Nguyên nhân

Đây là trường hợp các hốc bài tiết ở thận và đường ống dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang bị viêm và nhiễm trùng.

Hệ thống niệu đạo ở thận gồm nhiều nhánh nhỏ cùng dẫn nước tiểu chảy vào một đường ông lớn. Cả hệ thống này còn được gọi là “cây niệu đạo”. Tất cả các nguyên nhân gây tắc nghẽn ở cây niệu đạo (do sỏi, u, sự dị dạng, hoặc bị chèn ép từ bên ngoài) làm cho nước tiểu bị ứ đọng ở thận không chảy được tới bàng quang, đều có thể gây ra hiện tượng viêm và nhiễm trùng.

Sự nhiễm trùng thường lan từ niệu đạo tới bàng quang. Tại bàng quang, đa số mầm bệnh sẽ bị tiêu diệt.

Tuy vậy, trong trường hợp nước tiểu ứ đọng chứa quá nhiều mầm bệnh, có mủ bị ứ đọng nhiều thì có thể tràn ngược từ niệu đạo về thận làm thận bị lây nhiễm. Sự lây nhiễm qua đường máu ít khi xảy ra, thường chỉ gặp ở những người có hệ miễn nhiễm bị suy yếu.

Điều nguy hại nhất của bệnh là có khả năng làm cho thận bị tổn thương, mỗi ngày một nặng hơn.

Bệnh này dễ xảy ra với phụ nữ hơn nam giới vì niệu đạo của phụ nữ ngắn, dễ truyền bệnh sang bàng quang hơn. Việc mang thai là điều kiện tốt cho bệnh phát triển. Những mầm bệnh thường là các loại vi khuẩn như khuẩn coli. Ngoài ra, những độc tố cũng có khả năng gây sốc cho bệnh nhân và tạo sỏi ở đường tiểu tiện.

Triệu chứng

Cơn bệnh có thể xuất hiện bất chợt cùng các hiện tượng như: sốt, run người, buồn nôn hoặc nôn ói, đi tiêu chảy, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội ở một bên thận, đi tiểu thấy nóng rát, đôi khi nước tiểu có cả máu.

Cần đưa bệnh nhân tới ngay bác sĩ, nhất là trong trường hợp bệnh nhân đã bị sỏi niệu đạo hoặc đây là lần tái phát.

Chẩn đoán và điều trị

Bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân đi thử nước tiểu để biết thành phần và tìm vi khuẩn.

Việc dùng thuốc kháng sinh để chữa trị phải tùy thuộc vào loại mầm bệnh đã gây bệnh. Đôi khi, phải tiến hành việc loại bỏ sỏi trong niệu đạo.

Để tránh bị tái phát, việc điều trị phải căn cứ vào nguyên nhân gây đau như: đau vì sỏi, vì niệu đạo bị dị dạng hay bị viêm mãn tính, đau do viêm bàng quang, do viêm tuyến tiền liệt,…

Xem tiếp

http://thuocchuabenh.vn/benh-than-tiet-nieu/viem-nieu-dao-cap-khong-do-lau.html

Sỏi niệu đạo

Bài trướcĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH MANG THAI THÁNG THỨ 3
Bài tiếp theoBệnh liệt dương là gì – nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.