Viêm mô tế bào lan tỏa vùng hàm mặt

Bệnh răng hàm mặt

I. ĐẠI CƯƠNG

Mô tế bào là một mô liên kết lỏng lẻo. Viêm mô tế bào là một hiện tượng viêm lan tỏa ở mô chư không giới hạn như abces. Viêm mô tế bào có thể tụ lại tại chổ hay lan tỏa vùng mặt ở nhưng nơi có mô tế bào.

II. CHẨN ĐOÁN

  1. Triệu chứng lâm sàng :
  • Vùng mặt có khối sưng, da phủ đỏ, căng, sờ nóng, đau nhức, lan ra vùng mắt, hoặc xuống cổ, sàn miệng.
  • Răng nguyên nhân có lỗ sâu, lung lay, gõ đau. (Hoặc có thể không do răng)
  • Ngách hành lang sưng đỏ.
  • Ngoài ra, bệnh nhân có triệu chứng khác liên quan đến vị trí lan toả như : khó thở, đau nhức mắt, đầu…
  • Hạch ngoại vi ( + )
  • Thân nhiệt tăng.
    1. Cận lâm sàng:
  • Xét nghiệm tiền phẫu: bạch cầu tăng
  • Xét nghiệm các bệnh nội khoa nếu cần.
  • Chụp X quang tìm răng nguyên nhân (nếu cần): hình ảnh không bình thường của răng nguyên nhân và vùng quanh răng nguyên nhân.
    1. Chẩn đoán phân biệt:

III. ĐIỀU TRỊ

  1. Nguyên tắc: Nội khoa, rạch tháo mủ, điều trị tích cực, theo dõi nhiễm khuẩn huyết.
  1. Điều trị:
  • Sử dụng kháng sinh phù hợp, có thể phối hợp kháng sinh
  • Chống sưng viêm.
  • Giảm đau, hạ sốt.
  • Rạch tháo mủ khi ổ mủ hình thành, đặt mèche, chăm sóc vết thương trong miệng, ngoài mặt.
  • Phẫu thuật nhổ răng nguyên nhân (nếu có).
  • Chăm sóc sau rạch, sau phẫu thuật:

+ Rửa vết mổ mỗi ngày bằng NaCl 0,9 % hoặc povidine pha loãng 1/10.

+ Rút mèche ( nếu có).

Thuốc:

  • Kháng sinh :
  • Nhóm cephalosporins : tùy tình trạng bệnh mà sử dụng thế hệ I, II, III Cefotaxim lọ 1g hoặc Cefuroxim lọ 750 mg

+ Người lớn : 1- 2 lọ x 3 lần tiêm mạch / 24 giờ

+ Trẻ em: 50-150mg/ kg/ ngày chia 3 lần, tiêm mạch

Có thể kết hợp Metronidazole: viên 250 mg, tiêm truyền chai 500mg/100ml

+ Người lớn: 1-2 viên x 2-3 lần /ngày

+ Trẻ em: 30-40mg/kg/ngày chia 3 lần Và Gentamycine 80mg  x 2 lần /ngày

  • Nhóm amoxycillin + acid clavulanic 625mg x 3 lần/ ngày hoặc 1gr x 2 lần /ngày. Có thể kết hợp Metronidazole và gentamycine.
    • Kháng viêm:
  • Hydrocortison 100mg

Người lớn:1-2 lọ x 1-3 lần/ ngày IV hoặc IM Trẻ em: 5mg/kg/ngày, IV hoặc IM

  • Hoặc Dexamethason 4mg/ml: 1- 2 ống x 1-3 lần/ ngày, IV hoặc IM
  • Hoặc uống: Prednisolon 5 mg: 5 – 20 mg/ ngày hoặc Dexamethasone 0,5mg: 1 – 3 viên/ ngày.
  • Hoặc non-corticoid: Diclofenac 75 mg: 1 viên x 2 – 3 lần uống/ ngày hoặc Celecoxib 200mg: 1 viên x 2 – 3 lần uống/ ngày.
  • Hoặc alphachymotrypsin 1-2 viên x 2- 3 lần/ ngày, ngậm hoặc uống.
    • Thuốc giảm đau và hạ sốt:

Paracetamol (có codein hoặc không có codein): 500mg 1viên x 3-4 lần/ngày hoặc 650mg 1 viên x 2-3 lần/ ngày (có thể truyền tĩnh mạch).

Trường hợp sốt cao có thể truyền tĩnh mạch.

  • Thuốc nâng tổng trạng: vitamin C, Bcomplex C…

Có thể truyền Glucose  10% hoặc 30% XX hoặc XXX giọt/phút để nâng tổng trạng.

IV. XUẤT VIỆN, THEO DÕI

  • Cắt chỉ sau 7-10 ngày.
  • Tái khám ngay khi có dấu hiệu sưng, đau, chảy dịch, mủ.

Bệnh răng hàm mặt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

One Comment

  1. tôi đi khám , bs kết luận viêm tổ chức liên kết má, chụp XQ có răng bên trái mọc xiên lên. bs cho đơn thuốc Augmentin, giảm đau, choay. tôi uổng đc 1 ngày mà thấy đau nhiều hơn, ko sốt, nhưng giảm đau cứ 4 tiếng uống một viên, mà chỉ uống đc 2 tiếng đã lại đau giữ dội. xin hỏi bác sĩ bây giờ tôi phải làm gì, tôk ko há đc miệng, nuốt nước cũng đau. cảm ơn bác sĩ.

    Reply

Hỏi đáp - bình luận