Thương tổn các dây thần kinh trụ, giữa, quay

Bệnh thần kinh

Liệt dây thần kinh trụ, giữa, quay chiếm 0,69% bệnh thần kinh (theo thống kê của Hồ Hữu Lương, Nguyễn Văn Chương và Cao Hữu Hân – 1991).

  1. Liệt dây thần kinh quay

Hay gặp nhất trong bệnh thần kinh chi trên.

  • Giải phẫu:

Dây thần kinh quay phát sinh từ thân nhì sau (CV, CVI, CVII, CVIII).

  • Triệu chứng:

– Vận động: cẳng tay úp sấp, hơi gấp, các ngón tay gấp lên nửa chừng, ngón cái khép lại, bàn tay rũ xuống không nhấc lên được “bàn tay rũ cổ cò” (Col de Cygne). Bệnh nhân không làm được các động tác duỗi bàn tay và duỗi các đốt ngón tay, duỗi và dạng ngón tay cái, ngửa cẳng tay và bàn tay.

  • Cảm giác: mất cảm giác mặt sau cánh tay, cẳng tay và nửa ngoài mu tay.
  • Phản xạ: mất phản xạ gân cơ tam đầu cánh tay và phản xạ trâm quay.
    • Định khu thương tổn dây thần kinh quay:
  • Thương tổn dây thần kinh quay ở cao (ở hố nách, ở nửa trên cánh tay): có đầy đủ các triệu chứng đã kể trên.
  • Thương tổn dây thần kinh quay ở 1/3 giữa cánh tay: vẫn còn duỗi cẳng tay, phản xạ gân cơ tam đầu và cảm giác ở cánh tay không bị rối loạn.
  • Tổn thương dây thần kinh quay ở 1/3 dưới cánh tay: vẫn còn chức năng của cơ ngửa dài và cảm giác mặt sau cẳng tay (do nhánh thần kinh bì ngoài) vì những nhánh thần kinh tương ứng xuất phát từ thân chung của dây thần kinh ở mức cao hơn.
  • Tổn thương dây thần kinh quay ở 1/3 trên cẳng tay: chỉ tổn thương các cơ duỗi bàn tay và ngón tay và chỉ rối loạn cảm giác ở bàn tay.
  • Tổn thương dây thần kinh quay ở 1/3 giữa cẳng tay: chỉ rối loạn động tác duỗi đốt một các ngón tay trong khi vẫn còn duỗi được bàn tay.
  • Tổn thương đơn độc nhánh cảm giác dây quay ở cổ tay: hiếm gặp, tạo thành chứng “đau dị cảm bàn tay” có các triệu chứng rối loạn cảm giác ở da khoang liên đốt một mu tay hoặc liên đốt một và hai ở mu tay và tăng cảm bờ trong ngón cái.
  • Nguyên nhân: Liệt dây thần kinh quay hay gặp vì dây thần kinh này dễ bị đè ép ở vùng giữa cánh tay, nơi mà các dây thần kinh vòng quanh xương cánh tay từ mặt trong – sau, ra phía trước ngoài của xương Trường hợp liệt toàn bộ dây thần kinh quay thường do một tổn thương ở cao. Liệt dây thần kinh quay thường do nhiễm độc (liệt do chì, asen, cồn), nhiễm khuẩn (thương hàn, giang mai), do tiêm ở mặt ngoài cẳng tay.

2.  Liệt dây thần kinh giữa.

  • Giải phẫu:

Dây thần kinh giữa phát sinh từ thân nhì trước ngoài và trước trong (CVI, CVII, CVIII, DI).

  • Triệu chứng:
  • Vận động: bàn tay có hình dạng “bàn tay khỉ”: do mô cái teo, ngón cái nằm cùng mặt phẳng với các ngón khác, ngón cái không gấp lại và không đối chiếu được. Khi bệnh nhân nắm tay lại thì có hình dáng đặc biệt “bàn tay giảng đạo” biểu hiện mất hoàn toàn động tác gấp ngón trỏ và ngón cái, động tác gấp ngón nhẫn và ngón út vẫn bình thường.
  • Cảm giác: giảm hoặc mất cảm giác da khu vực dây thần kinh giữa phân bố.
  • Dinh dưỡng: teo cơ mô cái, da thuộc khu vực dây thần kinh giữa phân bố có thể bị khô, mỏng, các ngón tay nhợt hoặc tím.
  • Nguyên nhân: Trong thời chiến thường gặp tổn thương phối hợp dây thần kinh giữa với dây thần kinh khác (do vết thương hay chấn thương cánh tay, ít gặp hơn do vết thương hoặc chấn thương cẳng tay).
  1. Liệt dây thần kinh trụ.

    • Giải phẫu:

Dây thần kinh trụ xuất phát từ thân nhì trước ngoài (CVIII, DI).

  • Vận động: liệt dây trụ có những triệu chứng chủ yếu sau:

+ Vuốt trụ (Griffe cubitale):

  • Triệu chứng:

+ Mô út teo nhỏ bẹt xuống, các khe gân đốt lõm xuống để lộ rõ xương bàn tay và bàn tay như một cái vuốt.

+ Đốt một các ngón tay nhất là ngón 4 và 5 quá duỗi và hai đốt khác gấp, các ngón tay luôn ở tư thế dạng (vì liệt các cơ gian đốt gan tay và mu tay, cơ giun do dây trụ chi phối nên không thể gấp đốt một ngón tay, duỗi đốt 2 và 3 ngón út và không thể khép được ngón tay).

+ Mất động tác khép và dạng các ngón tay vì liệt cơ gian đốt.

+ Liệt các cơ gian đốt gan tay, mu tay và cơ giun (phát hiện bằng test đánh giá chức năng cơ gấp ngắn ngón út, bệnh nhân úp sấp lòng bàn tay trên mặt bàn rồi ngãi ngón út lên mặt bàn).

+ Mất động tác khép ngón cái: phát hiện bằng test đánh giá chức năng cơ khép ngón cái hoặc bằng dấu hiệu ngón cái của Froment (Signe du Froment). Bệnh nhân cầm một tờ bìa giữa ngón cái và ngón trỏ xiết chặt tay và kéo miếng bìa. ở bên lành ngón cái xiết chặt được tờ bìa (nhờ có cơ khép ngón cái do dây trụ chi phối). Bên bệnh ngón cái không khép được nên phải gấp ngón cái (nhờ cơ gấp dài ngón cái do dây giữa chi phối) để bấm tờ bìa.

Trong thực tế lâm sàng (trong trường hợp tay đã bó bột) chỉ có thể căn cứ vào vận động của ngón cái để xác định tổn thương các dây thần kinh (tổn thương dây quay: mất dạng ngón cái, tổn thương dây trụ: mất khép ngón cái, tổn thương dây giữa: mất đối chiếu ngón cái).

  • Cảm giác: mất tất cả cảm giác ở ngón tay út, mô út và một nửa ngón nhẫn.
  • Phản xạ: mất phản xạ trụ – sấp.
    • Nguyên nhân:
  • Do dây trụ liên quan mật thiết đến đầu xương cánh tay, đi ở phía sau rãnh ròng rọc, ngay ở dưới da vì vậy dễ bị tổn thương trong các vết thương hoặc chấn thương vùng khuỷu.
  • Dây thần kinh trụ hay bị tổn thương trong bệnh phong (Lèpre), có thể sờ thấy dây thần kinh trụ nổi rõ trong rãnh ròng rọc khuỷu.
  • Viêm dây thần kinh trụ do nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
  • Tổn thương thần kinh trụ do xương sườn cổ (ít gặp).
  • Trước hết cần điều trị nguyên nhân gây bệnh.
  1. Điều trị.

  • Dùng các thuốc phục hồi dẫn truyền thần kinh và phục hồi tổn thương dây thần kinh như: nivalin, ATP, vitamin nhóm
  • Dùng thuốc chống viêm giảm đau: corticoid và không-steroid
  • Châm cứu, xoa bóp, lý liệu và tập vận động.
  • Điều trị ngoại khoa khi có chỉ định, như viêm dính, đứt dây thần kinh.

Bệnh thần kinh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

26 Comments

  1. Thưa Bác sĩ. Tôi bị đứt dây thần kinh trụ cổ tay phải bên dưới khuỷu tay đã được nối ở bệnh viện tuyến tỉnh, đến nay đã được 1 năm 8 tháng. Hiện tại tôi vẫn co nắm bình thường ngón út và ngón áp út, ngón út có cảm giác nhưng vẫn còn rất tê gây khó khăn trong công việc khi phải sử dụng chuột máy tính nhiều. Xin hỏi tình trạng của tôi như vậy có còn khả năng điều trị để phục hồi tốt hơn được không.Hiện nay tôi 31 tuổi.

    Reply
    1. Author

      chào bạn. thường phục hồi chức năng thần kinh thì chức năng vận động sẽ phục hồi nhanh hơn và chức năng cảm giác sẽ phục hồi lâu hơn. trường hợp của bạn khả năng phục hồi đã là rất tốt, nhưng nếu bạn muốn phục hồi tốt hơn bạn nên dùng thêm các thuốc tăng dẫn truyền thần kinh hoặc châm cứu để khả năng phục hồi tốt hơn.

      Reply
      1. Vâng em cảm ơn Bác sĩ . Nếu em muốn châm cứu thì đến nơi nào ạ, và dùng thuốc gì để tăng dẫn truyền thần kinh. Từ ngày bị đứt đến giờ, sức khỏe em suy sụp nhiều hay bị choáng, đau đầu,sờ thấy mạch nông ở gần thái dương và tai bị phình lên, hay mệt mỏi mặc dù công việc của em chỉ làm văn phòng không chịu nhiều áp lực. Em đã đi khám ở BV bạch mai đã làm xét nghiệm máu, điện tim, chụp xquang, chụp MRI. Cho em hỏi luôn là mạch ở gần thái dương và tai bị phình lên có nguy hiểm không. Em chân thành cảm ơn Bác sĩ!

        Reply
  2. Author

    chào bạn. thường phục hồi chức năng thần kinh thì chức năng vận động sẽ phục hồi nhanh hơn và chức năng cảm giác sẽ phục hồi lâu hơn. trường hợp của bạn khả năng phục hồi đã là rất tốt, nhưng nếu bạn muốn phục hồi tốt hơn bạn nên dùng thêm các thuốc tăng dẫn truyền thần kinh hoặc châm cứu để khả năng phục hồi tốt hơn.

    Reply
  3. Bác sỹ cho e hỏi. E năm nay 23 tuổi, bị tai nạn lao động, đứt dây thần kinh quay 2 cm dãn cơ, liệu có khả năng tái tạo dây thần kinh k ạ .

    Reply
  4. Thưa Bác sỹ, tôi năm nay 58 tuổi bị hội chứng kênh guyon, ngón tay số 4 và 5 bị tê, đến nay ngón cái bị teo cơ yếu đi rất nhiều. Vừa qua bệnh viện Đại học y dược TP.HCM thực hiện phẩu thuật ngày 27/6/2016 nhưng đến nay vẫn bị tê vuốt các ngón tay 4, 5. Hiện vẫn tiếp tục uống thuốc. Xin hỏi BS bệnh của tôi có thể phục hồi được không. Phương pháp tập vật lý trị liệu như thế nào? hoặc có nơi nào điều trị không xin BS gúp cho tôi thành thất cảm ơn nhiều

    Reply
  5. Thưa bs! Tôi 52 tuổi. Tôi bị ngã gấp đốt áp bàn tay xuống nền gạch. Tôi đã đi kham tại bv tuyến huyện, bv đại hoc y va đều chẩn đoán chấn thương phần mềm. (Phim chụp k có tổn thuong xuong). Sau 1 thang điều trị, ngón út, ap utva ngon giua, bàn tay trai cua toi khong co duoi dc, sung phu ne. Toi da vao benh vien tinh dieu tri phuc hoi chuc nang. Sau gan 1 thang nua thi 3 ngon tren moi ngon co the cu dong duoc 2 dot con van cung, sung phu ne va nhuc. Toi rat muon duoc Bs tu van cho toi ve cach chua. Xin cam on bs

    Reply
        1. Author

          bạn không nói rõ bạn bị tổn thương lâu chưa, nếu đã lâu thì chủ yếu phục hồi chức năng và châm cứu, còn nếu mới có thể xem xét phương án phẫu thuật, bạn nên đến bệnh viện tuyến trên như Bv việt đức khám và chẩn đoán, chi phí thì tùy vào phương pháp điều trị

          Reply
  6. Chao bac di.e nam nay 26 tuoi e bi chèn ép dây tk trụ ngón tay út và ngón nhẫn bị gập lại không duỗi thẳng ra được.sau đó e bị giả phình động mạch do tiêm phải động mạch nên phải phẫu thuật cắt khối giả phình.đến nay đã được 3 tháng nhưng ngón tay e vẫn chưa duỗi thẳng được.vậy giờ e phải làm sao ạ.e đi khám ở bv tỉnh bác sỹ nói không dùng thuốc mà chỉ tập duỗi tay thôi ạ

    Reply
    1. Author

      Bạn có thể điều trị bằng phương pháp phục hồi chức năng hoặc châm cứu để phục hồi lại tổn thương của dây thần kinh trụ của bạn.

      Reply
  7. Chào bác sĩ, em năm nay 29 tuổi. Cách đây hơn 1 tháng em có biểu hiện tê bì ngón áp út và ngón út nhưng không thường xuyên. Nhưng 2 tuần gần đây tình trạng tê biểu hiện 24/24. Các ngón tay vẫn cử động bình thường. Em có đi khám ở BV chấn thương chỉnh hình, đo điện cơ thì được kết quả là “tổn thương thần kinh trụ mức độ nặng nhưng không hoàn toàn – lồi cầu trong” và được bác sĩ tư vấn điều trị nội khoa trong 2 tuần. Nếu không có cải thiện thì tiến hành phẫu thuật. Em có tìm hiểu toa thuốc thì trong 5 mục thuốc chỉ có 1 loại thuốc là “Gabapentin 300mg and methylcobalamin 500 mcg” điều trị về thần kinh ngoại biên. còn 4 loại thuốc khác đều là giảm đau, kháng viêm, hạ sốt.
    Bác sĩ cho em hỏi liệu với toa thuốc như vậy thì có khả năng hồi phục không. Hoặc có cách nào khác để hồi phục mà không cần phải phẫu thuật không ạ.
    Cảm ơn bác sĩ.

    Reply
  8. Bác x cho e hỏi. E bị đứt dây thần kinh trụ ngay tại mõm trụ + đức một nửa gân cơ gấp dâu chi phối 2 ngón tay 4.5. Bác sĩ cho e hỏi làm thế nào để lượng giá được là tổn thương thần kinh trụ, các test và ngiệm pháp trog khám tttkt là ntn ạ. Và cả khám cảm giác nữa ạ. Mog bác trả lời sớm. E cám ơn ạ

    Reply
  9. Bác sỹ trả lời giúp cháu với ạ.
    Cháu năm nay 21 tuổi do không cẩn thận nên đã bị ngã vào kính và tình trạng: bị Đứt gân gấp cổ tay trụ + quay, Đứt thần kinh giữa + thần kinh trụ, Đứt Động Mạch trụ và đã phẫu thuật cách đây 1 tháng hiện cháu đang vật lý trị liệu tại Bệnh viện Việt Đức.
    Bác sỹ cho cháu hỏi 2 vấn đề ạ.
    Thứ nhất: Ngoài thuốc GOLVASKA ra thì cháu có nên dùng thêm thuốc tiêm Nivalin 5mg không. Hoặc có thuốc nào tốt hơn không ạ.
    Thứ 2: Khả năng cháu có hồi phục dây thần kinh được không và tỷ lệ là bao nhiêu % ạ vì cháu rất lo vì còn trẻ mà lại bị ngay tay phải ạ.
    Cháu cảm ơn bác sỹ ạ.

    Reply
  10. bác sỹ giúp em với ạ! Em tổn thương dây thần kinh trụ ở khu vực hõm vai do tai nạn giao thông làm gãy xương đòn bên trái, em đã đi khám ở bệnh viện Đại Học Y, bệnh viện 108 các bác sỹ nói về châm cứu và kê thuốc uống nhưng đến nay đã 5 tháng mà ngón 4 và ngón 5 vẫn bị co và mất cảm giác (vẫn co duỗi được), ngón cái và mu bàn tay bị teo cơ nhiều. bác sỹ cho tôi hỏi nếu tôi bị đứt dây thần kinh trụ ở khu vực này có phẫu thuật để nối được không, nếu được thì phẫu thuật ở đâu ạ chi cảm ơn bác sỹ nhiều ạ!

    Reply
  11. Thua baccsi.e bi tai nan lao dong.bi may kep tay.bay gio da dc 4 thang.va e da di phuc hoi chuc nang o benh vien tinh duoc 3 thang.hien nay ban tay e da nam duoc nhung k cam duoc mot cai gi ca.va e da di kham lai o benh vien dai hoc y ket qua dien co va MRI la co hinh anh bat thuong o day than kinh tru.giua qua doan co tay phai ( muc do rat nang) duoc ghi tren bang dan truyen.bac si cho e hoi phai lam gi.va gio ban tay e te.buot va dau rat nhieu

    Reply
    1. Author

      Bạn cần tìm đến chuyên khoa thần kinh trong khu vực để khám và điều trị

      Reply
  12. toi bi chan thung tay trai va bi chan thuong day than kinh quay ban tay toi hien gio rat dau hay cho toi cach dieu tri de khong dau nua

    Reply
  13. cho cháu hỏi cháu bị kính làm đứt giây thân kinh giữa cách tay phải. cháu đang điều trị ợ bệnh viện và dc các bác si nối lại rồi hiện dc 7 ngày nhưng cháu vẫn chưa thấy có cảm giác vùng da các ngón tay đó vẫn tê bi ko có cảm giác đầu các ngon tay đag rất đau.va ko duỗi thẳng ban tay dc các ngón đag sập xuống .nắm ko chặt lại dc .vậy cho cháu hỏi liêu ca phẩu thuật nối đó đã thanhg công chưa.ma cháu vẫn thấy như ban đầu và rất đau.neu ma noi lại dc roi thi bao lâu nua chau mới phục hồi lại va lấy lại dc cam giác .nhờ các bác sỹ tu vấn giúp cháu vi càng ngay chau cang lo .và liêu cháu có kha năng phuc hồi lại dc ko .

    Reply
  14. Thưa bác sĩ em bị tai nạn giao thông tay trái em bị tổn thuơng dây thân kinh trụ trước, cắt lọc phúc tạp cơ trước, trong cánh tay, giờ ngón cái và ngón út không co vào được đồng thời bị mất cảm giác bàn tay và ngón tay, xin bác sĩ tư vấn. E xin cảm ơn

    Reply
  15. Em bị tai nạn xe, tay phải e giờ không có cảm giác kéo vào, vậy Em có bị đứt dây thần kinh tay kg, cách điều trị Sao

    Reply

Trả lời LeHa Hủy