Điều trị bệnh tai thông thường (làm thuốc tai, bơm khí vòi nhĩ, đặt ống thông khí)

Bệnh tai mũi họng

LÀM THUỐC TAI

Được thực hiện trong các trường hợp chảy mủ tai hoặc sau khi tiến hành phẫu thuật tai, xương chũm (bệnh tích chưa lành). Tuỳ theo mức độ, tình hình tổn thương mà thời gian tiến hành, thuốc dùng khác nhau nhằm đảm bảo mục đích làm sạch, giảm tiến tới hết chảy mủ tai.

Làm thuốc tai bao gồm:

  • Rửa tai: nhằm làm sạch hết mủ ở tai

-Dụng cụ: đèn Clar, ông soi tai, que bông sạch, nước oxy già (H2O2) đên 12 đv thể tích hoặc nước muối (sạch), nước chè tươi (nấu), dung dịch sinh lý…

-Cách làm:

+ Rỏ hoặc bơm nhẹ dịch rửa vào tai.

+ Kéo vành tai, day nhẹ nắp tai cho dịch thấm vào sâu hoặc dùng que bông lau rửa cho sạch mủ.

+ Làm như trên vài lần, cuối cùng dùng que bông lau không để dịch rửa ứ đọng lại trong tai.

  • Rỏ thuốc tai: tuỳ theo tình trạng chảy tai có thể dùng thuốc

-Cồn boric 2-5% khi chảy dịch, nhầy.

-Glycerin borat 2-5% khi chảy dịch, mủ.

-Cloramphenicol 4%? Hydrocortison hay Hydrocortanxin khi chảy mủ.

Cách làm:

-Ngửa, hướng ống tai lên trên, nhỏ 3-5 giọt thuốc qua ống tai, kéo nhẹ vành tai ra sau và day nhẹ nắp tai vào cửa ống tai để đẩy thuốc vào sâu.

-Nếu lỗ thủng nhỏ dùng ống soi tai Siegle (Xigơn) hay bóng cao su có đầu khít vừa ống tai, bóp nhẹ bóng để khí nén đây thuốc qua lô thủng vào thùng tai. Bệnh nhân sẽ thấy đắng khi thuốc qua vòi tai xuống họng là tốt.

  • Phun thuốc tai: các thuốc thường dùng

-Bột acid boric, bột phèn phi, bột tô mộc…. khi chảy dịch, nhầy.

-Bột kháng sinh, tốt nhất là bột cloramphenicol khi chảy mủ.

Cách làm: kéo nhẹ vành tai lên trên, ra sau để thuốc dễ đi thẳng vào tai.

-Dùng bình phun thuốc hay để một ít bột thuốc ở ống tai, dùng bóng cao su bóp nhẹ đẩy thuốc vào sâu, đều khắp thùng tai.

CẦN NHỚ

  1. Lau rửa sạch trước khi rỏ hay phun thuốc.
  2. Không rỏ hay để nước oxy già đọng trong tai.
  3. Không dùng bột streptomycin gây điếc tai.
  4. Không cạo rắc viên nén kháng sinh vì tá dược gây bít tắc.

BƠM KHÍ VÒI NHĨ

Chỉ định: khi vòi Eustachi bị tắc, nghiệm pháp Valsalva (-) (Vanxava âm tính), trừ các trường hợp íăc vòi do các khối u; không được làm khi đang viêm mũi họng cấp. viêm V.A, viêm xoang sau có mủ.

Có hai cách:

  •  Dùng bóng cao SU: đơn giản, thường được làm cho trẻ em

Dùng bóng cao su Politze (Pôlitde), nếu không có thể dùng bóng cao su to bằng nắm tay, 1 đầu có ông cao su đủ để khít lỗ mũi.

Cho bệnh nhân ngậm 1 ngụm nước và chỉ được nuốt khi có lệnh của thầy thuốc.

Đặt đầu ông cao su khít vào lỗ mũi (bên vòi tai bị tắc), lấy tay bịt km lồ mũi còn lại.

Ra lệnh cho bệnh nhân nuốt nước đồng thời bóp mạnh bóng.

Không khí do bóng cao su đấy vào vòm mũi bọng (đã được bịt kín phíâ dưới do khi nuôi màn hầu kéo lên) sẽ thổi vào vòi Eustachi (vòi mờ khi nuốt).

Cần làm vài lần để duy trì.

  • Dùng ống thông Itard (ita)

Dùng ống thông Itard đưa 1 đầu vào lỗ vòi tai, đầu kia nối với 1 bóng cao su để đẩy không khí trực tiếp qua lỗ, làm thông vòi tai. Cách làm:

-Dùng que bông cong thấm xylocain 3% bôi quanh loa vòi tai để gây tê.

-Đưa ông thông Itard dọc theo sàn mũi từ trước ra sau cho đến khi rơi vào vòm họng,quay ống thông 90% lên phía trên và ngoài trong khi quay vẫn hơi đấy tiếp ống ra phía sau. Đầu ống lướt qua loa vòi để rod vào hố miệng vòi và mắc ờ lỗ vòi tai.

-Giữ cố định vị trí ống thông, lắp bóng cao su vào loa ống thông rồi bóp bóng để đẩy khí làm thông vòi tai.

-Để kiểm tra có thể dùng 1 ống cao su dài độ 50cm, 2 đầu núm nhựa (như ở ống nghe tim phổi),1 đầu để ở ống tai thầy thuốc, đầu kia để ở ống tai bệnh nhân. Khi bơm khí qua vòi tai, ống nghe chuyển tiếng thổi đó đến tai thầy thuốc.

-Có thể rỏ thuốc như hydrocortison, alpha chymotrypsin… vào ông thông rồi bơm khí để đẩy thuốc vào thùng tai điều trị các viêm tai giữa không thủng màng tai.

-Nếu qua bơm khí không làm thông được vòi tai, có thể luồn qua ống Itard 1 cái nong bằng nhựa để nong thông vòi.

CẦN NHỚ

  1. Phải khám mũi họng, soi vòm để đảm bảo không bị viêm, có mủ trước khi bơm thông vòi tai.
  2. Thận trọng, nhẹ nhàng vì có thể gây chảy máu, sang chấn vùng vòm hoặc màng tai.

TRÍCH RẠCH MÀNG NHĨ

Chỉ định: để dẫn lưu địch, mủ trong thùng tai trong các viêm tai giữa cấp chưa thủng màng tai hay lỗ thủng quá nhỏ không đủ để dẫn lưu.

Cách làm: đơn giản nhưng cần thận frọng, chính xác vì thường thực hiện với trẻ nhỏ, hài nhi.

-Cần có đèn Clar sáng, tập trung, ống soi tai thích hợp để thấy được toàn bộ màng tai và 1 dao trích màng tai đã diệt khuẩn.

-Có người bế, giữ đầu em nhỏ cho bảo đảm.

-Trước hết dùng que bông hay tăm gạc nhỏ sát khuẩn ống và màng tai.

-Sau khi đã xác định rõ vị trí màng tai, dùng dao trích màng tai một đường dài 2-3 mm ờ 1/4 sau dưới màng tai dọc theo đường rìa (theo hình vẽ) cho dịch hoặc mủ trong thùng tai chảy ra.

-Đặt 1 tăng gạc nhò thấm dung dịch kháng sinh (cloramphenicol) hay acid boric 2% vào ống tai ngoài, đầu chạm sát màng tai.

-Sau 12 đến 24 giờ rút bỏ tăng gạc ra; nếu còn chảy dịch, mủ đặt tiếp tảng, gạc khác vào để dẫn lưu cho tốt.

Vị trí trích rạch màng tai
Vị trí trích rạch màng tai

Nhìn chung, thủ thuật trích rạch màng nhĩ ít có tai biến. Nếu trẻ giãy giụa không được giữ tốt có thể trích rạch sai chỗ: lên cao quá làm ảnh hưởng đến các xương con; vào sâu quá tới cửa sổ tròn; ra ngoài gây xước da ống tai.

CẦN NHỚ

  1. Phải hướng dẫn cách bế, giữ đầu tốt, nhìn rõ màng tai để tránh tai biến khi trích rạch.
  2. Phải sát khuẩn trước và sau trích.
  3. Phải theo dõi sau trích rạch cho đến khi màng tai liền, tốt.

ĐẶT ỐNG THÔNG KHÍ

Hiện nay đặt ống thông khí được thực hiện khá rộng rãi vì là biện pháp hiệu quả để đảm bảo thông khí và dẫn lưu thùng tai. Đặt ống thông khí được chỉ định khi vòi Eustachi bị tắc do viêm nề hay bị chèn ép, che lấp (do VA quá phát, do u), làm thùng tai bị ứ dịch, mủ, áp lực khí trong thùng tai bị thay đổi, điều trị nội khoa không có kết quả.

Đặt ống thông khí
Đặt ống thông khí

Ống thông khí là một ống nhỏ như đồ chơi i ô-i ô của frẻ em, bằng nhựa không kích thích. Được đặt (Ịua màng tai để thông khí, dẫn lưu thùng tai với bên ngoài, có thể để lưu vài ngày cho đến vài tháng.
Đặt ống thông khí cần đảm bảo kỹ thuật, nên thực hiện dưới kinh hiển vi phẫu thuật hay dưới phóng đại ống nội soi tai; ống thông khí chỉ được dùng một lần, không được dùng lại. cần cố định đầu bệnh nhân tốt, với trẻ nhớ cần gây mê nhanh để tránh giãy giụa. Trích rạch màng tai được thực hiện đúng vị trí, không sâu quá chạm vào thành trong thùng tai, tránh làm tổn thương vùng cửa sổ ữòn, việc làm rách màng nhĩ phụ Scarpa có thể đưa tới viêm màng não nguy hiểm, tránh đụng cham xương bàn đạp có thể gây nghe kém; vết rạch màng nhĩ không quá rộng có thể làm tụt ống vào thùng tai hay tự rơi ống ra ngoài. Khi đặt ống không ấn thẳng vào mà lách một phần qua màng tai rồi khẽ ấn nốt vào, không gây sang chấn màng tai.

Khi đặt ống thông khí cần theo dõi đảm bảo ống dẫn lưu và thông khí tốt, nếu cần có thể hút nhẹ hay bơm dung dịch thuốc qua ống; có thể đặt ống trong vài ngày đến vài tháng tùy theo tình trạng thông khí, dẫn lưu thùng tai.

Cần nhớ đặt ống thông khí chỉ là biện pháp tạm thời, cùng với đặt ống cần tích cực điều trị nội khoa các viêm nhiễm ở tai và vùng mũi họng, kết họp ngoại khoa xử lý các bít tắc vòi Eustachi, đăc biệt loại bỏ VA quá phát khi điều kiện cho phép. Khi vòi Eustachi đã thông, viêc dẫn lưu, thông khí thùng tai đã đảm bảo cần lấy bỏ ống, tránh tình trạng bỏ quên ống hay để ống tụt vào trong thùng tai gây ảnh hưởng.

CÀN NHỚ

  1. Có chỉ định đặt ống thông khí đúng, không lạm dụng.
  2. Cần thực hiện đặt ống thông khí nghiêm cẩn.
  3. Theo dõi và xử trí các nguyên nhân gây tắc vòi Eustachi.
  4. Cần theo dõi ống và lấy bỏ khi đảm bảo.

Bệnh tai mũi họng
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận