Tác dụng không mong muốn của Sulfonamid lên hệ thần kinh

Bệnh thần kinh

Đại cương

  • Định nghĩa

Nhóm Sulfonamid bao gồm Sulfonamid có tác dụng hóa trị liệu cũng như Sulfonamid có tác dụng lợi tiểu và điều trị đái tháo đường. Sulfonamid thực sự, là dẫn xuất của sulfanilamid hoặc của acid sulfanic có tác dụng kháng khuẩn.

Sulfonamid nói chung có tác dụng ức chế vi khuẩn.

  • Phân loại

Sulfornamid được chia thành các nhóm sau:

Sulfomanamid tác dụng ngắn: thời gian bán hủy ngắn hơn 8 giờ.

Sulfomanamid tác dụng trung bình: thời gian bán hủy từ 8 – 16 giờ

Sulfomanamid tác dụng dài: thời gian bán hủy từ 24 – 48 giờ hoặc dài hơn.

Sulfonamid khó hấp thụ.

Phân loại tác dụng không mong muốn của Sulfonamid

  • Tác dụng trực tiếp:

+ Dị ứng (đặc trưng cho nhóm).

+ Độc (đặc trưng cho nhóm và phụ thuộc liều).

  • Tác dụng gián tiếp:

+ Tác dụng không mong muốn sinh học (đặc trưng cho nhóm), các tác dụng này ít thấy ở các Sulfonamid thế hệ mới.

+ Tác dụng không mong muốn do phân hủy vi khuẩn (bacteriolyse): phản ứng Herxheimer, hiện tượng Schwartzman – Sararelli.

+ Tác dụng không mong muốn do ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch.

Phản ứng kháng thuốc Sulfonamid phát triển theo typ penicillin (one step mutation) và thường chỉ thây khi dùng dự phòng lâu dài mà hầu như không tháy trong khi dùng liều điều trị.

Tác dụng không mong muốn của Sulfonamid lên hệ thần kinh

  • Các Sulfonamid cũ thường có tác dụng độc thần kinh. Các biểu hiện thường gặp là: viêm đa dây thần kinh, rối loạn tâm thần (tăng động, rối loạn định hướng thời gian và không gian, ảo thị, ảo thính, hoang tưởng).
  • Sulfonamid tác dụng kéo dài mới rất ít khi thấy các tác dụng trên, mà thường chỉ thấy tổn thương trong phạm vi thần kinh ngoại vi chứ ít gặp tổn thương thần kinh trung ương. Các tác dụng độc thần khi hay gặp ở trẻ nhỏ.

ở người lớn, các Sulfonamid tác dụng kéo dài mới có thể thấy các tác dụng không mong muốn sau:

+ ở hệ thần kinh ngoại vi.

+ ở hệ thần kinh trung ương.

Ở hệ thần kinh ngoại vi

  • Dị ứng: không thấy trong phạm vi hệ thần kinh. Phản ứng độc có thể thấy ở các mạch nuôi dây thần kinh (vasa nervorum) dưới dạng phản ứng mạch dị ứng.
  • Viêm một dây thần kinh (mononeuritis)

+ Lâm sàng: đặc trưng là các biểu hiện kích thích và giảm chức năng thần kinh. Các biểu hiện kích thích như đau, dị cảm thường trội hơn các triệu chứng giảm chức năng thần kinh. Bệnh nhân thường thấy ấn đau dọc dây thần kinh.

+ Điều trị:

  • Cắt ngay
  • Các biện pháp bảo tồn nhằm phòng chống co cứng cơ, cứng khớp.
  • Tránh các kích thích gây đau (nguy cơ gây hội chứng loạn dưỡng Sudeck).
  • Điều trị đau (ngoại vi và trung ương).
  • Vitamin B1 đường tiêm hoặc đường uống cần chỉ định sớm và kéo dài.

+ Tiên lượng: thường thuận lợi, bệnh thuyên giảm chậm nhưng hoàn toàn.

  • Viêm đa dây thần kinh:

+ Lâm sàng: thường phong phú về phạm vi, Sự rõ rệt và mức độ nặng nề. Bảng lâm sàng là viêm đa dâỵ thần kinh thề hỗn hợp, đối xứng. Triệu chửng cảm giác kích thích (đau, dị cảm) thường ưu thế hơn là giảm cảm giác và giảm vận động, mức độ liệt rất khác nhạu. Triệu chứng teo cơ, loạn dưỡng còn mờ nhạt hơn nữa. Khu trú tổn thương hay gặp là dây thần kinh trên gai và vùng đai hông. Phản xạ gân xương có thể tăng hoặc mất, phản xạ da bình thường.

+ Điều trị: giống như viêm một dây thần kinh, chú ý chăm sóc tâm lý bệnh nhân khi điều trị lâu dài.

+ Tiên lượng: như viêm một dây thần kinh.

  • Viêm dây thần kinh do tiêm: khi dùng đường tiêm bắp có thể dẫn đến viêm dây thần kinh do tiêm, tiên lượng rất dè dặt. Điều trị như chấn thương dây thần kinh.

Ở hệ thần kinh trung ương

Sulfonamid tác dụng kéo dài thế hệ mới rất hiếm khi có tác dụng không mong muốn lên hoạt động tâm thần ở bệnh nhân; trong trường hợp hãn hữu xảỵ ra rối loạn tâm thần thì phải đặt vấn đề để cân nhắc, liệu rối loạn tâm thần đó là do bệnh lý gốc gây ra hay là tác dụng phụ của Sulfonamid? cần phải điều tra bệnh sử và tiền sử của bệnh nhân cho kỹ càng. Trong tất cả các trường hợp trên không lệ thuộc vào bảng lâm sàng, cần phải giảm liều thuốc hoặc cắt thuốc. Nếu bệnh lý gốc đòi hỏi phải duy trì liệu pháp tiếp tục thì cần phải thay bằng thuốc khác.

  • Giả viêm não chảy máu (hemorrhagic pseudoencephalitis): rất hiếm gặp, là một trong những thể biến chứng thuốc nặng nề nhất. Bản chất đây là phản ứng dị ứng mạch máu.

+ Lâm sàng: đặc trưng là đau đầu, rối loạn ý thức, hội chứng màng não, tăng áp lực nội sọ, co giật và hôn mê. Bệnh nhân có thể tử vong rât nhanh, thường trong 24 giờ đâu.

+ Tiên lượng: rất xấu, nếu khỏi được thì di chứng để lại cũng rất ít.

+ Điều trị: vận dụng mọi biện pháp hiện đại, dùng an thần và Vitamin B1 đường tĩnh mạch.

  • Tổn thương đuôi ngựa: cũng có thể dùng thuốc qua đường dịch não tủy hoặc trong vùng thắt lưng, nhưng ngày nay không còn được áp dụng. Hội chứng đuôi ngựa nặng nề với liệt mềm, rối loạn cơ vòng.

Bệnh thần kinh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận