Nang xương hàm do răng

Bệnh răng hàm mặt

I.  ĐẠI CƯƠNG

Nang vùng xương hàm rất phổ biến , gây ra viêm mạn tính do biểu mô răng còn sót lại .

  • Nang là u giả lành tính , phát triển chậm làm dồn ép mô bên cạnh .
  • Nang là xoang bịnh lý chứa chất lỏng và lót bởi lớp biểu mô .
  • Dịch chứa trong nang lỏng hay sền sệt do tế bào mô bì hoại tử hay do sự phân tiết của tế bào bọc nang .

II.  CHẨN ĐOÁN

  1. Triệu chứng lâm sàng :
  • Có thể sưng phồng ngoài mặt ở vị trí liên quan với răng nguyên nhân, da phủ có màu sắc bình thường hoặc đỏ khi có bội nhiễm, sờ căng, không đau hoặc đau khi có bội nhiễm.
  • Khám trong miệng tìm răng nguyên nhân: răng nguyên nhân có thể sâu hoặc không sâu, có thể đổi màu sắc.
  • Ngách hành lang hoặc khẩu cái vùng răng nguyên nhân sưng phồng, niêm mạc phủ đỏ nhẹ hoặc hồng bình thường, sờ có dấu hiệu ping-pong, không đau hoặc đau nhẹ.
  1. Cận lâm sàng :
  • Chụp X quang (phim quanh chóp, chếch nghiêng, Blondeau, toàn cảnh hoặc CT scan nếu cần): tìm, phát hiện răng nguyên nhân, xác định kích thước nang (có khi cần giữ lại răng). Có hình ảnh thấu quang đồng nhất, đường viền cản quang xương hàm vùng răng nguyên nhân.
  • Xét nghiệm máu tiền phẫu: bạch cầu có thể tăng hoặc không tăng.
  • Các xét nghiệm bệnh nội khoa ( nếu cần ).
  1. Chẩn đoán phân biệt:

1/ Abcess quanh chóp :

  • Tủy hoại tử do sâu răng .
  • Răng nguyên vẹn nhưng chết tủy do chấn thương .
  • Vùng thấu quang liên hệ răng nội nha : nội nha thất bại hoặc có ống tủy phụ .

2/ Loạn sản cement quanh chóp :

  • Thường xãy ra ở người trung niên .
  • Hay gặp răng trước dưới .
  • Tủy còn sống , không đau nhức .
  • Không phồng vỏ xương .

3/ Cấu trúc giải phẩu

4/ Các loại nang khác và nang giả . 5/ Tân sinh – U men thể nang .

6/ U hạt tế bào khổng lồ . 7/ Cường tuyến cận giáp . 8/ Cherubism .

III.  ĐIỀU TRỊ:

  1. Nguyên tắc: điều trị dứt điểm nguyên nhân gây tạo
  2. Điều trị:

2.1/ Điều trị nguyên nhân:

 Phương pháp 1:

  • Nhổ răng nguyên nhân, nạo nang xương hàm.
  • Đặt mèche pommade tetracycline hoặc dầu mù u, thay mèche hoặc rút dần 1/3 hoặc ½ mèche đến khi mèche sạch, rút mèche.

– Làm nắp đậy bằng nhựa acrylic để đậy nang đã mỗ (nếu cần). Hướng dẫn bệnh nhân cách vệ sinh nắp đậy và tái khám.

 Phương pháp 2:

  • Nhổ răng nguyên nhân, nạo nang xương hàm.
  • Ghép xương, khâu kín.
  • Lưu ý: Nếu xương quanh chân răng còn đủ để giữ lại răng thì điều trị nội nha trước khi phẫu thuật

2.2/Thuốc:

a/ Kháng sinh:

  • Nhóm Cephalosporins: tùy tình trạng bệnh mà sử dụng thế hệ I, II, III

Uống (Cephalexin, Cefadroxyl, Cefuroxime): Người lớn & trẻ em > 12 tuổi: 500mg x 3 lần/ ngày

Trẻ em < 12 tuổi: 25 – 50 mg/kg/ngày chia 3 lần uống.

Hoặc tiêm( Cefuroxim, Cefotaxim, cefixim…): IM/ IV, Test (nếu cần) Người lớn & trẻ em> 12 tuổi: 2 – 4g / ngày chia 3 lần.

Trẻ em < 12 tuổi: 50 – 200 mg/kg/ngày chia 2 – 4 lần.

– Amoxicilline/ clavulanate K (Klamentine 625 mg, 1g hoặc Augmentin 625 mg, 1g)

Uống: Người lớn & trẻ em> 12 tuổi: 1 viên 625 mg x 3 lần/ ngày hoặc 1 viên 1 g x 2 lần/ ngày.

Trẻ em < 12 tuổi: 80mg/kg/ngày chia 3 lần Hoặc tiêm IM, Test (nếu cần)

Người lớn & trẻ em > 12 tuổi: lọ 1g x 3 lần/ngày

– Clindamycine:

Uống: Người lớn & trẻ em > 12 tuổi: 300mg x 2 – 4 lần/ ngày Trẻ em < 12 tuổi: 8 – 25 mg/kg/ngày chia 2 – 3 lần.

Hoặc tiêm: IM/ IV, Test (nếu cần)

Người lớn & trẻ em> 12 tuổi: 1,2 – 2,4g / ngày chia 2 – 4 lần. Trẻ em < 12 tuổi: 20 – 40 mg/kg/ngày chia 2 – 4 lần.

– Hoặc một trong các thuốc trên kết hợp với Metronidazole:

Uống: Người lớn & trẻ em > 12 tuổi: 30 – 40 mg/kg/ ngày, chia 4 lần.

Trẻ em < 12 tuổi: 20 – 30 mg/kg/ngày, chia 4 lần.

Hoặc truyền tĩnh mạch: 100ml / 500mg XXX giọt / phút, 8 giờ truyền 1 lần. b/ Kháng viêm:

  • Hydrocortison 100mg

Người lớn:1-2 ống x 1 – 3 lần/ ngày, IV hoặc IM Trẻ em: 5mg/kg/ngày, IV hoặc IM

  • Hoặc Dexamethason 4mg/ml: 1- 2 ống x 1-3 lần/ ngày, IV hoặc
  • Hoặc uống: Prednisolon 5 mg: 5 – 20 mg/ ngày hoặc Dexamethasone 0,5mg: 1 – 3 viên/ ngày.
  • Hoặc non-corticoid: Diclofenac 50 mg: 1 viên x 2 – 3 lần uống/ ngày hoặc Celecoxib 200mg: 1 viên x 2 – 3 lần uống/ ngày.
  • Hoặc alphachymotrypsin 1 – 2 viên x 2 – 3 lần/ ngày, ngậm hoặc uống. c/ Thuốc giảm đau và hạ sốt nếu cần:

Paracetamol (có codein hoặc không có codein): 500mg 1viên x 3-4 lần / ngày hoặc 650mg 1 viên x 2 – 3 lần / ngày (có thể truyền tĩnh mạch).

d/ Nâng cao tổng trạng (nếu cần):

  • Glucose 10% hoặc 30% truyền tĩnh mạch XX hoặc XXX giọt / phút.
  • Vitamnin C, Bcomplex C…

IV. XUẤT VIỆN, THEO DÕI

  • Cắt chỉ sau 7-10 ngày.
  • Tái khám ngay khi có dấu hiệu sưng, đau, chảy dịch, mủ (hoặc dấu hiệu lạ khác)

Bệnh răng hàm mặt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận