U hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai

Bệnh răng hàm mặt

I. ĐỊNH NGHĨA

U hỗn hợp tuyến mang tai là u lành tính, nằm ở vùng tuyến mang tai, có thể trong hay ngoài tuyến.U phát triển chậm, dễ tái phát và có thể chuyển dạng thành ác tính .

II. NGUYÊN NHÂN

U có nguồn gốc từ biểu mô ống tuyến và cơ biểu mô.

III. CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

Lâm sàng

– Giai đoạn đầu

+ Mặt bình thường, không biến dạng.

+ Vùng dưới dái tai, trước nắp tai hoặc phía trong góc hàm xuất hiện 1 khối nhỏ, đường kính nhỏ hơn 1cm, không đau, di động dễ , sờ chắc đều, da không dính với u. Ấn u vào xương hàm có thể cảm thấy như sụn trên xương (dấu hiệu Nelaton).

+ Khám lỗ ống Stenon thấy bình thường.

+  Không sờ thấy hạch ngoại vi.

– Giai đoạn toàn phát

+  U to dần, không đau.

+ U ở vùng mang tai, làm biến dạng mặt. Màu sắc da phía trên u bình thường.

+  Sờ u thấy ranh giới rõ, mậ t độ không đều, có chỗ rắn chắc, có chỗ mềm.

– Giai đoạn muộn

+    U phát triển nhanh và gây đau.

+  U dính với mô xung quanh, ranh giới không rõ và có thể có loét trên bề mặt u.

+ Có thể có hạch ở vùng mang tai, dưới hàm và máng cảnh.

Cận lâm sàng

  • X quang

+ Chụp tuyến có bơm chất cản quang vào ống tuyến: thấy ống tuyến giãn rộng, các nhánh của ống tuyến bao quanh u giống hình ảnh quả bóng trong lòng bàn tay.

+  CT Scanner, MRI: thấy rõ hình ảnh khối u.

  • Xét nghiệm mô bệnh học

+  U gồm tổ chức liên bào và chất đệm liên kết , có thể xuất phát từ liên bào, túi tuyến hay ống tiết, làm thành những nhân hay những tế bào trụ khối, ái toan, ái kiềm, tế bào liên bào cơ. Đôi khi là những liên bào dị sản hoặc không biệt hóa.

+  Chất đệm thay đổi, thường có tính chất phù nề, gồm các diện thể trong hay thể nhầy

+  Tế bào liên bào nằm giữa tổ chức đệm giống nguyên bào sụn làm ta có thể nhầm là thể sụn giả.

+  Ít có nhân chia, không có tế bào dị hình.

+  Tùy tuổi u mà ta có thể thấy nhiều liên bào hay tổ chức đệm, ít liên bào.

Chẩn đoán phân biệt

  • Nang tuyến nước bọt mang tai: siêu âm có hình ảnh có dịch trong lòng
  • U thần kinh vùng mang tai: phân biệt dựa vào kết quả giải phẫu bệnh lý.

IV. ĐIỀU TRỊ

  1. Nguyên tắc

Phẫu thuật cắt bỏ u và tuyến nước bọt mang tai, bảo tồn thần kinh VII.

  1. Điều trị cụ thể

– Phẫu thuật u và tuyến nước bọt mang tai

+  Vô cảm.

+  Rạch da.

+  Bộc lộ u và tuyến.

+  Xác định các nhánh của dây thần kinh VII.

+  Cắt bỏ toàn bộ u và tuyến mang tai, bảo tồn các nhánh dây thần

+  kinh VII.

+  Cầm máu.

+ Đặt dẫn lưu.

+  Khâu phục hồi theo giải phẫu.

V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

  1. Tiên lượng
  • Nếu phát hiện sớm, phẫu thuật triệt để thì sẽ có kết quả tốt
  • Nếu phẫu thuật không triệt để, thì u dễ tái phát và có thể chuyển dạng thành ác tính.
  1. Biến chứng
    • Chuyển dạng thành ác tính.
    • Liệt dây VII

VI. PHÒNG BỆNH

Khám chuyên khoa răng hàm mặt định kỳ để phát hiện u sớm và điều trị kịp thời.

Bệnh răng hàm mặt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

2 Comments

  1. Dạ , cho minh hỏi. minh đã phẫu thuật bứu tuyến mang tai cách đây khoảng 8 tháng, nhưng bây giờ mình lai thấy nổi 1 mục nhỏ kế bên chổ phẫu thuật cũ. xin tư vấn có cách nào giúp em. em xin cảm on.

    Reply
  2. Da, cho em hoi. cách đây khoảng 8 tháng e co phẫu thuật tuyến mang tai trái, nhưng bay giờ e lai thấy co 1 muc nhỏ nằm cùng bên trái luôn. xin tu van hoac co thuốc chữa trị nao giúp e.
    xin cam on.

    Reply

Trả lời Nguyễn Thi Thanh Hằng Hủy