trị viêm dạ dày cấp tính

Bệnh tiêu hóa

1. ĐẠI CƯƠNG

Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính thường gặp:

  • Do uống rượu mạnh
  • Do thuốc chống viêm không steroid, (Aspirin, Alnalgyl, piroxicam, diclofenac, phenylbutazol, Prednisolon,…)
  • Viêm dạ dày cấp trong ngộ độc toàn thân: Ngộ độc thuốc trừ sâu, ngộ độc kim loại nặng, urê máu cao…
  • Viêm dạ dày cấp do vi khuẩn Helicobacter pylori.

Viêm dạ dày cấp thoáng qua hoặc kéo dài một số ngày với biểu hiện lâm sàng: Chán ăn, buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, có cảm giác  nóng rát, cồn cào, ậm ạch vùng thượng vị, có trường hợp nôn ra máu.

Hình ảnh niêm mạc dạ dày qua nội soi: Niêm mạc đỏ rực, phù nề, có thể có  các chấm đỏ xuất huyết rải rác trên niêm mạc.

viêm loét dạ dày tá tràng
viêm loét dạ dày tá tràng

2. ĐIỀU TRỊ

  1. Nguyên tắc

  • Cắt các nguyên nhân gây bệnh kể trên nếu có.
  • Dùng các thuốc điều trị triệu chứng
  • Tiệt trừ Helicobacter pylori, nếu có nhiễm
  1. Dùng thuốc chữa các triệu chứng

  • Thuốc chống co thắt, chống nôn.

+ Atropin, Belladon

+ Metoclopramid – HC1 (Primperan)

Viên nén 10mg – Liều dùng 1/2 – 1 viên/1 lần Ống 1ml – 10mg (30-40 mg/ngày – tiêm TM, tiêm bắp)

+ Alverincitrate (Spasmavérin)

Viên nén 40 mg ngày dùng 2-6 viên.

  • Thuốc băng bó, bảo vệ niêm mạc dạ dày thuộc nhóm thuốc của muối nhôm và magnesium, tốt nhất nên dùng dưới dạng keo (gel)

+ Phosphalugel 12,38 gam – dạng gói

Liều lượng 1-2 gói/2 – 3 lần/ngày uống sau khi ăn + Sucrate gel đóng gói 5 ml

Liều lượng 1 – 2 gói/2 lần/ngày uống trước khi ăn 1 giờ + Polisilarie gel 15 gam đóng gói + Gel de polysilan

Liều lượng 1 – 2 gói/2 lần ngày

  • Nhóm thuốc ức chế bài tiết dịch vị. Có thể dùng thuốc của nhóm ức chế thụ thể H2 ở tế bào thành của niêm mạc dạ dày, hoặc thuốc ức chế bơm proton

+ Cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin + Omeprazol , lansoprazol, Pantoprazol

  • Các thuốc bọc phủ niêm mạc, các thuốc này gắn với protein, hoặc chất nhầy niêm mạc dạ dày tạo thành màng che chở cho niêm mạc.

+ Smecta

+ Colloidal Bismith Subcitrat (CBS)

+ Tripotasium Dicitrat Bismuth (TDB)

(Biệt dược: Trymo. pylocid, Denol)

  • Thuốc kích thích sản xuất chất nhầy và duy trì sự tái sinh của niêm mạc dạ dày, cải thiện tuần hoàn của niêm mạc.

+ Teprennon (biệt dược Selbex, Dimixen)

Viên nén 50 mg, liều dùng 100 mg – 150 mg/ngày.

Điều chỉnh liều lượng theo lứa tuổi và mức độ trầm trọng của triệu chứng,

  • Các thuốc tiệt trừ Helicobacter pylori(xem bài viêm dạ dày mạn tính)
  • Truyền dịch và truyền máu nếu có xuất huyết tiêu hoá, gây tình trạng thiếu máu (xem bài điều trị chứng chảy máu tiêu hoá cao)

Xem thêm: Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Bệnh tiêu hóa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

2 Comments

  1. Em bị viêm dạ dày cấp, bác sĩ kê đơn cho em:
    Esomeprazol 40mg ( sáng 1v, trưa 1v, chiều 1v)
    Sucrafate 1g ( sáng 1 gói, trưa 1 gói, chiều 1 gói)
    Trimetazidine 35mg (sáng 1v, trưa 1v, chiều 1v)
    Aluminium phosphat gel 20g (sáng 1 gói, trưa 1 gói, chiều 1 gói)
    Arginine hydroclorid 1000mg (sáng 1v, trưa 1v, chiều 1v)
    Nospa ( sáng 1v, chiều 1v)
    xin hỏi bác sĩ đơn thuốc này có hợp lý không ạ và các thuốc này có tương tác với nhau không ạ. Mong bác sĩ trả lời giúp em ạ.

    Reply
    1. Author

      Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi, trong điều trị lâm sàng cần phụ thuộc vào các triệu chứng thực tế, Các bác sỹ cũng có kinh nghiệm dùng thuốc khác nhau. Các thuốc trên đều có cơ chế riêng và các thuốc hầu hết không có tương tác gây ảnh hưởng tác dụng của nhau. Có thể sử dụng điều trị. tuy nhiên sử dụng Arginine hydroclorid thì cần xem trường hợp cụ thể như thế nào.

      Reply

Hỏi đáp - bình luận